Xin chào Luật sư, tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật giao thông, mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể là hiện nay khi tham gia giao thông trên đường, tôi thấy rằng nhiều địa điểm có để biến cấm dừng đỗ xe, tuy nhiên thì tôi thấy vẫn rất nhiều ô tô thực hiện đỗ xe trước biển báo cấm đó. Tôi thắc mắc không biết rằng quy định pháp luật về việc cấm dừng xe, cấm đỗ xe như thế nào? Và hiện nay khi đỗ xe trước biển cấm dừng cấm đỗ có bị phạt không? Mong luật sư tư vấn giải đáp giúp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến CSGT, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để có giải đáp về thắc mắc trên của mình nhé.
Bạn đang xem: Năm 2023 khi đỗ xe trước biển cấm dừng cấm đỗ có bị phạt không?
Căn cứ pháp lý
Theo Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về cấm dừng xe và cấm đỗ xe như sau:
“Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.”
Như vậy, dừng xe là trạng thái đứng yên của phương tiên giao thông trong một khoản thời gian nhất định còn đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện không giới hạn thời gian.
Bên cạnh đó khi dừng xe, tài xế không được tắt máy xe, không được rời khỏi vị trí lái, đồng thời phải bật đèn cảnh báo. Đối với đỗ xe, tài xế chỉ được phép rời khỏi xe sau khi thực hiện các biện pháp an toàn.
Căn cứ khoản 30.1 Điều 30 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT, biển báo cấm được đặt ở nơi đường giao nhau hoặc trước một vị trí trên đường cần cấm.
Biển có hiệu lực bắt đầu từ vị trí đặt biển trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển phải đặt cách xa vị trí định cấm thì phải đặt biển phụ số S.502 để chỉ rõ khoảng cách từ sau biển cấm đến vị trí biển bắt đầu có hiệu lực.
Đồng thời, Phụ lục B.30, B.31 Quy chuẩn này quy định cụ thể biển cấm dừng và đỗ xe; biển cấm đỗ xe như sau:
1. Biển số P.130 – Cấm dừng và đỗ xe
Biển này có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới dừng và đỗ ở phía đường có đặt biển trừ các xe được ưu tiên (xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu…theo khoản 1 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ).
Xem thêm : Vì sao các loại thẻ ngân hàng bị khóa? Làm gì để mở lại?
Riêng, đối với các loại xe ô tô buýt chạy theo hành trình quy định được hướng dẫn vị trí dừng thích hợp.
Hiệu lực cấm của biển bắt đầu từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí quy định đỗ xe, dừng xe (hoặc đến vị trí đặt biển số P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng).
Nếu cần thể hiện đặc biệt thì vị trí bắt đầu cấm phải dùng biển số S.503f và vị trí kết thúc, dùng biển số S.503d “Hướng tác dụng của biển” đặt bên dưới biển chính.
2. Biển số P.131 – Cấm đỗ xe
Biển cấm đỗ xe được chia thành 03 loại biển con là biển số P.131a, P. 131b, P. 131c.
Cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển, trừ các xe ưu tiên.
Ví dụ: Đường có 02 làn mà làn bên nào đặt loại biển báo này thì phương tiện không được phép đỗ.
Cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển vào những ngày lẻ, trừ các xe ưu tiên.
Cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển vào những ngày chẵn, trừ các xe ưu tiên.
Ngày chẵn, ngày lẻ được xác định theo ngày dương lịch trong tháng (không phải theo thứ). Ví dụ:- Ngày lẻ là ngày: 1,3, 5, 7, 9, 11, 13, 15, 17, 19, 21, 23, 25, 27, 29, 31.
– Ngày chẵn là ngày: 2, 4, 6, 8, 10,1 2, 14, 16, 18, 20, 22, 24, 26, 28, 30.Như vậy, hướng hiệu lực của biển cấm dừng cấm đỗ là từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí quy định đỗ xe, dừng xe (hoặc đến vị trí đặt biển số P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng).
Do đó, hiệu lực của biển báo cấm dừng cấm đỗ là ở phía sau biển báo, nên đỗ xe trước biển cấm dừng cấm đỗ sẽ không bị phạt nếu tuân thủ đúng quy định về dừng, đỗ xe. Tuy nhiên, cần lưu ý, không có biển cấm, đỗ xe ở một số vị trí nhất định vẫn sẽ bị xử phạt.
Hiện nay, pháp luật chưa đặt ra quy định về việc đỗ xe trước cửa nhà dân. Theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì chỉ cấm đỗ xe trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.
Căn cứ theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 37 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, việc quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ sẽ do Bộ trưởng Giao thông – Vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ; chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý. Do đó, không cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được phép tự ý lập các biển báo giao thông, trong đó có các biển cấm dừng, đỗ xe.
Theo đó có thể khẳng định rằng, các biển cấm dừng, đỗ xe do người dân tự ý lập ra không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc do đỗ xe trước cửa nhà người dân thì người điều khiển phương tiện nên đỗ xe sao cho không làm ảnh hưởng đến lối đi ra vào nhà của người khác hoặc tránh làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh buôn bán ở gần nơi đỗ xe.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Năm 2023 khi đỗ xe trước biển cấm dừng cấm đỗ có bị phạt không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, CSGT với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ Tra cứu chỉ giới xây dựng nhanh chóng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 21/02/2024 01:24
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024