Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 có một số thay đổi quan trọng so với Bộ luật dân sự năm 2005. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Bộ luật dân sự năm 2005 vẫn còn một số vướng mắc chưa được Bộ luật dân sự năm 2015 tháo gỡ, đồng thời một số quy định mới của Bộ luật dân sự năm 2015 trong chế định này khi áp dụng vào thực tiễn công tác giải quyết, xét xử các vụ án dân sự liên quan tại Tòa án địa phương đã đặt ra các vấn đề cần sớm có hướng dẫn thống nhất.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi vừa nhận diện những nội dung thay đổi của Bộ luật dân sự năm 2015 về chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, vừa phản ảnh những vấn đề tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và mạnh dạng kiến nghị, đề xuất với mong muốn góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật dân sự, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác giải quyết, xét xử các loại án tại Tòa án nhân dân.
Bạn đang xem: Bàn về chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015
I. Nhận diện những nội dung mới và một số vấn đề cần quan tâm khi áp dụng vào thực tiễn:
Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Chương XXI của Bộ luật dân sự 2015 với 25 điều luật được chia làm 3 mục. Các quy định chung được nhà làm luật bố trí tại mục 1; mục 2 quy định về xác định thiệt hại và mục 3 quy định về bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể. So với Bộ luật dân sự năm 2005 (sau đây gọi tắc là quy định cũ) thì quy định của Bộ luật dân sự 2015 về chế định này ít hơn 2 điều luật. Trong đó: Không có điều luật mới, chỉ có các nội dung của từng điều luật được sửa đổi, bổ sung hoặc gộp chung lại; phần quy định chung ở mục 1 tăng lên 1 điều luật so với quy định cũ, điều luật này được chuyển từ mục 3 của quy định cũ cho phù hợp với nội dung của từng mục và đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật lập pháp (chuyển điều luật quy định về bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra – Điều 616, mục 3 của quy định cũ – sang Điều 587 của Bộ luật dân sự 2015); phần quy định về xác định thiệt hại giữ nguyên số điều luật như quy định cũ, phần lớn các điều luật thuộc mục này đều có nội dung thay đổi, nhiều thay đổi thuộc về bản chất của hướng, kết quả điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan; phần quy định về bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể được giảm xuống 3 điều luật so với quy định cũ, có nhiều điều luật được giữ nguyên nhưng cũng có nhiều điều luật có nội dung thay đổi về căn bản. Sau đây là phần nhận diện, đánh giá cụ thể:
1. Về phần quy định chung (Mục 1):
1.1. Quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
1.1.1. So sánh quy định mới với quy định cũ:
Quy định cũ Quy định mới Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1.1.2. Nhận diện những thay đổi cơ bản: Quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 cũng như các quy định trước đó về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đều bám sát 4 điều kiện tiên quyết là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi gây thiệt hại là trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật và người gây thiệt hại có lỗi. Tuy nhiên, nhiều quy định cụ thể trong chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại các quy định cũ đã phá vỡ trật tự “4 điều kiện” của căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như: Quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường…lại không bắt buộc người gây thiệt hại phải có lỗi. Để khắc phục sự thiếu thống nhất đó, quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường hiệt hại ngoài hợp đồng tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 đã sửa đổi so với Điều 604 Bộ luật dân sự 2005. Nội dung thay đổi rõ nhất trong quy định của Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 là thay đổi hướng tiếp cận về yếu tố lỗi; điều luật mới đã không xác định lỗi của người gây thiệt hại là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, chú trọng vào hành vi gây thiệt hại, với yêu cầu chỉ cần chứng minh hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật là đủ; loại bỏ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chịu trách nhiệm bồi thường hoặc người gây thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng hoặc người bị thiệt hại có lỗi hoàn toàn, trừ một số trường hợp do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác (khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015).
Ngoài ra, Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 còn bổ sung thêm trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản của chủ sở hữu, của người chiếm hữu tài sản gây thiệt hại và mở rộng phạm vi thiệt hại đối với pháp nhân là “quyền, lợi ích hợp pháp khác” (trước đây chỉ quy định danh dự, uy tín, tài sản). Quy định này bổ sung căn cứ pháp lý xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản trong trường hợp họ không trực tiếp sử dụng tài sản đó, không trực tiếp thực hiện hành vi gây ra thiệt hại; đảm bảo tính khả thi và có căn cứ của quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ, do súc vật…gây ra, nhất là trong thực tiễn xét xử, giải quyết các vụ án liên quan đến tài sản của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp gây ra thiệt hại; theo quy định mới, phạm vi bồi thường thiệt hại đối với pháp nhân được ứng xử như cá nhân – các chủ thể có quyền bình đẳng trong quan hệ dân sự.
