Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS năm 2015) về bị hại thì“ Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.”.
Trong BLTTHS năm 2003 đưa ra khái niệm “Người bị hai” theo đó “Người bị hại là người bị thiệt hại về vật chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra. Người bị hại chỉ có thể là thể nhân bị người phạm tội làm thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản. Nếu người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì cha, mẹ, người giám hộ của họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của người bị hại. Trong trường hợp người bị hại chết thì cha, mẹ, vợ, chồng, con của người bị hại tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của người bị hại và có những quyền của người bị hại.”, tuy nhiên trong BLTTHS năm 2015 thuật ngữ “Người bị hại” trong BLTTHS 2003 đã được thay thế bằng thuật ngữ “Bị hại” trong đó khái niệm bị hại mở rộng hơn đối tượng bao gồm công dân và pháp nhân, (BLTTHS năm 2003 quy định người bị hại chỉ có công dân).
Bạn đang xem: QUY ĐỊNH VỀ “BỊ HẠI” TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015.
Theo như quy định của BLTTH năm 2015 bị hại có các đặc điểm sau đây:
– Thứ nhất, về chủ thể bị hại bao gồm là cá nhân, pháp nhân, tổ chức;
– Thứ hai, thiệt hại do tội phạm gây ra được phân chia bao gồm: Cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín. Tuy nhiên, cần lưu ý là hậu quả của sự thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc trong tất cả các trường hợp.
– Thứ ba, thiệt hại của bị hại phải là đối tượng tác động của tội phạm, tức là phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra cho bị hại. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt giữa bị hại và nguyên đơn dân sự hay các đương sự khác trong vụ án hình sự.
– Thứ tư, công dân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận.
Xem thêm : Nguyên nhân nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Mĩ la tinh giảm mạnh trong thời kỳ 1985-2004
Từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra khái niệm bị hại theo BLTTHS năm 2015 như sau: Bị hại là người bị thiệt hại về vật chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Nếu bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì cha, mẹ, người giám hộ của họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị hại. Trong trường hợp bị hại chết thì cha, mẹ, vợ, chồng, con của bị hại tham gia tố tụng với tư cách là đại diện hợp pháp của bị hại và có những quyền của bị hại. Nếu bị hại là cơ quan, tổ chức thì đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức tham gia với tư cách là đại diện hợp pháp của bị hại. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức không thể tham gia tố tụng được thì cơ quan, tổ chức phải cử người khác làm đại diện hợp pháp của bị hại và có những quyền của bị hại. Trường hợp cơ quan, tổ chức thay đổi người đại diện thì pháp nhân phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”,
Theo quy định tại khoản 2 Điều 62 BLTTHS năm 2015 bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền:
“a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
đ) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
Những bổ sung trong quy định của BLTTHS năm 2015 là hoàn toàn phù hợp tuy nhiên trong thực tiễn việc xác định bị hại vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ: Nguyễn Văn T, sinh năm 1976 là Nhân viên tín dụng của Ngân hàng TM, tông qua mối quan hệ thân thiết với các nhân viên tại Ngân hàng TM, Nguyễn Văn T đã nói với các nhân viên rằng ông Trần Quang P đang có nhu cầu cần gấp một khoản tiền nên đề nghị tất toán số tiền tiết kiệm 900.000.000 đồng mà ông Trần Quang P gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TM mà chưa có số tiết kiệm gốc và không có mặt khách hàng (Nguyễn Văn T và ông Trần Quang P là hàng xóm). Sau khi các nhân viên đồng ý, T đã làm thủ tục tất toán sổ tiết kiệm của Ông P rút một phần tiền, phần còn lại T làm thủ tục lập một sổ tiết kiệm khác vẫn mang tên ông P (sổ tiết kiệm này vẫn do T giữ) khi có nhu cầu cần tiễn T mang sổ tiết kiệm đến ngân hàng TM đề nghị rút và được các nhân viên tại đây làm thủ tục tất toán. Cứ như vậy sau nhiều lần T đã rút toàn bộ số tiền trong số tiết kiệm của ông Trần Quang T mà khách hàng này vẫn không hay biết và hiện nay khách hàng vẫn giữ sổ tiết kiệm gốc. Sự việc sau đó bị phát hiện, Nguyễn Văn T bị bắt giữ, tại Cơ quan điều tra Nguyễn Văn T đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Sau khi vụ việc xảy ra hiện nay tồn tại nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định bị hại trong vụ án.
Quan điểm thứ nhất cho răng: Ông Trần Quang P là bị hại bởi vì số tiền mà Nguyễn Văn T rút ông P là chủ sở hữu, Ngân hàng TM chỉ là giữ hộ số tiền này, nên ông P phải là bị hại trong vụ án.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Cả ngân hàng TM và ông Trần Quang P đều là bị hại vì mặc dù ông P là chủ sở sữu số tiền 900.000.000 đồng nhưng Ngân hàng lại đang giữ số tiền này nên cả Ngân hàng TM và ông Trần Quang P là bị hại.
