Categories: Tổng hợp

Tội đe doạ giết người theo Điều 133 Bộ luật Hình sự

Published by

Tội đe doạ giết người theo Điều 133 Bộ luật Hình sự

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Đe dọa giết người là gì?

Đe dọa giết người có thể được hiểu là hành vi làm cho người khác lo sợ rằng người đe dọa sẽ có hành vi giết người.

2. Tội đe doạ giết người theo Điều 133 Bộ luật Hình sự

Tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đe doạ giết người như sau:

– Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

+ Đối với người dưới 16 tuổi;

+ Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

3. Quy định về việc áp dụng tội đe doạ giết người theo Điều 133 Bộ luật Hình sự

Việc áp dụng tội đe doạ giết người có thể tham khảo tại Chương 2 Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 quy định như sau:

– Tội đe doạ giết người phải có hai dấu hiệu bắt buộc có hành vi đe dọa giết người; có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.

– Phải xác định hành vi đe dọa giết người là có thật (như: nói trực tiếp công khai là sẽ giết, giơ phương tiện như súng, dao đe dọa) và phải xem xét “căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ…”, một cách khách quan, toàn diện như:

+ Thời gian;

+ Hoàn cảnh;

+ Địa điểm diễn biến;

+ Nguyên nhân sâu xa (nếu có) và trực tiếp của sự việc;

+ Mối tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa (về thể lực, tuổi đời, trình độ v.v…).

Nếu thông thường ai cũng phải lo lắng là sự đe dọa (về thể lực, tuổi đời, trình độ v.v…). Nếu thông thường ai cũng phải lo lắng là sự đe dọa sẽ được thực hiện, thì đó là trường hợp lo lắng có căn cứ.

Nếu cùng với hành vi đe dọa, còn có hành vi chuẩn bị giết người bị đe dọa (như mài dao, lau súng đạn…) thì xử lý các hành vi đó về tội giết người (ở giai đoạn chuẩn bị). Nếu sau khi đe dọa đã giết người bị đe dọa, thì xử lý về tội giết người.

Nếu đe dọa giết người để chống người thi hành công vụ, thì xử lý về tội chống người thi hành công vụ mà không áp dụng tội đe doạ giết người.

4. Cấu thành tội phạm của tội đe doạ giết người theo Điều 133 Bộ luật Hình sự

* Về mặt khách quan của tội phạm:

– Về hành vi: Người phạm tội đã thực hiện hành vi đe dọa giết người bị hại trái pháp luật. Hành vi đe dọa này có thể thực hiện bằng lời nói, hành động, cử chỉ… không nhằm mục đích giết người bị hại mà chỉ nhằm làm người bị hại phải lo lắng, sợ hãi, hình thành trong tư tưởng rằng người phạm tội sẽ thực hiện hành vi giết người bị hại như đã đe dọa.

– Về mặt hậu quả: Gây nên tâm lý lo lắng, sợ hãi cho người bị hại; người bị hại thật sự tin rằng hành vi đe dọa sẽ được người phạm tội thực hiện.

* Về mặt chủ quan của tội phạm:

– Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi vô ý trực tiếp.

Theo đó, người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là đe dọa người bị hại, làm cho người bị hại lo sợ có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra;

– Mục đích của hành vi phạm tội: Nhằm đe dọa người bị hại để người bị hại làm hoặc không làm một việc gì đó.

* Khách thể của tội phạm:

Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.

* Chủ thể của tội phạm:

– Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.

5. Đe dọa giết người trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Nếu hành vi đe dọa giết người trên mạng xã hội chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức, nếu cá nhân có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt bằng ½.

(Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP)

Quốc Đạt

This post was last modified on 03/02/2024 05:01

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 6/7/2024 theo năm sinh: Xem SỐ CÁT giúp bạn ĐẮC TÀI

Con số may mắn hôm nay 7/6/2024 theo năm sinh: Xem CON SỐ MAY MẮN…

7 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 6/7/2024 của 12 con giáp: Dần chăm chỉ, Dậu quyết tâm

Tử vi thứ bảy ngày 6 tháng 7 năm 2024 của 12 con giáp: Hổ…

7 giờ ago

Chia buồn với 4 con giáp vướng đủ xui xẻo, cuối tuần này (6-7/7) vận trình lao dốc

Xin chia buồn với 4 con giáp đang gặp nhiều xui xẻo, cuối tuần này…

11 giờ ago

Mệnh Thủy hợp với nghề gì, chọn nghề gì để sự nghiệp thuận lợi, nhanh chóng phát tài phát lộc?

Người mệnh Thủy phù hợp với nghề nghiệp nào? Nên chọn nghề nghiệp nào để…

11 giờ ago

Tháng 6 âm hữu DUYÊN quý nhân, 3 con giáp LỘC tụ đầy nhà, thời điểm VÀNG mưu sự thắng LỚN!

Tháng 6 âm lịch có vận mệnh cao quý, 3 con giáp MAY MẮN tụ…

13 giờ ago

Mùng 1 sớm mai mùng 2 đầu tháng 6 âm lịch, 4 con giáp hưởng trọn lộc trời, mọi sự hanh thông

Sáng sớm ngày 1 và ngày 2 tháng 6 âm lịch, 4 con giáp được…

16 giờ ago