Kế từ ngày Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực pháp luật, sự thay đổi trên đã kéo theo sự thay đổi về phương pháp, nội dung chứng minh, lập luận trong quá trình giải quyết các vụ án liên quan. Trong đó, theo chúng tôi, một điểm đáng lưu ý là người bị thiệt hại không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của người gây thiệt hại.
1.2. Quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
1.2.1. So sánh quy định mới với quy định cũ:
Quy định cũ Quy định mới Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
1.2.2. Nhận diện những thay đổi cơ bản: Nhiều thay đổi trong nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 so với Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005, trong đó có những thay đổi mang tính căn bản sau:
Thứ nhất: Điều 585 Bộ luật dân sự xác định thiệt hại buộc phải bồi thường kịp thời, toàn bộ phải là thực hại thực tế chứ không phải là thiệt hại chung chung như quy định cũ; yếu tố thực tế nảy khẳng định trách nhiệm chứng minh thiệt hại của người yêu cầu bồi thường, tránh những yêu cầu không có cơ sở, gây khó khăn cho công tác thụ lý, thu thập chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và cá nhân, tổ chức liên quan khác.
Thứ hai: Khoản 2 Bộ luật dân sự năm 2005 xác định đối tượng được xem xét giảm mức bồi thường là người gây thiệt hại, nhưng khoản 2 Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 đã sửa lại đối tượng này là “người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Sự thay đổi này đã kịp thời tháo gỡ được vướng mắc của thực tiễn trong trường hợp “người gây thiệt hại” không phải là “người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại” (người gây thiệt hại là người dưới 15 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người sử dụng bất hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ….). Cũng cần chú ý là việc xem xét giảm mức bồi thường ở điều luật mới không còn xác định “khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài nữa” nên khi tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chứng minh khả năng kinh tế của người gây thiệt hại – chủ yếu là khả năng kinh tế trước mắt!
Thứ 3: Điều kiện được xem xét giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 được mở rộng hơn so với Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005. Cụ thể, ngoài yếu tố lỗi vô ý được xác định là điều kiện để xem xét giảm trách nhiệm bồi thường ở quy định cũ, khoản 2 Điều 585 còn quy định thêm yếu tố “không có lỗi” là điều kiện để giảm trách nhiêm bồi thường. Trước đây, trong thực tiễn giải quyết, xét xử các vụ án liên quan, cơ quan thẩm quyền có căn cứ pháp lý để quyết định giảm trách nhiệm cho người chịu trách nhiệm bồi thường khi có lỗi vô ý nhưng lại lúng túng, thiếu cơ sở pháp lý để xem xét giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp không có lỗi vì điều luật không quy định, mặc dù theo lẽ công bằng, người gây thiệt hại không có lỗi hiển nhiên được ưu tiên xem xét miễn, giảm trách nhiệm bồi thường hơn người gây thiệt hại có lỗi vô ý.
Thứ tư: Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 bổ sung thêm hai nguyên tắc bồi thường thiệt hại ở khoản 4 và khoản 5 so với 3 khoản của Điều 605 Bộ luật dân sự 2005. Về ý nghĩa áp dụng, tuy là bổ sung 2 quy định nhưng chỉ có một quy định mới hoàn toàn và một quy định làm rõ, cụ thể hơn quy định cũ.
Theo đó, khoản 4 Điều 585 được bổ sung nhằm quy định rõ hơn căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại khoản 1 Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 và khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015. Quy định này xác định phạm vi bồi thường thiệt hại của người có nghĩa vụ bồi thường, đồng thời xác định phạm vi chịu nghĩa vụ của người bị thiệt hại khi họ cũng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại. Đây là cơ sở pháp lý cần thiết để xử lý trường hợp lỗi hỗn hợp hoặc chỉ có bên bị thiệt hại có lỗi cố ý toàn bộ, một phần trong việc gây ra thiệt hại, còn bên chịu trách nhiệm bồi thường chỉ có lỗi một phần hoặc không có lỗi. Ví dụ: Chủ sở hữu xe ôtô gây tai nạn giao thông phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại trong trường hợp thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp luật giao thông của người bị hại .
1.3. Quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân:
1.3.1. So sánh quy định mới với quy định cũ:
Quy định cũ Quy định mới Điều 606. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
1.3.2. Nhận diện những thay đổi cơ bản:
Qui định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân trong Bộ luật dân sự năm 2015 không có nhiều thay đổi. Có hai vấn đề nhỏ cần chú ý sau:
Một là, nếu khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do “người chưa thành niên dưới 15 tuổi” gây ra, thì khoản 2 Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ sửa lại là “người chưa đủ 15 tuổi”, bỏ cụm từ “chưa thành niên” vốn không có giá trị sử dụng trên thực tế – bởi người chưa đủ 15 tuổi thì đương nhiên là người chưa thành niên.
