Theo Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, BHYT 5 năm liên tục là trường hợp người tham gia BHYT có thời gian đóng 05 năm liên tiếp, trong đó được phép gián đoạn tối đa 03 tháng.
Thời điểm người tham gia BHYT đủ 05 năm liên tục được ghi nhận trực tiếp trên thẻ BHYT. Theo Quyết định 1666/QĐ-BHXH về mẫu thẻ BHYT, việc ghi nhận thời gian 05 năm liên tục được quy định như sau:
Bạn đang xem: Mức hưởng BHYT 5 năm liên tục là bao nhiêu?
– Người đã có đủ 05 năm tham gia BHYT liên tục tính đến ngày 01/01/2015 thì in từ ngày 01/01/2015.
– Từ ngày 01/01/2015 trở đi, người tham gia BHYT chưa đủ hoặc bắt đầu đủ 05 năm liên tục thì in từ ngày đầu tiên của năm thứ sáu.
BHYT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giảm bớt gánh nặng tài chính cho người bệnh. Mức hưởng BHYT 5 năm liên tục được quy định thể tại điểm c khoản 1 Điều 22 Luật BHYT số 25/2008/QH12, sửa đổi bởi Luật số 46/2014/QH13 như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau: … c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
Xem thêm : Biên độ là gì? Công thức tính biên độ?
Theo đó, mức hưởng BHYT 5 năm liên tục là 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng.
Để được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh theo mức hưởng BHYT 5 năm liên tục, người bệnh phải đáp ứng đủ các điều kiện:
(1) Tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên: Được ghi nhận thời điểm đủ điều kiện ngay trên thẻ BHYT. Tức là, trên thẻ BHYT có dòng chữ: “Thời điểm đủ 05 năm liên tục: Từ …/…/…”.
Lưu ý: Nếu có thời gian gián đoạn thì chỉ được gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
(2) Có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở
Số tiền đồng chi trả được hiểu là khoản tiền mà người bệnh phải cùng chi trả với cơ quan BHXH theo tỷ lệ % được hưởng trên thẻ BHYT.
Hiện nay, lương cơ sở áp dụng mức 1,8 triệu đồng/tháng thì số tiền cùng chi trả phải lớn hơn 6 x 1,8 triệu đồng = 10,8 triệu đồng.
Xem thêm : Có được nộp đơn ly hôn ở nơi tạm trú không?
(3) Khám, chữa bệnh đúng tuyến.
Căn cứ Thông báo 2298/TB-BHXH ngày 14/11/2018, hồ sơ làm thủ tục hưởng BHYT 5 năm liên tục gồm:
– Thẻ BHYT;
– Giấy tờ tùy thân có ảnh (bản sao);
– Hóa đơn, chứng từ thanh toán viện phí (bản chính).
Sau khi có đủ các giấy tờ này, người bệnh nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi tham gia BHYT để được giải quyết.
Với quy định này có thể thấy, khi đi khám, chữa bệnh, người bệnh nên lưu giữ hóa đơn, chứng từ cẩn thận để có căn cứ cho cơ quan BHXH giải quyết chế độ đảm bảo quyền lợi cho mình. Trên đây là thông tin về mức hưởng BHYT 5 năm liên tục. Nếu có băn khoăn về BHYT và các vấn đề pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ: 19006192
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 02/04/2024 11:20
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…
Tử vi hôm nay: 4 con giáp có khả năng đạt được thành công vào…
Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông DIAH, tận hưởng vận may