Categories: Tổng hợp

Tôn sư trọng đạo là gì? Biểu hiện và ý nghĩa

Published by

1. Tôn sư trọng đạo là gì?

“Tôn sư” trong đó “tôn” là tôn trọng, kính trọng và đề cao; “sư” là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ. Vậy tôn sư là người học trò phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập vào trong cuộc sống. Tuy nhiên, tôn sư” không đồng nghĩa với là thầy luôn luôn đúng, vì điều đó còn tùy thuộc vào sức khỏe, trạng thái tâm lý của thầy giáo, sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh mà đã tác động đến hoạt động giáo dục.

“Trọng đạo” trong đó “trọng” là coi trọng, tôn trọng, đạo là đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người. Vậy trọng đạo là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội. Ngoài ra, trọng đạo cũng có nghĩa là trọng chân lý, xét trong tình huống giáo dục cụ thể chân lý là của cùng một chủ thể thầy dạy đưa ra, nhưng cũng có khi là chân lý được học trò đúc kết, tích lũy trong hoạt động sống nói chung. Vì thế, trong giáo dục, học trò vẫn có thể tranh luận với thầy, phản biện lại thầy về kiến thức chân lý mà vẫn giữ nguyên đạo lý và sự tôn sư.

Như thế, sự “tôn sư” đi liền với “trọng đạo” không tách rời nhau mà luôn ở trong cùng một khái niệm. Ngày nay, “tôn sư trọng đạo” vẫn mang ý nghĩa tôn vinh người thầy và nghề dạy học, nhưng giáo dục ngày nay cơ bản đã khác xưa, mối quan hệ thầy trò cũng cũng phải vận động sao cho phù hợp với thời cuộc”. Tuy nhiên, cho dù là sự vận động như thế nào đi chăng nữa thì vai trò của người thầy cũng không thể thay thế được. Người Trung Quốc có câu: “Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi”. Mặt khác, sự “tôn sư” ở đây còn được hiểu là kính trọng thầy về kiến thức và đạo đức, nhưng cũng còn ý nghĩa khác nữa là quý mến thầy trong cách hiểu về tình người. Tóm lại, có thể hiểu đơn giản tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt là những thầy cô giáo đã dạy mình) ở mọi lúc mọi nơi, coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy mình.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phát huy và giữ gìn truyền thống ấy. Đây là một nét đẹp trong tâm hồn mỗi người, làm cho các mối quan hệ ngày càng trở nên gắn bó.

2. Biểu hiện thể hiện sự tôn sư trọng đạo

Tôn sư trọng đạo được thể hiện rõ nhất thông qua các hành động, lời nói, cử chỉ và thái độ đối với thầy giáo, cô giáo. Chỉ cần thông qua tác phong nói chuyện của học sinh đối với thầy cô là có thể nhìn rõ được đạo đức này trong mỗi người.

Thứ nhất, học sinh có thái độ và hành động làm vui lòng thầy cô. Tôn sư trọng đạo chính là đạo đức cần thiết có đối với tất cả mọi người. Chúng ta cần thể hiện một thái độ kính trọng, mến yêu bởi lẽ các thầy cô giáo đã dạy dỗ mình nên người. Bên cạnh đó, mỗi học sinh cũng cần phải lễ phép khi giao tiếp, không tỏ thái độ thiếu tôn trọng hoặc có các hành vi, cử chỉ không đúng chuẩn mực với thầy cô. Đồng thời, các bạn cũng phải luôn nỗ lực hết mình, ghi nhớ những lời thầy cô dạy để trở thành những công dân có ích cho xã hội. Đặc biệt là các em học sinh, sinh viên cần phải chăm ngoan, nghe lời thầy cô, cố gắng học tập và rèn luyện để đạt được kết quả cao trong học tập.Có như thế mới có thể báo đáp ân nghĩa với sự dạy dỗ của thầy cô.

Thứ hai, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam, đây là ngày để tôn vinh công lao dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo. Đồng thời cũng là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng của mình đối với thầy cô giáo đã dạy mình. Vào ngày này, các em học sinh và sinh viên trên khắp cả nước lại nô nức mua những bó hoa, món quà,… để dành tặng cho thầy cô. Xã hội luôn có sự quan tâm đặc biệt đến các nhà giáo. Bên cạnh những biểu hiện bên trên, tôn sư trọng đạo còn được thể hiện rõ nhất thông qua sự quan tâm của xã hội đối với các nhà giáo. Có thể khẳng định rằng, trong xã hội hầu hết mọi người luôn dành tình cảm kính mến và tôn trọng đối với các giáo viên. Sự quan tâm đối với nền giáo dục, đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên sẽ giúp cho các học sinh phát triển tốt. Đặc biệt, Nhà nước còn luôn có sự quan đặc biệt đối với các nhà giáo thông qua những chính sách như tăng ngân sách cho giáo dục, tăng lương và phụ cấp. Đồng thời, còn tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp tạo ra môi trường thuận lợi cho quá trình giảng dạy, học tập và rèn luyện.

3. Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo

Từ xưa đến nay, tôn sư trọng đạo là phẩm chất đạo đức rất được coi trọng, nhằm đền đáp công lao to lớn của những người thầy thầm lặng đã truyền đạt kiến thức để giáo dục con người. Ông cha ta từ thời xa xưa vẫn thường dạy “Nhất tự vi sư bán tự vi sư”, tức là một chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy. Như vậy, vai trò của người thầy đã sớm được ghi nhận trong xã hội từ rất lâu về trước.