Hai là, khoản 3 của Điều 585 Bộ luật dân sự bổ sung đối tượng “người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ được hành vi” vào quy định trách nhiệm bồi thường của người giám hộ. Sự bổ sung này là tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong thực tiễn khi có một số trường hợp thiệt hại do người “có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” gây ra, họ không phải là “người mất năng lực hành vi dân sự” nhưng không cũng không đủ điều kiện để xác định là “người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự”.
1.4. Quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại:
1.4.1. So sánh quy định mới với quy định cũ:
Quy định cũ Quy định mới Điều 607. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.
Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
1.4.2. Nhận diện những thay đổi cơ bản:
Quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại có nhiều thay đổi căn bản. Trong đó:
– Thời gian được quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường trước đây quy định là 2 năm, nay quy định là 3 năm. Tăng 01 năm so với quy định cũ và khác hẵn so với quy định thông thường tại Bộ luật tố tụng dân sự (02 năm). Điểm này người làm công tác giải quyết, xét xử cần chú ý khi xem xét thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
– Điều luật cũ quy định thời điểm để tính thời hiệu là “kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm”; quy định này khi áp dụng vào thực tiễn thì phát sinh vướng mắc, do căn cứ để xác định thời điểm “quyền và lợi ích hợp pháp…bị xâm phạm” trở thành cứng nhắc, vướng với thực tế hoặc rơi vào trường hợp chủ thể có quyền và lợi ích bị xâm phạm lại không có quyền khởi kiện do chưa đủ tuổi hoặc không có năng lực trách nhiệm dân sự. Có rất nhiều trường hợp thiệt hại phát sinh từ các vụ tai nạn, người bị tai nạn bị mất năng lực hành vi dân sự, rất cần có tiền cứu chữa nhưng người bị tai nạn lại không có năng lực khởi kiện. Cũng có rất nhiều trường hợp thời điểm phát sinh thiệt hại là khác, thời điểm người có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại biết được có thiệt hại xảy ra lại khác. Do vậy, điều luật mới quy định “kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết” đã giải quyết được hai vấn đề: Một là, đảm bảo quyền khởi kiện của người có quyền yêu cầu (chứ không phải người bị thiệt hại) trong trường hợp người bị thiệt hại không có điều kiện khởi kiện thời gian dài hoặc vĩnh viễn (do thiệt hại bị thương tích quá nặng, không có khả năng nhận thức hành vi) để giải quyết các khó khăn về kinh tế, phục vụ chi phí cứu chữa cho người gây thiệt hại; hai là, đảm bảo quyền khởi kiện của người có quyền yêu cầu trong trường hợp họ biết được hoặc phải biết thiệt hại xảy ra sau thời điểm thiệt hại thực tế đã xảy ra, khoảng thời gian từ thời điểm quyền và lợi ích bị xâm phạm đến thời điểm người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích bị xâm phạm không tính vào thời hiệu khởi kiện.
2. Về phần xác định thiệt hại (Mục 2)
2.1. Quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:
2.1.1. So sánh quy định mới với quy định cũ:
Quy định cũ Quy định mới Điều 608. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
1. Tài sản bị mất;
2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
2.1.2. Nhận diện những thay đổi cơ bản:
Về kết cấu, Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 cũng 4 khoản như điều luật cũ nhưng nội dung các khoản có thay đổi. Điều luật mới đã gộp chung khoản 1 và khoản 2 của điều luật cũ vào một khoản; xác định rõ thiệt hại phát sinh tại khoản 3 của điều luật cũ, bởi trên thực tế tài sản có bị hư hỏng như không bị giảm sút lợi ích khi khai thác, sử dụng tài sản và cũng có rất nhiều trường hợp người có quyền yêu cầu kê khai những khoảng thiệt hại không phù hợp với giá trị thu được trên thực tế sử dụng, khai thác tài sản trước khi tài sản bị hủy hoai, bị hư hỏng. Ngoài ra, để đảm bảo tính bao quát khi áp dụng pháp luật, điều luật mới quy định thêm khoản 4 “thiệt hại khác do luật quy định” nhằm dự lường những thiệt hại phát sinh trong cuộc sống mà quy định này không điều chỉnh được và thiệt hại đó được quy định pháp luật khác điều chỉnh. Điều cần quan tâm là trong lần thay đổi này, Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ xác định “thiệt hại khác do luật quy định” chứ không phải “do pháp luật” quy định, điều này buộc chúng ta phải xác định rõ rằng: Chỉ có những thiệt hại do văn bản “Luật” quy định thì mới được xem xét ở điểm bổ sung mới này, còn những thiệt hại do “văn bản dưới luật” quy định thì không đủ cơ ở pháp lý để áp dụng.
