Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu huy động vốn trở nên vô cùng cấp bách và hợp đồng vay tiền được coi là công cụ pháp lý hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu đó. Hợp đồng vay tài sản có thể được xác lập giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với các tổ chức kinh tế và với các tổ chức tín dụng… Dưới đây Công ty Luật Tuệ Anh sẽ tìm hiểu một số quy định của BLDS 2015 về hợp đồng vay tài sản.
Hợp đồng vay tài sản có các đặc điểm sau:
Bạn đang xem: Hợp đồng vay tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
(1) Là căn cứ chuyển quyền sở hữu tài sản (Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó – Điều 464 BLDS 2015).
(2) Có thể là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù: Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù nếu các bên có thỏa thuận về lãi, là hợp đồng không có đền bù nếu vay không có lãi.
(3) Là hợp đồng thực tế hoặc hợp đồng ưng thuận
(4) Là hợp đồng song vụ hoặc đơn vụ:
Xem thêm : GDP là gì? Tăng trưởng GDP của Việt Nam được tính thế nào?
(1) Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
(2) Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
(3) Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của BLDS 2015 hoặc luật khác có liên quan quy định khác.
(1) Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
(2) Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
(3) Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Xem thêm : Ý nghĩa tặng đồng hồ cho từng đối tượng khác nhau
(4) Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
(5) Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
=> Khoản 4 Điều 474 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.” Theo quy định này trong hợp đồng vay không lãi, khi vi phạm nghĩa vụ trả nợ, bên vay chỉ phải trả lãi đối với khoản chậm trả trong trường hợp các bên có thỏa thuận về vấn đề này, quy định này không hợp lý bởi trong hợp đồng vay không lãi bên cho vay đã thể hiện thiện chí và sự tin tưởng đối với bên vay khi không tính lãi suất trong thời hjan vay, việc đòi hỏi bên cho vay phải dự tính đến trường hợp bên vay vi phạm nghĩa vụ và phải trả lãi suất trong trường hợp này là không thực tế. BLDS 2015 đã sửa đồi điều khoản này hợp lý hơn: “Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.” Như vậy theo quy định mới bên việc trả lãi chậm trả không cần có sự thỏa thuận trước như quy định cũ.
=> Về nghĩa vụ trả lãi trong hợp đồng vay có lãi: BLDS 2005 quy định tại Khoản 5 Điều 474: “…lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.” Theo quy định này, sự vi phạm nghĩa vụ lại có khả năng chịu trách nhiệm thấp hơn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận (lãi suất do các bên thỏa thuận trong hợp đồng vay tài sản không vượt quá 150% lãi suất cơ bản, trong khi lãi suất quá hạn chỉ giới hạn theo lãi suất cơ bản). BLDS 2015 quy định hợp lý hơn: “Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Ví dụ: A cho B vay 100.000.000 đồng với lãi suất 1%/ tháng, thanh toán tiền lãi hàng tháng và thời hạn của hợp đồng vay là 12 tháng từ 01/01/2017 đến 31/12/2017. Đến hạn B chưa thanh toán cho A cả gốc lẫn lãi. 06 tháng sau là 01/07/2018, B mới thực hiện việc thanh toán. Nghĩa vụ thanh toán của B trong trường hợp này theo quy định của BLDS năm 2015, như sau:
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trên đây là toàn bộ nội dung BLDS 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản. Quý khách vui lòng liên hệ 1900 6226 để được tư vấn cụ thể hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/04/2024 09:25
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024