Quan điểm thứ ba cho rằng: Ngân hàng TM là bị hại còn ông Trần Quang P là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Xem thêm : Ứng dụng xe điện trong cuộc sống – THAI HUNG CORP
Qua thực tiễn nghiên cứu nội dung vụ án và các quy định của pháp luật có thể nhận thấy:
Hoạt động gửi tiền là hoạt động diễn ra thường xuyên trong cuộc sống, đây thực chất là hoạt động kinh tế. Theo đó các Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tiến hành nhận các khoản tiền gửi của khách hàng với nhiều hình thức khác nhau (phân chia theo loại kỳ hạn và tính chất của tiện ích), có trả lãi hoặc, cũng có thể bao gồm, cung ứng dịch vụ tiện ích theo hình thức huy động; đồng thời NHTM được quyền sử dụng nguồn vốn huy động ấy để cho vay lại hoặc để cung ứng dịch vụ tiện ích nhằm mục tiêu thụ lợi nhuận. Như vậy, về kinh tế việc nhận tiền gửi với nội dung trên không thuần tuý là giao dịch gửi – giữ tài sản (mặc dù trong lịch sử đó là khởi nguồn của hoạt động ngân hàng) bởi khi thực hiện giao dịch này ngân hàng không có trách nhiệm hoàn trả đúng đồng tiền đặc định đã nhận, không thu phí giữ hộ tài sản mà ngân hàng còn phải trả lãi hoặc cung cấp các tiện ích cho khách hàng, đổi lại ngân hàng được quyền khai thác công dụng tài sản đang chiếm hữu, tức sử dụng tiền gửi. Do vậy, ngay ở góc độ này nó đã hàm chứa đựng nội dung kinh tế của một giao dịch lưỡng tính – giao dịch gửi giữ và giao dịch vay tài sản (ở đây là tiền). Như vậy, hoạt động gửi tiền xét về mặt bản chất là hợp đồng gửi giữ mà đối tượng đó là tiền.
Xét về bản chất, cách tiếp cận từ góc độ pháp lý (BLDS) hay quản lý (quan điểm của cơ quan chủ quản – NHNN), quan hệ tiền gửi chính là hợp đồng Gửi – Giữ tài sản. Và một khi đã gửi tiền vào ngân hàng, thì quyền sở hữu khoản tiền đó chuyển từ người gửi sang cho ngân hàng, mọi rủi ro, mất mát, lừa đảo,… ngân hàng phải chịu, chứ không phải khách hàng.
Trong vụ án nêu trên giữa ông Trần Quang P và Ngân hàng TM có xuất hiện hợp đồng Gửi – Giữ, ông P vẫn có đầy đủ các quyền của chủ sở hữu theo quy định của BLDS bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tuy nhiên ông P muốn thực hiện các quyền này phải đáp ứng các điều kiện do Ngân hàng TM đưa ra được hai bên thỏa thuận tỏng hợp đồng Gửi- Giữ tài sản đã được hai bên ký kết trước đó, như vậy, sau khi ông P làm xong các thủ tục gửi vào Ngân hàng TM thì số tiền gửi đó Ngân hàng TM giữ và đó là tài sản của Ngân hàng TM và phải chịu mọi rủi ro cho số tiền của ông P, đối tượng tác động trong hành vi phạm tội của Nguyễn Văn T là số tiền 900.000.000 đồng của ông Trần Quang P nhưng do Ngân hàng TM giữ, rõ ràng sau đó Ngân hàng TM phải hoàn trả số tiền này cho ông Trần Quang P việc mất tiền là lỗi của Ngân hàng mà ông P hoàn toàn không biết. Vì vậy Ngân hàng TM đã bị thiệt hại về tài sản và tham gia với tư cách là bị hại TTHS là hoàn toàn hợp lý.
Những quy định của BLTTHS năm 2015 về bị hại là rất quan trọng góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, tuy nhiên trong thực tiễn việc xác định chính xác bị hại cần nghiên cứu kỹ để tránh xác định sai tư cách tham gia tố tụng./.
TRẦN VĂN HÙNG – TÒA ÁN QUÂN SỰ KHU VỰC 1 QUÂN KHU 4
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 22:43
Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…
Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?
Tử vi hôm nay: 4 con giáp ngày 5/11/2024 sẽ phát tài, thoải mái thể…
Con số may mắn hôm nay là 5/11/2024 theo năm sinh, con số chuẩn là…
Tử vi thứ ba ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Hổ bối rối, Chó bị…
4 con giáp càng bướng bỉnh sẽ càng đau khổ và mất phương hướng trong…