Mang thai chính là khoảng thời gian mà chị em phụ nữ sẽ tiếp nhận rất nhiều khái niệm mới liên quan tới thai nhi. Độ mờ da gáy là một trong những khái niệm quan trọng mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng cần nắm rõ.
Bạn đang xem: Độ mờ da gáy 1.4 có nguy hiểm không?
Độ mờ da gáy còn gọi là khoảng sáng sau gáy chính là sự kết tụ chất dịch dưới da vùng gáy cổ thai nhi. Tất cả thai nhi trong giai đoạn 11-14 tuần tuổi đều có khoảng sáng sau gáy. Theo nghiên cứu y học, những thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể, tức có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, bao gồm cả hội chứng Down thì độ mờ này sẽ dày hơn so với bình thường.
Siêu âm đo độ mờ da gáy là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất mẹ bầu cần phải thực hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ, thời điểm tốt nhất để mẹ thực hiện đó là khi thai trong khoảng 11-14 tuần tuổi. Nếu mẹ bầu làm xét nghiệm này trước 11 tuần thì da gáy sẽ rất mờ bởi thai còn quá nhỏ khiến kết quả đo không chính xác. Song nếu mẹ bầu thực hiện đo độ mờ da gáy khi thai quá 14 tuần tuổi, các chỉ số đã trở về bình thường khiến việc chẩn đoán trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Mẹ bầu sẽ nhận được kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy ngay sau khi quá trình siêu âm kết thúc. Vậy chỉ số này đạt bao nhiêu là bình thường?
Độ mờ da gáy chuẩn của thai nhi theo 11, 12 và 13 tuần tuổi sẽ có sự khác biệt như sau:
Xem thêm : Có cần thiết phải thuê luật sư khi ly hôn hay không?
Thông qua bảng trên, ta có thể giải đáp được thắc mắc độ mờ da gáy 1.4mm có bình thường không. Cụ thể, chỉ số này nếu đạt 1,4mm thì nguy cơ mắc hội chứng Down của thai nhi là rất thấp. Chính vì vậy các mẹ không nên quá lo lắng khi nhật được kết quả đo độ mờ da gáy 1.4mm.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy thai nhi có độ mờ da gáy cao là do chất dịch kết tụ ở cổ tăng cao. Nguyên nhân gây ra tình trạng tăng cao chất dịch này thường do một số bất thường của bào thai. Nếu thai nhi có khoảng sáng sau gáy hơn 3mm thì nguy cơ mắc Down sẽ tăng cao. Cụ thể:
Như vậy, độ mờ da gáy càng lớn thì nguy cơ thai nhi mắc dị tật càng cao. Những dị tật trẻ có thể gặp đó là: Hội chứng Down, bất thường cấu trúc cơ thể như dị dạng tim… Chính vì vậy việc siêu âm độ mờ da gáy là phương pháp giúp chẩn đoán dị tật thai nhi trong vòng 3 tháng đầu hiệu quả.
Độ mờ da gáy 1.4mm có cần làm double test không cũng là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Theo các chuyên gia, bác sĩ sản phụ khoa. Siêu âm đo độ mờ da gáy chỉ là bước thăm khám bàn đầu giúp xác định nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Trường hợp kết quả thu được là bình thường, cụ thể là 1.4mm thì bố mẹ có thể thực hiện thêm xét nghiệm double test để chắc chắn rằng bé yêu không có bất thường về nhiễm sắc thể.
Xem thêm : Cách Đặt Tên Con Gái Đẹp Năm 2022, Cha Mẹ Nào Cũng Nên Biết
Đặc biệt, các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên thực hiện Double test kể cả khi có kết quả siêu âm độ mờ da gáy bình thường, nhất những mẹ bầu nằm trong nhóm nguy cơ cao như:
Kết quả của Double test kết hợp với kết quả đo độ mờ da gáy cũng như một số thông tin bệnh lý khác chắc chắn sẽ làm tăng khả năng chẩn đoán nguy cơ mắc dị tật thai nhi. Vì thế, dù kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy thu được bình thường đi chăng nữa thì mẹ vẫn nên thực hiện Double test.
Siêu âm đo độ mờ da gáy (nuchal traslucency – NT) chính là cách kiểm tra vùng da gáy của thai nhi nhằm mục đích chẩn đoán hội chứng Down và một số dị tật bẩm sinh khác. Siêu âm đo độ mờ da gáy được thực hiện trên phần bụng. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, tức mẹ bầu có tử cung nghiêng về phía sau hoặc thừa cân nhiều cũng có thể sẽ phải tiến hành siêu âm đầu dò để cho ra kết quả chính xác nhất. Tất cả những kỹ thuật siêu âm này đều không hề gây bất cứ nguy hiểm nào cho mẹ và bé.
Nếu trong trường hợp nhận được kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy bất thường và bác sĩ kết luận con có nguy cơ cao thì các mẹ bầu cần thực hiện thêm một số phương pháp sàng lọc trước sinh khác. Điều này nhằm mục đích kiểm tra lại chắc chắn về tình trạng sức khỏe của con.
Tuy nhiên, thai phụ cần lưu ý, kết quả siêu âm độ mờ da gáy bình thường (kết quả âm tính) không đảm bảo rằng thai nhi trong bụng có nhiễm sắc thể bình thường. Điều này chỉ cho thấy cho thấy tỷ lệ mắc dị tật của bé thấp. Ngược lại, kết quả sàng lọc bất thường (dương tính) cũng không có nghĩa là thai nhi chắc chắn có vấn đề về nhiễm sắc thể. Thay vào đó bé chỉ là có nguy cơ cao mắc dị tật bẩm sinh. Trên thực tế, hầu hết thai nhi có kết quả độ mờ da gáy dương tính thật ra lại không có vấn đề gì cả. Chỉ 1/3 thai nhi có kết quả đo độ mờ da gáy cao hơn ngưỡng chuẩn khi sinh ra có các khiếm khuyết về nhiễm sắc thể.
Dù mẹ lựa chọn kỹ thuật siêu âm đo độ mờ da gáy hay sàng lọc hội chứng Down nào thì cũng cần xem xét thực hiện đúng thời điểm. Sàng lọc trước sinh là bước khám thai quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tương lai cho trẻ. Mẹ nên tới bệnh viện, cơ sở y tế uy tín, thiết bị hiện đại để kiểm tra, sàng lọc trước sinh chính xác, hiệu quả.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 22/02/2024 02:08
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024