1. Hàng siêu trường siêu trọng là gì ?
Nếu đã từng quan tâm đến vận tải hàng hóa, chắc chắn bạn đã từng một lần nghe tới cụm từ “hàng siêu trường siêu trọng”. Đây là loại hàng đặc biệt, có quy trình vận chuyển riêng, nghiêm ngặt khác hẳn so với các loại hàng hóa khác. Vậy cụ thể hai loại hàng hóa này như thế nào? Hãy cùng tham khảo định nghĩa của hàng siêu trường và hàng siêu trọng trong vận tải hàng hóa đường bộ dưới đây nhé!
1.1. Hàng siêu trường là gì?
Căn cứ vào Điều 12 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, hàng siêu trường được định nghĩa như sau:
Bạn đang xem: Hàng Siêu Trường Siêu Trọng Là Gì ? Quy Định Và Định Nghĩa
Hàng siêu trường là những loại hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện có một trong các kích thước bao ngoài (tổ hợp hàng hóa và phương tiện vận chuyển) như sau:
- Chiều rộng lớn hơn 2m5
- Chiều dài lớn hơn 20m
- Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trên 4m2. Đối với phương tiện vận chuyển container trên 4m35
Trên thực tế, bạn sẽ dễ thấy hàng siêu trường trong các công trình, các dự án lớn. Thường mặt hàng này sẽ là các loại máy móc, nguyên vật liệu dùng để thi công,…
1.2. Hàng siêu trọng là gì?
Cũng dựa theo Điều 12 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, hàng siêu trọng là loại hàng không thể tháo rời và có trọng lượng lớn hơn 32 tấn. Tuy nhiên khi xếp lên phương tiện vận chuyển đường sông, đường bộ hàng hóa không thể tách rời trên 20 tấn cũng được gọi là hàng siêu trọng.
2. Các quy định về vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng
Xem thêm :
Hàng siêu trường siêu trọng đều là những loại hàng hóa có trọng lượng rất lớn, quá khổ và không thể tháo rời. Vì vậy, các loại hàng hóa này có các quy định về vận chuyển riêng đảm bảo an toàn.
2.1. Đối với đơn vị vận chuyển
Xét theo đơn vị, công ty vận chuyển, các quy định vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng được quy định như sau:
- Đơn vị vận chuyển phải có giấy phép đăng ký kinh doanh, đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo đúng pháp luật.
- Đơn vị vận chuyển phải có đội ngũ công nhân, lái xe chuyên nghiệp, thành thạo lái xe hàng siêu trường, siêu trọng, có thể xử lý tốt các tình huống.
- Đơn vị phối hợp tốt với các cơ quan liên quan nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông cũng như cho hàng hóa tại các công trình giao thông.
2.2. Đối với bên gửi hàng hoá
Đối với bên gửi hàng hóa cũng có các quy định vận chuyển riêng như:
- Bên gửi phải cung cấp đầy đủ thông tin cho bên vận chuyển như địa điểm dỡ xếp dỡ hàng, trọng lượng thực tế hàng hóa.
- Người gửi giải quyết tất tần tật các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
- Bên gửi hàng phải chịu trách nghiệm về các thông tin trên hàng hóa như tên, địa chỉ, nơi gửi, người nhận, kích thước,…
2.3. Đối với việc cấp phép lưu hành
Bên cạnh đơn vị vận chuyển và bên gửi, việc cấp phép lưu hành cũng được quy định nghiêm ngặt, cụ thể:
- Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng chỉ được cấp phép lưu hành trên một số tuyến đường nhất định, trên một đoạn đường cụ thể và trong một số trường hợp đặc biệt.
- Những xe vận chuyển có kích thước hàng hóa quá khổ, có thể tháo rời sẽ không được cấp phép lưu hành.
>>>> DÀNH CHO BẠN: Bảng giá cước vận tải đường bộ mới nhất hiện nay
3. Cách quy đổi trọng lượng tính cước vận tải đối với hàng siêu trường siêu trọng
Giống với các loại mặt hàng khác, hàng siêu trường siêu trọng cũng có những cách quy đổi trọng lượng riêng để tính giá cước vận chuyển được chính xác. Dưới đây là một vài cách quy đổi trọng lượng phổ biến:
- Đối với hàng hóa có thể tích từ 1,5m3 trở xuống: Trọng lượng vận chuyển của loại hàng hóa này là trọng lượng thực tế chuyên chở tính cả bao bì.