2.2. Quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
2.2.1. So sánh quy định mới với quy định cũ:
Quy định cũ Quy định mới Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
2.2.2. Nhận diện những nội dung thay đổi cơ bản:
Xem thêm : Tin tức
Quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm ở Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 có hai thay đổi cơ bản so với điều luật cũ:
Thứ nhất, điều luật cũ quy định “người xâm phạm sức khỏe của người khác phải bồi thường” thì điều luật mới sửa lại là “người chịu trách nhiệm bồi thường”. Sự sửa đổi này giải quyết vướng mắc trên thực tế là có nhiều trường hợp “người xâm phạm sức khỏe của người khác” nhưng lại không phải là “người có trách nhiệm bồi thường”, chẳng hạn như người gây thiệt hại cho sức khỏe của người khác là người không có năng lực hành vi dân sự hay trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp người gây ra thiệt hại là một người khác.
Thứ hai, điều luật mới nâng mức bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần từ “không quá 30 tháng lương tối thiểu” lên “không quá 50 lần mức lương cơ sở”. Vấn đề này, người làm công tác giải quyết, xét xử các loại án cần lưu ý khi giải quyết các vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc các vụ án hình sự có bồi thường do xâm phạm sức khỏe từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
2.3. Quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:
2.3.1. So sánh quy định mới với quy định cũ:
Quy định cũ Quy định mới Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này – khoản 2 Điều 590?;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
2.3.2. Nhận diện những thay đổi cơ bản:
Ngoài các thay đổi giống với các điều luật tương tự ở phần bồi thường thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm như: Bổ sung quy định “thiệt hại khác do pháp luật quy định”, sử cụm từ “người xâm phạm tính mạng của người khác” thành cụm từ “người chịu trách nhiệm bồi thường”…thì quy định về bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm theo Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 có những thay đổi cơ bản sau:
Một là: Mở rộng phạm vi bồi thường thiệt hại đối với việc cứu chữa người thiệt hại trước khi chết với cách điều chỉnh là “toàn bộ những gì thuộc thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm” (Bộ luật dân sự 2005 liệt kê thiệt hại “chi phí cữu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại” trước khi chết. Điều cần phải chú ý đối với sự thay đổi này là, khi xem xét bồi thường thiệt hại đối với phần thiệt hại khi người bị thiệt hại chưa chết, chúng ta phải tính cả “thập nhập thực tế người bị thiệt hại/ của người chăm sóc người bị thiệt hại khi đang điều trị, cấp cứu”, không loại trừ “thiệt hại về tinh thần” khi người bị thiệt hại chưa chết và đây là khoản thiệt hại mà người bị thiệt hại là người được hưởng, còn các khoản thiệt hại phát sinh sau khi người bị thiệt hại chết thì phải bồi thường cho người thâm thích của họ.
Hai là: Nâng mức tối đa bồi thường về tổn thất tinh thần từ 60 tháng lương tối thiểu của điều luật cũ lên 100 lần mức lương cơ sở và mức này áp dụng cho mỗi người có tính mạng bị xâm phạm. Chúng ta cần chú ý kỹ là sự thay đổi này đã khắc phục được vướng mắc cơ bản trên thực tế khi quyết định mức bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự liên quan. Bởi quy định cũ chỉ xác định “không quá 60 tháng lương tối thiểu” mà không xác định mức tối đa này áp dụng cho người nhận bồi thường hay người bị thiệt hại tính mạng. Vướng mắc phát sinh khi “một người có tính mạng bị xâm phạm có nhiều người thân thích” hoặc “nhiều người có tính mạng bị xâm phạm mà chỉ có 01 người bị thân thích”.
2.4. Quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm:
2.4.1. So sánh quy định mới với quy định cũ:
Quy định cũ Quy định mới Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
2.4.2. Nhận diện những thay đổi cơ bản: Ngoài việc bổ sung những quy định mới tương tự phần bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như: Bổ sung nội dung “thiệt hại khác do pháp luật quy định”, bồi đắp tổn thất tinh thần tính trên “lương cơ sở” và được xác định “với mỗi chủ thể có danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm” thì Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 đã bỏ quy định về chủ thể bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín (Bộ luật dân sự 2015 quy định chỉ có chủ thể là cá nhân). Điều này đảm bảo bao trùm được các thiệt hại phát sinh đối với các chủ thể khác trong quan hệ pháp luật dân sự khi họ chứng minh được là có thiệt hại tương tự, trong đó có pháp nhân.
