Categories: Tổng hợp

Quy định pháp luật về hạn mức chi trả của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

Published by

Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm là gì?

Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm là quỹ được thành lập nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm (trả tiền bảo hiểm, thanh toán giá trị hoàn lại, chi trả tiền bồi thường hoặc hoàn phí) được quy định trong hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản. Quỹ được hình thành dựa trên cơ sở đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp bảo hiểm tính theo tỷ lệ (%) doanh thu phí bảo hiểm giữ lại của các hợp đồng bảo hiểm gốc.

Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được thành lập vào tháng 9/2014, do Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) quản lý. Ty nhiên, sau nhiều tranh luận, Quỹ đã được chuyển về Bộ Tài chính quản lý kể từ ngày 18/12/2017.

Theo đó, Bộ Tài chính có nhiệm vụ:

  • Theo dõi việc trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
  • Quản lý và sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm bảo đảm an toàn vốn và đúng mục đích theo quy định

(Căn cứ Điều 104, Nghị định 73/2016/NĐ-CP)

Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm chi cho những trường hợp nào?

Hạn mức chi trả của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

Hạn mức chi trả của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quy định tại Điều 107, Nghị định 73/2016/NĐ-CP như sau:

Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng.

Đối với hợp đồng bảo hiểm sức khỏe

Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng.

Đối với hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ

  • Với hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Chi trả tối đa mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thuộc phạm vi bảo hiểm theo quy định pháp luật hiện hành
  • Với hợp đồng bảo hiểm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm khác: Chi trả tối đa 80% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng.

Quy định trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

“Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm hình thành từ đâu?” là thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Căn cứ Điều 103, Nghị định 73/2016/NĐ-CP, Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm hình thành do các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trích nộp. Cụ thể:

– Đối tượng phải trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài (trừ doanh nghiệp tái bảo hiểm) phải trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.

– Thời gian công bố mức trích nộp Quỹ: Trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, do Bộ Tài chính công bố

– Mức trích nộp: Tối đa không vượt quá 0,3% tổng doanh thu phí bảo hiểm giữ lại của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

– Thời gian trích nộp: Trước ngày 30/6 hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trích nộp 50% số tiền phải nộp Quỹ của năm tài chính. Trước ngày 31/12 hàng năm phải hoàn thành nghĩa vụ trích nộp Quỹ của năm tài chính.

>> Việc trích nộp Quỹ được thực hiện đến khi:

  • Quy mô của Quỹ trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đạt 5% tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài
  • Quy mô của Quỹ trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đạt 3% tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong năm tài chính trước liền kề.

Quy định trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

Nguyên tắc sử dụng Quỹ

Nguyên tắc sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quy định tại Điều 105, Nghị định 73/2016/NĐ-CP. Trong đó có nêu rõ:

– Quỹ được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán và đã áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán nhưng vẫn không khắc phục được
  • Doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản

– Quỹ được sử dụng riêng cho loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.

– Quỹ được sử dụng để trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại, trả tiền bồi thường bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm theo đề nghị của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản.

Như vậy với sự thành lập của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm người tham gia có thể yên tâm trước rủi ro doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bị mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, bởi Quỹ sẽ chi trả tối đa 200 triệu đồng (Tùy từng hợp đồng bảo hiểm).

This post was last modified on 04/02/2024 12:05

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

9 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

9 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

19 giờ ago