Bài viết Bài toán sắt tác dụng với H2SO4 (axit sunfuric) đặc nóng với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Bài toán sắt tác dụng với H2SO4 (axit sunfuric) đặc nóng.
Bài giảng: Bài tập tổng hợp về sắt và hợp chất của sắt – Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
– Với dung dịch H2SO4 đậm đặc và nóng → muối sắt (III)
Sản phẩm khử của S+6 thường là S+4 (SO2)
PTHH: 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
+ Sản phẩm sinh ra trong phản ứng của Fe với H2SO4 đậm đặc là muối sắt (III) nhưng nếu sau phản ứng có Fe dư hoặc có Cu thì tiếp tục xảy ra phản ứng:
2Fe3+ + Fe → 3Fe3+
Hoặc: 2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+
+ Lưu ý: Fe bị thụ động hóa trong môi trường H2SO4 đặc nguội.
Ví dụ 1: Hòa tan m (gam) Fe bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 1,344 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc). Giá trị của m là
A. 3,36
B. 1,764
C. 2,24
D. 0,896
Lời giải:
Chọn đáp án: C
Giải thích:
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
(H2SO4 dư nên chỉ tạo muối Fe(III) )
nSO2 = 0,06 mol
BTe => nFe = 2/3 . nSO2 = 0,04 mol
=> mFe = 0,04 . 56 = 2,24g
Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn m (g) bột Fe bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng) thu được dung dịch X và 1,344 l khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Cô cạn X, thu được 8,56g muối khan. Giá trị của m là?
A. 2,8 g
B. 1,12 g
C. 2,24g
D. 1,4g
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (1)
Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4 (2)
Có thể có phương trình (2) nếu Fe dư
nSO2 = 0,06 mol
BT điện tích ta có: 2H2SO4 + 2e → SO2 + SO42- (trong muối) + 2H2O
=> nSO42- = nSO2 = 0,06 mol
mmuối = mKL + mSO42- = 8,56 => mKL = 8,56 – 96 . 0,06 = 2,8g
Ví dụ 3: Hòa tan hoàn toàn 20,88 (g) một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m (g) muối sunfat khan. Tính giá trị của m?
Lời giải:
Giải thích:
Ta có: nSO2 = 0,145 mol
Quy đổi 20,88 g oxit sắt FexOy thành 20,88 g Fe và O
Gọi nFe = x mol; nO = y mol
Quá trình nhường electron:
Fe0 – 3e → Fe+3
x 3x
Quá trình nhận electron:
O0 + 2e → O-2
y 2y
N+5 + 3e → N+2
0,29 0,145
Áp dụng định luật bảo toàn electron, ta có: 3x = 2y + 0,29 → 3x – 2y = 0,29 (1)
Mặt khác: 56x + 16y = 20,88 (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,29 và y = 0,29
Muối sinh ra là muối Fe2(SO4)3.
Áp dụng ĐL bảo toàn nguyên tố ta có:
nFe2(SO4)3 =1/2 nFe = 0,145 mol → mFe2(SO4)3 = 0,145. 400 = 58 (g)
Xem thêm : Cách đổi mmol/l sang mg/dl và ngược lại
Câu 1: Hòa tan hết a gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt trong b gam dung dịch H2SO4 9,8% (lượng vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 51,76 gam hỗn hợp hai muối khan. Mặt khác nếu hòa tan hết a gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được duy nhất 58 gam muối Fe (III). Giá trị của b là
A. 370. B. 220.
C. 500. D. 420.
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
nFe = 2.58/400 = 0,29 mol
nFeSO4 = x ; nFe2(SO4)3 = y
=> mdd = 152x + 400y = 51,76
nFe = nFeSO4 + 2. nFe2(SO4)3 = x + 2y = 0,29
=> x = 0,13 mol, y= 0,08 mol
BT S: nH2SO4 = nFeSO4 + 3Fe2(SO4)3 = 0,13 + 3. 0,08 = 0,37
=> b = (0,37. 98)/9,8 . 100% = 370g
Câu 2: Nung nóng 16,8 gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm các oxit sắt và sắt dư. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng H2SO4 đặc nóng thu được 5,6 lít SO2 (đktc). Hãy xác định khối lượng của hỗn hợp X.
A. 40g B. 20g
C. 25g D. 32g
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
Áp dụng bảo toàn electron cho các quá trình oxi hóa và khử tổng hợp từ các giai đoạn của các phản ứng.