2.5. Quy định về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
2.5.1. So sánh quy định mới với quy định cũ:
Quy định cũ Quy định mới Điều 612. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm
1. Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường cho đến khi chết.
2. Trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng trong thời hạn sau đây:
a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
b) Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
Điều 593. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
1. Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:
a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
b) Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
3.-C. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.
2.5.2. Nhận diện những thay đổi cơ bản:
Quy định về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm tại Điều 593 Bộ luật dân sự năm 2015 so với Điều 612 Bộ luật dân sự cũ có một số nội dung thay đổi nhỏ sau:
Thứ nhất: Điều luật mới cho phép các bên có quyền thỏa thuận thời hạn hưởng bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động, điều này đảm bảo tính tự nguyện và quyền tự định đoạt của các bên trong thực tế đời sống dân sự, đồng thời đảm bảo cơ sở pháp lý cho kết quả công nhận sự thỏa thuận của đương sự mà Tòa án hòa giải thành trong thực tế giải quyết các vụ án liên quan khi hai bên thống nhất chấp nhận bồi thường 01 lần với 01 khoản tiền tương ứng với số năm nhất định (quy định cũ không có nội dung này);
Thứ hai: Điều luật mới xác định rõ thời điểm bắt đầu tính để được hưởng tiền cấp dưỡng của những người mà khi còn sống người bị hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Trong đó, thời điểm đầu tiên được tính là “từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết” và thời điểm cuối cùng thì tủy thuộc vào từng đối tượng (người chưa đủ 18 tuổi thì “cho đến khi đủ mười tám tuổi”, người không có khả năng lao động thì “cho đến khi chết”. Ngoài ra, điều luật mới cũng bổ sung khoản 3 về nội dung xác định rõ thời điểm tính tiền cấp dưỡng đối với “con đã thành thai của người chết”.
3. Về phần bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể:
So với Bộ luật dân sự 2005 thì một số trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015 được chuyển lên phần quy định chung, như: Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra (Điều 616 Bộ luật dân sự 2005); bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi – với phương thức chia làm hai ý chính là: “Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi thì người gây thiệt hại không phải bồi thường” (khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015) và “khi bên thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra (khoản 4 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015). Những trường hợp còn lại có thay đổi cơ bản như sau:
3.1. Quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết:
3.1.1. So sánh quy định mới với quy định cũ:
Quy định cũ Quy định mới Điều 614. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
1. Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
2. Trong trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại.
3. Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Điều 595. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
1. Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại.
2. Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
3.1.2. Xác định những nội dung thay đổi cơ bản:
Nội dung thay đổi chính của Điều 595 Bộ luật dân sự năm 2015 so với Điều 614 Bộ luật dân sự cũ là việc điều luật mới bỏ quy định tại khoản 1 của điều luật cũ về việc “trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết”. Theo đó, khi có thiệt hại phát sinh do người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thực hiện thì có 02 chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường:
Chủ thể thứ nhất là người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. Chủ thể này chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo khoản 1 Điều 595 Bộ luật dân sự năm 2015, tức là khi “thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết”;
Chủ thể thứ hai là người đã gây ra tình thế cấp thiết. Chủ thể này phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại khi họ gây ra tình thế cấp thiết.
3.2. Quy định về bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức, người có thẩm quyền trong tố tụng gây ra:
Điều 598 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”. Do vậy, so với Bộ luật dân sự cũ thì Bộ luật dân sự năm 2015 đã bãi bỏ các quy định tương ứng tại các điều 619, 620 Bộ luật dân sự cũ.
3.3. Quy định về bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác quản lý:
3.3.1. So sánh quy định mới với quy định cũ:
Quy định cũ Quy định mới Điều 621. Bồi thường thiệt hại do ngườidưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý
1. Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
3. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hình vi dân sự phải bồi thường.
Điều 599. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý
1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.
3.3.2. Xác định những nội dung thay đổi cơ bản:
Điều 599 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về “Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý” so với quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự cũ thì không thay đổi nhiều. Điều luật mới chỉ xác định thêm cho rõ các vấn đề sau:
Thứ nhất: Điều luật cũ quy định “Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại” thì điều luật mới sửa lại cho rõ hơn là “Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại”. Sự thay đổi này cơ bản đã khắc phục được một số vướng mắc phát sinh trong thực tế là thiệt hại xảy ra do người dưới 15 tuổi gây ra trong thời gian học nhưng lại không phải là học tại trường mà là tại một địa điểm khác do trường tổ chức hoặc không phải khi đang học mà khi đang tham gia các hoạt động ngoài giờ học do trường tổ chức.
