Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn do Cơ quan và người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Đối tượng áp dụng: Điều luật quy định người bị bắt theo quyết định truy nã thì bắt buộc phải áp dụng biện pháp tạm giữ nếu không họ sẽ lại bỏ trốn. Áp dụng biện pháp tạm giữ đối với họ để chờ Cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp cũng bị áp dụng để tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ hành vi, nội dung vụ việc. Đối với người phạm tội tự thú, Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ ngoài mục đích làm rõ hành vi, vụ việc phạm tội còn nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho họ tránh được sự trả thù của bị hại và các đồng phạm khác.
Bạn đang xem: Tìm hiểu nội dung Điều 117 BLTTHS năm 2015 về “Tạm giữ”
Thẩm quyền áp dụng: Là những người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, người chỉ huy tàu bay, tàu thủy khi tàu đã rời khỏi sân bay, bến cảng không có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ,bởi lẽ, theo quy định tại khoản 4 Điều 110, sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, người chỉ huy tàu bay, tàu thủy phải giải ngay đến Cơ quan điều tra nơi đầu tiên cập bến mà không hề đề cập đến việc họ có quyền ra quyết định tạm giữ trong thời hạn 12 tháng như đối với Cơ quan điều tra, Cơ quan có nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động điều tra.
Xem thêm : Bài tập Toán lớp 5: Bảng đơn vị đo diện tích
Thủ tục tạm giữ: Điều luật quy định việc tạm giữ phải có quyết định, quyết định tạm giữ không cần có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, tuy nhiên, trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định phải gửi quyết định tạm giữ và các tài liệu kèm theo cho Viện kiểm sát cùng cấp để kiểm sát. Nếu thấy quyết định không có căn cứ hoặc không cần thiết, VKS có quyền hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Quyết định tạm giữ phải ghi rõ giờ, ngày bắt đầu và giờ ngày kết thúc tạm giữ.
Điều 117. Tạm giữ
1. Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
2. Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ.
Xem thêm : Phân tích 7 tiếng kèn trong sách khải huyền
Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ.
3. Người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 59 của Bộ luật này.
4. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Thanh Đạt
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 28/04/2024 08:45
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…
12 con giáp rất dễ dàng gặp được QUÝ VỊ, chỉ cần áp dụng đúng…
Hãy cẩn thận khi tiếp xúc với những con giáp này, chúng là bậc thầy…
Cách 12 con giáp trưởng thành sau vấp ngã và nếm trải thất bại trong…
4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, thất bại trong đầu tư vào…