- Đối với hàng hóa có thể tích từ 1,5m3 trở lên: Quy đổi trọng lượng của hàng hóa có thể tích này được tính theo công thức 1,5m3 trọng lượng vận chuyển thành 1 tấn.
Xem thêm : Chân gà hầm với lạc có tác dụng gì?
Song khi quy đổi, bạn cần lưu ý một vài điều sau:
- Tấn là trọng lượng dùng để tính cước vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng và thường sẽ được làm tròn: nếu nhỏ hơn 0,5 tấn bỏ qua, lớn hơn 0,5 tấn làm tròn thành 1 tấn.
- Kilomet (km) là đơn vị khoảng cách để tính cước phí vận chuyển và cũng được tính theo công thức làm tròn như trên.
4. Phương tiện được phép vận chuyển hàng siêu trường
Căn cứ vào Điều 13 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, phương tiện được phép vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng được quy định cụ thể như sau:
- Phương tiện vận chuyển quá khổ phải có kích thước phù hợp với kiện hàng vận chuyển. Ngoài ra phương tiện phải đáp ứng đủ các tiêu chí theo các thông số được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
- Phương tiện chuyên chở phải có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe còn thời hạn.
- Xe vận chuyển chạy đúng tốc độ đã được quy định và phải thông báo trọng lượng hàng hóa. Trong một số trường hợp phải bố trí thêm người hướng dẫn giao thông nhằm đảm bảo an toàn, hàng hóa được vận chuyển đúng tiến độ.
- Đối với loại xe rơ mooc có đặc tính ghép nối được với nhau thì cơ quan đăng kiểm sẽ tiến hành kiểm tra nhằm đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN NHẤT: Các phương tiện vận tải đường bộ phổ biến nhất
5. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng phải tuân theo quy định nào khi lưu hành trên đường bộ?
Là loại mặt hàng có trọng lượng đặc biệt, hàng siêu trường siêu trọng khi vận chuyển trên đường bộ cần phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Dựa theo Điều 14 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, các phương tiện chuyển chở hàng quá khổ phải thực hiện:
- Phương tiện vận chuyển, chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng theo thực hiện đúng các điều khoản sau:
- Đảm bảo an toàn giao thông và công trình giao thông.
- Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện vận chuyển hoặc thuê người lái xe khi lưu hành xe phải có đầy đủ các Giấy phép lưu hành xe quá khổ, quá giới hạn, xe quá trọng tải, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Tổ chức, cá nhân phải tuân thủ đúng những quy định được nêu trong Giấy phép lưu hành.
- Xe chở hàng chở quá kích thước của xe theo thiết kế nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sẽ không được phép lưu thông trên đường bộ.
- Người điều khiển phương tiện siêu trường siêu trọng phải tuân thủ đúng các điều kiện được nếu trong Giấy phép lưu hành xe hàng quá khổ; đồng thời tuân theo chỉ dẫn của các cơ quan liên quan, người điều hành hộ tống (nếu có).
- Các trường hợp phương tiện điều khiển cần có người hướng dẫn, hộ tống đường vận chuyển:
- Khi xếp hàng hóa lên phương tiện điều khiển có một trong các kích thước bao (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) ngoài như sau: Chiều dài trên 20m, chiều rộng hơn 3m5.
- Tại các vị trí công trình phải gia cường đường bộ.
- Tại các trường hợp khảo sát đường bộ:
- Khi xếp hàng lên phương tiện chuyên chở có một trong các kích thước sau: chiều rộng lớn hơn 3m75 hoặc chiều dài lớn hơn 20m hoặc chiều cao lớn hơn 4m75 hoặc đối với đường cấp IV trở xuống hoặc đối với đường cấp III trở lên lớn hơn 30m.
- Phương tiện điều khiển cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng xe hoặc trục xe vượt quá khả năng khai thác đường bộ.
Vừa rồi là những thông tin về hàng siêu trường siêu trọng mà Dolphin Sea Air muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông tin trên thật hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về hai loại hàng hóa đặc biệt này nhé! Đừng quên liện hệ cho Dolphin Sea Air nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ vận chuyển chất lượng.
>>>> TÌM HIỂU THÊM:
- Vận đơn đường bộ là gì ? Phân loại vận đơn và chứng từ cần biết
- Quy trình chứng từ vận tải đường bộ trong và quốc tế
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 25/04/2024 04:09