Thứ hai: Điều luật mới xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường là “Pháp nhân” chứ không phải là “tổ chức” như quy định của Bộ luật dân sự cũ. Sự thay đổi này đảm bảo trách nhiệm bồi thường thiệt hại các cá nhân liên quan là người chịu trách nhiệm pháp lý của một số tổ chức đang được giao quyền hoạt động, quản lý người mất năng lực hành vi dân sự nhưng tổ chức này lại không có tư cách pháp nhân.
3.4. Quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
3.4.1. So sánh quy định mới với quy định cũ:
Quy định cũ Quy định mới Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Xem thêm : Hệ số sử dụng đất là gì? Cách tính chính xác nhất
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
(trường hợp chủ sở hữu có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu nhưng người chiếm hữu trái pháp luật không gây thiệt hại nhưng có người thứ 3 chiếm hữu trái pháp luật của người chiếm hữu trái pháp luật thứ nhất nhất gây thiệt hại thì sao?)
3.4.2. Nhận diện những thay đổi cơ bản: Bộ luật dân sự 2015 đã bổ sung nội dung về nghĩa vụ của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là “vận hành” nguồn nguy hiểm cao độ; thay đổi cụm từ “người được chủ sở hữu giao chiếm hữu sử dụng” thành cụm từ “người chiếm hữu, sử dụng”.
3.5. Quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:
3.5.1. So sánh quy định mới với quy định cũ:
Quy định cũ Quy định mới Điều 625. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.
2. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;
4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
3.5.2. Nhận diện những thay đổi cơ bản:
– Điều luật mới đã bỏ quy định “nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm cho súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường”, quy định này đã được ấn định trong phần chung ở khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015;
– Điều luật mới bổ sung quy định “người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”;
– Điều luật mới bổ sung quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật đối với trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật là: “khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”
3.6. Quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra:
3.6.1. So sánh quy định mới với quy định cũ:
Quy định cũ Quy định mới Điều 626. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gẫy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.
Điều 604. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. – hành vi trái pháp luật của người bị thiệt hại khiến cây gãy, đổ gây ra thiệt hại?
3.6.2. Nhận diện những thay đổi cơ bản:
– Điều luật mới bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường của người chiếm hữu, người được giao quản lý cây cối. Điều chúng ta cần quan tâm là theo quy định mới của Bộ luật dân sự 2015 thì “mọi thiệt hại” do cây cối gây ra thì có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường, chứ không phải quy định bó hẹp như Điều 626 Bộ luật dân sự 205 là “chỉ bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gãy” – nghĩa là không đổ, gãy nhưng gây thiệt hại cũng phải bồi thường!
3.7. Quy định về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra:
3.7.1. So sánh quy định mới với quy định cũ:
Quy định cũ Quy định mới Điều 627. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.
Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
3.7.2. Nhận diện những thay đổi cơ bản:
– Điều luật mới đã bỏ hai căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường là “hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại” và “do sự kiện bất khả kháng”, bởi vì căn cứ này đã được quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015, được sử dụng chung, mang tính nguyên tắc;
– Điều luật mới bổ sung chủ thể “người chiếm hữu” phải có trách nhiệm bồi thường khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại;
– Tương tự sự thay đổi của quy định bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra, điều luật mới xác định rõ “mọi thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dưng khác gây ra đều phát sinh nghĩa vụ bổi thường” chứ không bó hẹp là “thiệt hại phát sinh khi nhà cửa, công trình xây dựng khác sụp đổ, hư hỏng, sạt lở” như điều luật cũ.
– Điều luật mới bổ sung quy định liên quan đến trách nhiệm của người thi công, theo đó “khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường”.
3.8. Quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể:
3.8.1. So sánh quy định mới với quy định cũ:
Quy định cũ Quy định mới Điều 628. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể
1. Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
3. Người xâm phạm thi thể phải bồi thường một khoản tiền theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Điều 606. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể
1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
3. Người chịu trách nhiệm bồi thường khi thi thể bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm không quá ba mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
3.8.2. Nhận diện những thay đổi cơ bản:
– Điều luật mới giới hạn các chủ thể xâm phạm thi thể theo hướng liệt kê gồm: cá nhân, pháp nhân (quy định cũ xác định thêm cả “chủ thể khác”); thay đổi từ “người xâm phạm thi thể” bằng từ “người chịu trách nhiệm bồi thường” khi xác định chủ thể phải bù đắp tổn thất về tinh thần;
– Tương tự như những quy định phần trước, điều luật mới xác định rõ mức bù đắp sẽ áp dụng cho mỗi thi thể bị xâm phạm và căn cứ để tính là lương cơ sở chứ không phải là lượng tối thiểu.
