Categories: Tổng hợp

Đơn không yêu cầu xử lý hình sự mới 2022

Published by

Chào Luật sư, gia đình tôi có đứa cháu bị đánh, gây thương tích 11%. Tuy nhiên, gia đình tôi lại có nguyện vọng không muốn yêu cầu xử lý hình sự. Luật sư có thể cho tôi tham khảo mẫu đơn không yêu cầu xử lý hình sự được không? Cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư.

Khi đánh người gây thương tích từ 11% trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, có một số người có nguyện vọng yêu cầu bồi thường, không muốn xử lý hình sự. Vậy cần phải viết mẫu đơn không yêu cầu xử lý hình sự như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Đơn yêu cầu bồi thường gây thương tích không xử lý hình sự

Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này có thể thực hiện thông qua các dụng cụ như dao, súng, chất nổ,… khiến cho người khác bị những thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích trong trường hợp bình thường được coi là tội phạm và thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hình sự Việt Nam khi mức độ thương tật của người bị hại từ 11% trở lên.

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người
  • Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cố giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình
  • Có tổ chức
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
  • Trong thời gian bị giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biệ pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do được thuê
  • Có tính chất côn đồ
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lí do công vụ của nạn nhân

Ngoài ra, hành vi cố ý gây thương tích có thể bị phạt tù cao hơn 03 năm tùy vào các tình tiết quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Bộ Luật hình sự 2015.

Mức yêu cầu bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

Bao gồm:

  • Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế;
  • Tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ;
  • Tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ;
  • Các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó. Mặc khác người có trách nhiệm bồi thường có nghĩa vụ phải bồi thường.

Trường hợp không ấn định và không thể xác định được thu nhập thực tế của người bị hại thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên trông nom, chăm sóc thì thiệt hại bao gồm của chi hí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

Mức bồi thường do các bên thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì mức bồi thường ohair căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Đơn yêu cầu bồi thường không xử lý hình sự

Nội dung cần có khi làm đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại

Trường hợp người bị gây thương tích chỉ có yêu cầu bồi thường thiệt hại, không có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì có thể gửi đơn kiến nghị bồi thường thiệt hại đến cơ quan cảnh sát điều tra theo mẫu đơn kiến nghị hoặc gửi đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại đến Tòa án có thẩm quyền.

Đối với mẫu đơn kiến nghị yêu cầu bồi thường không khởi tố hình sự gửi đến cơ quan cảnh sát điều tra thì đây là cơ sở để cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền tổ chức hòa giải về các vấn đề yêu cầu bồi thường. Đơn kiến nghị gồm các nội dung chính như:

  • Họ tên, địa chỉ người yêu cầu bồi thường và người bị yêu cầu bồi thường;
  • Trình bày ngắn gọn lại sự việc;
  • Yêu cầu về mức bồi thường với các thiệt hại đã xảy ra kèm theo các tài liệu chứng cứ.

Đối với đơn khởi kiện gửi Tòa án thì người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi bằng đường bưu điện. Nội dung chính theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 theo mẫu đơn số 01 Điều 39 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm khởi kiện;
  • Tên Tòa án có thẩm quyền nhận đơn;
  • Họ tên, địa chỉ người khởi kiện và người bị khởi kiện;
  • Trình bày các quyền và lợi ích bị xâm phạm kèm theo các tài liệu chứng cứ.

Tải mẫu đơn tại đây.

Mời bạn xem thêm

  • Làm lại hộ chiếu bị mất ở nước ngoài theo quy định 2022
  • Thủ tục trình báo người mất tích năm 2022
  • Thủ tục xin giải thể công ty cổ phần
  • Thủ tục giải thể chi nhánh công ty năm 2022
  • Đơn trình báo mất hộ chiếu ở nước ngoài theo quy định 2022

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Đơn yêu cầu bồi thường gây thương tích không xử lý hình sự”. Chúng tôi hi vọng rằng, bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, tra cứu quy hoạch xây dựng, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư 247. Hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsuxTiktok: https://www.tiktok.com/@luatsuxYoutube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

This post was last modified on 19/02/2024 16:12

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

7 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

7 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

16 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

16 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

17 giờ ago