Với bất cứ lao động nữ nào, chế độ thai sản cũng là mối quan tâm hàng đầu khi sinh con. Thế nhưng, để được hưởng chế độ thai sản, lao động nữ phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.
Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành và hướng dẫn của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động chỉ được chế độ thai sản nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Bạn đang xem: Không phải cứ đóng bảo hiểm là được hưởng chế độ thai sản!
– Thuộc 1 trong 6 trường hợp:
+ Lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
Xem thêm : Năm 2023, cúng ông Công ông Táo ngày nào, giờ nào đẹp?
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
-Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.
– Trường hợp lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bệnh viện thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên, trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Lưu ý: Người lao động đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Năm 2018, mức hưởng chế độ thai sản có một số thay đổi mới như sau:
Xem thêm : Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng là?
– Tăng tiền trợ cấp thai sản:
Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Lao động nữ khi sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở.
Từ 1/7/2018, lương cơ sở tăng lên 1,39 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP) => trợ cấp thai sản tăng lên 2,78 triệu đồng/tháng.
– Tăng tiền dưỡng sức sau sinh:
Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Lao động nữ sau khi sinh con mà trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày. Trong đó, tối đa 10 ngày nếu lao động nữ sinh đôi trở lên; 07 ngày nếu sinh mổ; 05 ngày với các trường hợp khác. Khi nghỉ dưỡng sức sau sinh, lao động nữ được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vậy, từ 1/7/2018, tiền dưỡng sức sau sinh của lao động nữ là 417.000 đồng/ngày, tăng 27.000 đồng/ngày.
Ngoài một số thay đổi nêu trên, chế độ thai sản 2018 vẫn giữ nguyên quy định như trước đây. Xem thêm toàn bộ chế độ thai sản 2018 tại đây.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/02/2024 21:11
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024