3.9. Quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả:
3.9.1. So sánh quy định mới với quy định cũ:
Quy định cũ Quy định mới Điều 629. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
Điều 607. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
3. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
3.9.2. Nhận diện những thay đổi cơ bản:
– Điều luật mới quy định theo hướng chỉ xác định cá nhân và pháp nhân là chủ thể xâm phạm mồ mã (không có chủ thể khác như quy định cũ);
– Điều luật mới bổ sung quy định liên quan đến bù đắp về tổn thất tinh thần khi xâm phạm mồ mã là 10 lần mức lương cơ sở cho mỗi mồ mã bị xâm phạm;
3.10. Quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng:
3.10.1. So sánh quy định mới với quy định cũ:
Quy định cũ Quy định mới Điều 630. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng
Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hoá mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.
Điều 608. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng
Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.
3.10.2. Nhận diện những thay đổi cơ bản:
– Cũng như các điều luật trước, điều luật mới xác định chỉ có cá nhân, pháp nhân là chủ thể phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng;
– Điều luật mới bổ sung hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng trong trường hợp kinh doanh “hàng hóa, dịch vụ” (Bộ luật dân sự 2005 chỉ đề cập đến hàng hóa);
II. Một số vướng mắc từ thực tiễn áp dụng và kiến nghị, dề xuất:
2.1. Một số vướng mắc từ thực tiễn áp dụng:
2.2.1. Một số vướng mắc phát sinh từ các quy định cũ chưa được sửa đổi, bổ sung:
– Vấn đề thiệt hại của cộng đồng là nội dung vướng mắc khi áp dụng Bộ luật dân sự năm 2005 nhưng Bộ luật dân sự 2015 chưa giải quyết được. Trong thực tế, các vấn đề về môi trường sống ô nhiễm, vấn đề an toàn thực phẩm, vấn đề phát sinh từ uy tín cộng đồng do hành vi trái pháp luật khi sử dụng mạng xã hội đã gây ra nhiều thiệt hại, làm phát sinh các điểm nóng trong khiếu nại, biểu tình trái pháp luật và tranh chấp giữa cộng đồng dân cư với các chủ thể gây ra thiệt hại. Trong khi đó cơ sở để xác định thiệt hại riêng của từng người trên thực tế khó hoặc không thực hiện được đối với những tình huống trên (khai thác hải sản không được do sự kiện Fofmosa…);
– Việc lợi dụng mạng xã hội (facebook, zalo,…) để thực hiện các hành vi xâm hại đến tài sản, danh sự, uy tín, nhân phẩm của các chủ thể trong xã hội diễn ra ngày càng phức tạp và thực tế đã phát sinh nhiều tranh chấp. Tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh cụ thể về điều kiện, phạm vi, nội dung, phương thức, thủ tục đăng tải thông tin trên mạng xã hội. Bộ luật dân sự 2015 cũng không có quy định riêng, cụ thể, rõ ràng để giải quyết các thiệt hại phát sinh từ các sự kiện pháp lý liên quan đến mạng xã hội.
– Với tình hình tai nạn giao thông và điều kiện hạ tầng giao thông nước ta như hiện nay thì thực tế thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra do sự kiện bất ngờ rất nhiều, vấn đề đặt ra là tại sao người gây thiệt hại do sự kiện bất ngờ được miễn trách nhiệm hình sự (Điều 20 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017) nhưng lại không được miễn trừ nghĩa vụ bồi thường dân sự. Những hậu quả gây ra sau sự kiện bất ngờ do phía bị hại có lỗi hoàn toàn đối với hành vi hoặc do người thứ 3 có lỗi, nhưng đặt trách nhiệm dân sự cho chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là không đảm bảo tính công bằng xã hội, thiếu tính thuyết phục cộng đồng và không thống nhất giữa các qui định pháp luật đối với cùng những trường hợp khách quan, không buộc chủ thể phải thấy trước tình huống (Sự kiện bất ngờ, Tình thế cấp thiết, Sự kiện bất khả kháng). Vấn đề này, Bộ luật dâ sự 2015 cũng không đề cập đến. Ngoài ra, quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng chưa tháo gỡ được sự bất cập về mức độ bồi thường thiệt hại trong trường hợp không có lỗi, bởi vì đã không có lỗi mà lại chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thì không có cơ sở lý giải, khó được cộng đồng chấp nhận, khó đảm bảo “lẽ công bằng”.