Sinh thời, thủ tướng Phạm Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Khác với các nghề khác, thành phẩm của giáo dục và công lao của người thầy chính là tạo ra những người tốt cho xã hội. Bên cạnh đó, kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam cũng có rất nhiều câu nói về công lao của người thầy, chẳng hạn như:

“Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

Tôn sư trọng là truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp của dân tộc từ bao đời nay. Xuất phát từ vai trò quan trọng của giáo dục, Nhà nước ta xác định rất rõ ràng rằng giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu của Việt Nam. Vì vậy, rất nhiều chính sách phát triển với lĩnh vực giáo dục được đưa ra nhằm mang đến một thế hệ mới có tri thức cao, sánh vai với các cường quốc châu lục trên thế giới. Không chỉ vậy, Nhà nước còn lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày hội lớn toàn dân để tôn vinh các nhà giáo của Việt Nam.

Tôn sư trọng đạo còn có ý nghĩa giúp cho con người sống có nhân nghĩa và thủy chung. Sống trong đời nếu biết coi trọng đạo lý làm người nói chung và tôn sư trọng đạo nói riêng sẽ giúp cho chúng ta có khả năng tiến xa hơn trong học tập và gặt hái được thành công lớn trong sự nghiệp. “Tôn sư trọng đạo” dù ở thời xưa hay ngày và mãi mãi mai sau vẫn luôn là một nét đẹp không gì có thể thay thế được của dân tộc Việt Nam. Dù ở đâu, thời nào, người thầy vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội.

Mọi người cùng hỏi:

Câu hỏi 1: Tôn sư trọng đạo là gì?

Trả lời 1: Tôn sư trọng đạo là một tập quán trong văn hóa Á Đông, đặc biệt phổ biến trong văn hóa Trung Quốc và Việt Nam. Nó ám chỉ sự tôn trọng và tôn vinh người thầy, giáo viên, hoặc người có kiến thức, kinh nghiệm, và đạo đức cao. Tôn sư trọng đạo thể hiện lòng biết ơn và sự tôn kính đối với những người đã hướng dẫn, giảng dạy, hoặc truyền đạt kiến thức và giá trị đạo đức cho người khác.

Câu hỏi 2: Tại sao tôn sư trọng đạo quan trọng?

Trả lời 2: Tôn sư trọng đạo quan trọng vì:

  1. Bảo tồn kiến thức và truyền thống: Nó giúp duy trì và chuyển đồi kiến thức và truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác, đảm bảo rằng kiến thức và giá trị đạo đức không bị mất đi.

  2. Khuyến khích học hỏi: Tôn sư trọng đạo khuyến khích sự học hỏi và sự phát triển cá nhân thông qua việc tìm kiếm sự hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm và kiến thức.

  3. Xây dựng mối quan hệ tôn trọng: Nó tạo ra mối quan hệ tôn trọng và lòng biết ơn giữa học trò và người thầy, thúc đẩy sự đoàn kết trong cộng đồng.

  4. Làm nền tảng cho sự phát triển xã hội: Sự tôn trọng đối với giáo viên và những người có kiến thức và đạo đức cao có thể thúc đẩy sự phát triển xã hội thông qua việc tạo ra những thế hệ có kiến thức và phẩm hạnh tốt.

Câu hỏi 3: Tôn sư trọng đạo có điều kiện hay nguyên tắc cụ thể không?

Trả lời 3: Tôn sư trọng đạo không có điều kiện hoặc nguyên tắc cụ thể, nhưng nó thường bao gồm những đặc điểm sau:

  • Sự tôn trọng và lòng biết ơn đối với người thầy, giáo viên, hoặc những người đã hướng dẫn và chia sẻ kiến thức.
  • Sự tôn trọng đạo đức và phẩm hạnh cao của người thầy.
  • Sự khao khát học hỏi và sự tôn kính đối với kiến thức và truyền thống.
  • Sự chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giữa các thế hệ.
  • Sự xây dựng mối quan hệ tôn trọng và sự đoàn kết trong cộng đồng.

Câu hỏi 4: Tôn sư trọng đạo có ảnh hưởng đến cuộc sống xã hội và văn hóa không?

Trả lời 4: Tôn sư trọng đạo có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống xã hội và văn hóa, đặc biệt trong các nền văn hóa có truyền thống tôn trọng người thầy và kiến thức. Nó có thể:

  • Đảm bảo sự chuyển đạt kiến thức và giá trị đạo đức từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • Khuyến khích sự phát triển cá nhân và tư duy sáng tạo.
  • Tạo ra mối quan hệ đoàn kết và tôn trọng trong cộng đồng.
  • Thúc đẩy sự tôn trọng đạo đức và phẩm hạnh trong xã hội.
  • Góp phần vào sự phát triển xã hội và văn hóa thông qua việc xây dựng những thế hệ có kiến thức và phẩm hạnh tốt.

This post was last modified on %s = human-readable time difference 05:40

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem số MAY MẮN giúp bạn ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…

4 giờ ago

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Thìn khôn ngoan, Dần may mắn

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn

5 giờ ago

Cảnh báo 4 con giáp đối diện với nguy cơ mất tiền hao của, tháng 11/2024 chớ vội đầu tư

Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…

7 giờ ago

4 con giáp VƯỢT chông gai để LỘI NGƯỢC dòng xuất sắc cuối năm 2024, TIỀN của tràn vào nhà

4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…

7 giờ ago

Tuần mới (4 – 10/11) ôm trọn may mắn, 3 con giáp mở mày mở mặt khi thăng hoa vượt kỳ vọng

Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…

12 giờ ago

Cách giúp 12 con giáp đạp gió rẽ sóng, chinh phục đỉnh cao trong tháng 11/2024

Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024

13 giờ ago