Ta có: nFe =16,8/56 = 0,3(mol); nSO2 = 5,6/22,5 = 0,25(mol)
Theo bảo toàn electron ta có: 4a + 0,5 = 0,9 => a = 0,1(mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mX = mFe + mO2 = 16,8 + 32a = 16,8 + 32.0,1 = 20g
Câu 3: Cho Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và 8,28 gam muối. Biết số mol Fe bằng 37,5% số mol H2SO4 phản ứng. Khối lượng Fe đã tham gia phản ứng là:
A. 2,52 gam.
B. 1,68 gam.
C. 1,12 gam.
D. 1,08 gam.
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
Đặt nSO2 = x => nSO42- trong muối = ne/2 = x mol
Bảo toàn S => nH2SO4 phản ứng = 2x mol
=> nFe phản ứng = 37,5%. 2x = 0,75x mol
=> mmuối = 56. 0,75x + 96x = 8,28
=> x = 0,06 mol
=> mFe = 56. 0,75x = 2,52g
Câu 4: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 0,84 lít khí (đktc) gồm một sản phẩm khử duy nhất. Sản phẩm khử duy nhất đó là:
A. SO2
B. S
C. H2S
D. H2
Lời giải:
Chọn đáp án: C
Giải thích:
nFe = 0,1 => ne = 3. nFe = 0,3mol
nkhí = 0,0375 mol
=> S+6 đã nhận 0,3/0,0375 = 8e để tạo ra 1 phân tử khí.
=> Khí là H2S.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn a gam FexOy bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc nóng vừa đủ, có chứa 0,075 mol H2SO4 thu được b gam một muối có 168 ml khí SO2 (đktc) duy nhất thoát ra. Giá trị của b là
A. 9 (g)
B. 2,45 (g)
C. 5 (g)
D. 3,75 (g)
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
Xem thêm : Ý NGHĨA HOA LAVENDER CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT!
nSO2 = 0,0075 mol
Bảo toàn S => nSO42- = nH2SO4 – nSO2 = 0,0675 mol
=> nFe2(SO4)3 = 1/3. nSO42- = 0,0225 mol
=> b = mFe2(SO4)3 = 9 gam
Câu 6: Cho m gam Fe tác dụng hết với H2SO4 (đặc, nóng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10m/7 gam khí SO2 và dung dịch X. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thu được (m + 133,5) gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 56
B. 28
C. 22,4
D. 16,8
Lời giải:
Chọn đáp án: C
Giải thích:
nSO2 = 5m/224 mol => ne = 5m/112 mol
Ta thấy (2m/56) < (5m/112) < (3m/56) nên có cả 2 muối Fe2+, Fe3+ => Axit hết.
=> nSO42- = nSO2 = 5m/224 mol
—> nOH- trong ↓ = 2. nSO42- = 5m/112 mol
Kết tủa sau phản ứng có Fe(OH)2, Fe(OH)3 và BaCO3
m↓ = m + 17. (5m/112) + 233. (5m/224) = m + 133,5
=> m = 22,4g
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 16,0 gam hỗn hợp rắn X gồm FeS2 và Cu2S trong 120,0 gam dung dịch H2SO4 98%, đun nóng thu được dung dịch Y và V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đkc). Cho BaCl2 dư vào dung dịch Y thu được 139,8 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 17,92 B. 20,16
C. 16,80 D. 22,4
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
Đặt nFeS2 = a mol và nCu2S = b mol
=> mX = 120a + 160b = 16 (1)
FeS2 → Fe3+ + 2S+6 +15e
Cu2S → 2Cu2+ + S+6 + 10e
S+6 +2e → S+4
Bảo toàn electron: 2. nSO2 = 15. nFeS2 + 10. nCu2S
=> nSO2 = 7,5a + 5b mol
nH2SO4 = 1,2 mol và nBaSO4 = 0,6 mol
Bảo toàn S:
2a + b + 1,2 = 0,6 + 7,5a + 5b (2)
(1) (2) => a = 0,08 và b = 0,04
=> nSO2 = 7,5a + 5b = 0,8 mol
=> V = 17,92 (l)
Câu 8: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,002 FeS2 và 0,003 mol FeS vào lượng dư H2SO4 đặc, nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Hấp thụ hết SO2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 được V lít dung dịch Z không màu trong suốt có pH = 2. Giá trị của V là:
A. 1,14. B. 0,14.
C. 11,4. D. 2,28.
Lời giải:
Chọn đáp án: D
Giải thích:
FeS2 → Fe3+ + 2SO2 + 11e
0,002mol
FeS → Fe3+ + SO2 + 7e
0,003 mol
=> ne nhường = 0,002. 11 + 0,003. 7 = 0,043 mol
S+6 + 2e → SO2
0,043 mol
BTe => nSO2 = 0,043/2 = 0,0215 mol
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
=> nH2SO4 = 0,0114 mol => nH+ = 0,0228 mol
pH = 2 => [H+] = 0,01
=> V = 2,28 lít
Bài giảng: Bài tập sắt, hợp chất của sắt tác dụng với chất oxi hóa mạnh – Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 10/02/2024 11:05
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024