2.2.2. Một số vướng mắc phát sinh từ các quy định mới:
Một là: Từ các tình huống phát sinh trên thực tiễn, trong tình thiết cấp thiết, sau khi có hậu quả thiệt hại xảy ra, không phải lúc nào cũng xác định rõ được thiệt hại nào phát sinh từ việc “gây ra tình thế cấp thiết”, thiệt hại nào phát sinh từ “những lý do, nguyên nhân vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết”. Do vậy, rất nhiều vụ việc Tòa án giải quyết buộc các bên (người gây ra tình thế cấp thiết và người thực hiện hành vi vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết) cùng liên đới bồi thường. Tuy nhiên, cách xử lý như vậy là thiếu cơ sở pháp lý vững chắt, về lâu dài quy định này của Bộ luật dân sự năm 2015 cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tiễn.
Hai là: Việc Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 quy định toàn bộ thiệt hại phát sinh do sức khỏe bị xâm phạm là một phần của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm trong giai đoạn người bị thiệt hại được cứu chữa sẽ làm phát sinh yêu cầu bù đắp về tổn thất tinh thần 02 lần, một lần là khoản tổn thất tinh thần của người bị thiệt hại sức khỏe khi còn sống và một lần là khoản tổn thất tinh thần của người thân thích của người bị thiệt hại khi chết. Nhưng để phân biệt, ấn định thiệt hại tổn thất trong trường hợp này hết sức khó khăn, bởi lẽ người bị thiệt hại về tính mạng nghiêm trọng thì đa phần không xác định được nhận thức, cảm xúc, biểu hiện của họ để chứng minh họ bị “tổn thất tinh thần” do bị tổn hại sức khỏe và sau đó thì họ chết, tức là không có cơ sở đối chứng, tìm hiểu, chứng minh nữa. Ngoài ra, điều luật mới chưa quy định rõ chủ thể nào nhận khoản thiệt hại khi người bị thiệt hại đang cứu chữa, nếu là chính người bị thiệt hại nhận thì khoản tiền đó có liên quan đến chế định thừa kế hay không, quyền lợi của vợ, chồng hoặc người trực tiếp bỏ tiền ra cứu chữa được xử lý như thế nào cho đảm bảo tính khách quan, công bằng và giải quyết dứt điểm quan hệ tranh chấp.
Ba là: Điều 605 Bộ luật dân sự 2015 bổ sung trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thi công công trình nhà ở….Tuy nhiên, trên thực tế rất khó phân biệt giữa hành vi thi công nhà cửa gây thiệt hại và thiệt hại phát sinh từ nhà cửa gây ra trong giai đoạn đang thi công hoặc thiệt hại phát sinh khi đang thi công sửa chữa nhà ở cũ.
2.2. Một số kiến nghị, đề xuất:
– Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần sớm ban hành Nghị quyết hướng dẫn các quy định của Bộ luật dân sự 2015 về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong đó, cấn quan tâm tháo gỡ các vướng mắc như: Khoản thiệt hại nào là thiệt hại thực tế; bồi thường thiệt hại cho cộng đồng; bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong sự kiện bất ngờ; mức độ trách nhiệm cụ thể (toàn bộ, một phần…) của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ khi họ không có lỗi gây ra thiệt hại; bồi thường tổn thất tinh thần trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm nhưng người gây thiệt hại có thời gian được cứu chữa trước khi chết và quy định rõ ai là người được nhận khoản bồi thường phát sinh khi người bị thiệt hại chưa chết; cơ sở để phân biệt giữa thiệt hại phát sinh do hành vi thi công công trình nhà cửa…với thiệt hại phát sinh do nhà cửa…gây ra trong thời gian thi công.
– Cơ quan thẩm quyền cần tiếp tục đánh giá hiệu quả, tính khả thi của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tiếp thu ý kiến phản hồi từ các cá nhân, tập thể liên quan trong xã hội để kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định còn phát sinh vướng mắc của Bộ luật dân sự 2015. Trong đó, cần quan tâm đến vấn đề bồi thường thiệt hại cho cộng đồng và bổ sung quy định chuyên ngành, riêng, cụ thể (trong Bộ luật dân sự hoặc luật, nghị định chuyên ngành) về bồi thường thiệt hại do sử dụng mạng xã hội gây ra.
Nguyễn Văn Dũng – Phó Chánh án TAND thành phố Tam Kỳ
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 10/01/2024 14:32
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024