Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là những tổ chức sự nghiệp mà chúng không nằm trong khu vực nhà nước, được thành lập bởi các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân hoặc các đơn vị liên doanh giữa các tổ chức trong nước với nước ngoài, có tư cách pháp nhân, cung cấp các dịch vụ công và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Theo Điều 2 Nghị định 53/2006/NĐ-CP Về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập ngày 25/05/2006 của Chính Phủ thì : Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là cơ sở do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc cộng đồng dân cư thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tự bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Bạn đang xem: Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là gì? Quy định về đơn vị sự nghiệp ngoài công lập?
Cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, khoa học – công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và đồng thời là những cơ quan hỗ trợ và nâng cao chất lượng sử dụng dịch vụ của người dân.
Các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập theo quy định của pháp luật và có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng. Cùng với việc củng cố các cơ sở công lập, Nhà nước ta còn khuyến khích và đẩy mạnh phát triển các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn và huy động các nguồn lực trong nhân dân, của các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để thành lập, xây dựng và phát triển các cơ sở ngoài công lập phù hợp với định hướng phát triển của đất nước.
Các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân, các cá nhân,… Ví dụ: trường học tư nhân, bệnh viện tư nhân, tổ chức nghiên cứu khoa học tư, bảo tàng tư nhân,… các cơ quan này hoạt động theo mô hình doanh nghiệp và việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động tuân thủ theo các quy định của Bộ luật Lao động.
Khác với những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập không hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Căn cứ vào các quy định tại Thông tư 91/2006/TT-BTC ngày 02/10/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn nghị định số 53/2006/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, là cơ sở do tổ chức đứng ra thành lập, được đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước (vốn của tập thể, tổ chức, cá nhân,…) và quản lý điều hành mọi hoạt động theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, việc tuyển dụng, quản lý lao động của đơn vị sự nghiệp ngoài công lập tuân theo các quy định của Bộ Luật lao động.
Thứ ba, Cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng được mở tại ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc nhà nước.
Thứ tư, Cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, khoa học – công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma túy), dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em.
Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập Trong Tiếng anh là “Non-public non-public business units”.
Theo quy định tại Mục I của Thông tư 91/2006/TT-BTC, các cơ sở ngoài công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em bao gồm:
+ Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 53 của Chính phủ, bao gồm cơ sở dân lập và cơ sở tư nhân (hoặc tư thục đối với giáo dục-đào tạo), hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma tuý), cơ sở dân số, gia đình và trẻ em.
+ Các cơ sở ngoài công lập đã được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ.
Còn lại các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma túy), cơ sở bảo vệ chăm sóc trẻ em, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 91/2006/TT-BTC.
Nguyên tắc hoạt động của đơn vị sự nghiệp ngoài công lập:
Cơ sơ pháp lý: Mục III Thông tư 91/2006/TT-BTC, theo đó đơn vị sự nghiệp hoạt động theo
+ Cơ sở ngoài công lập hoạt động theo nguyên tắc tự đảm bảo kinh phí.
+ Nhà nước, xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng trong hoạt động cũng như đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở ngoài công lập như cơ sở công lập. Các cơ sở ngoài công lập được tham gia các dịch vụ công do nhà nước tài trợ, đặt hàng; tham gia đấu thầu nhận các hợp đồng, dự án sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước phù hợp với chức năng nhiệm vụ hoạt động theo quy định của pháp luật.
+ Cơ sở ngoài công lập được liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, nhằm huy động vốn, nhân lực và công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ.
+ Tài sản của cơ sở ngoài công lập bao gồm tài sản của cá nhân, tập thể tham gia góp vốn khi thành lập và phần tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động; trong đó tài sản được hiến, tặng hoặc viện trợ không hoàn lại trong quá trình hoạt động của cơ sở ngoài công lập không được chia cho cá nhân, chỉ sử dụng chung cho lợi ích của cơ sở và cộng đồng.
+ Trường hợp cơ sở ngoài công lập ngừng hoạt động, phải giải thể thì vận dụng theo trình tự, thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản.
Trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được quy định cụ thể tại Mục XII của Thông tư 91/2006/TT-BTC
Việc cho thuê nhà, xây dựng cơ sở vật chất thực hiện công việc:
Theo quy định tại Mục IV của Thông tư 91/2006/TT-BTC:
Cơ sở ngoài công lập được ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng để cung cấp các sản phẩm dịch vụ trong các lĩnh vực giáo dục- đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, khoa học-công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma tuý), dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch của địa phương và của Nhà nước.
+ Căn cứ vào quỹ nhà, cơ sở hạ tầng hiện có, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện, khuyến khích các cơ quan có liên quan đầu tư, cải tạo nâng cấp quỹ nhà, cơ sở hạ tầng thuộc Nhà nước quản lý, để chuyển giao cho các cơ sở ngoài công lập thuê dài hạn với giá ưu đãi.
+ Căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét quyết định việc xây dựng mới nhà, cơ sở hạ tầng để cho các cơ sở ngoài công lập thuê dài hạn với giá ưu đãi.
Giá cho thuê ưu đãi đối với cơ sở ngoài công lập được xác định cụ thể như sau:
Xem thêm : Cách tham chiếu tuyệt đối trong Excel
Mức giá cho thuê không bao gồm tiền thuê đất, tiền đền bù giải phóng mặt bằng (nếu có) và lãi vay vốn xây dựng nhà, cơ sở hạ tầng theo dự án được duyệt. Đơn giá cho thuê nhà, cơ sở hạ tầng đối với cơ sở ngoài công lập do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể phù hợp với thực tế tại địa phương, cụ thể:
+ Đối với nhà cửa, cơ sở hạ tầng hiện có, giá cho thuê được xác định trên cơ sở đánh giá lại tài sản theo quy định hiện hành về quản lý tài sản.
+ Đối với nhà, cơ sở hạ tầng đầu tư xây dựng mới được xác định bằng giá xây dựng (bao gồm cả thuế của đơn vị xây dựng), không bao gồm tiền thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng, tiền lãi vay vốn xây dựng.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương ban hành quy định về việc hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi vay vốn sửa chữa, xây dựng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức có chức năng kinh doanh nhà, cơ sở hạ tầng cho cơ sở ngoài công lập thuê.
Căn cứ để hỗ trợ lãi vay cho cơ quan, đơn vị, tổ chức có chức năng kinh doanh nhà, cơ sở hạ tầng do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
Hồ sơ, thủ tục để được xét hưởng ưu đãi thuê nhà, cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu Nhà nước theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục hành chính, cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan khác để các cơ sở ngoài công lập thực hiện đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất theo quy hoạch.
Đối với cơ sở ngoài công lập xây dựng nhà, cơ sở vật chất thuộc đối tượng phải nộp phí xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định chế độ miễn, giảm phí xây dựng cho cơ sở ngoài công lập để thực hiện ở địa phương.
Trường hợp cơ sở ngoài công lập xây dựng nhà, cơ sở vật chất nằm trong các dự án, khu đô thị mới đã được xây dựng cơ sở hạ tầng phải nộp chi phí xây dựng hạ tầng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào khả năng của ngân sách địa phương ban hành quy định về việc hỗ trợ một phần chi phí xây dựng hạ tầng cho cơ sở ngoài công lập.
Hồ sơ, thủ tục để được xem xét hỗ trợ chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho cơ sở ngoài công lập theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Về thuế thu nhâp doanh nghiệp: tuân thủ theo quy định tại Mục VII Thông tư 91/2006/TT-BTC
Về huy động vốn đầu tư: tuân thủ theo quy định tại Mục VIII của Thông tư 91/2006/TT-BTC
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 53/2006/NĐ-CP Về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;
– hông tư 91/2006/TT-BTC ngày 02/10/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn nghị định số 53/2006/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập.
THAM KHẢO THÊM:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/04/2024 11:01
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024