Khi bị chó cắn thường chúng ta sẽ khử trùng, băng bó và đến trung tâm y tế để chích ngừa bệnh dại. Bạn sẽ lo lắng đến việc nên ăn kiêng cái gì và sau bị cắn nên làm gì?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Bách hóa XANH nhé!
Bạn đang xem: Bị chó cắn kiêng ăn gì? Nên làm gì để phòng bệnh dại
Khi bị chó cắn, sau khi xử lý và tiêm phòng thì nhiều người hoang mang rằng mình có nên ăn kiêng gì hay không trong quá trình phục hồi. Theo ý kiến của các chuyên gia thì khi bị chó cắn bạn không nên kiêng ăn mà hãy ăn như bình thường.
Đồng thời, phối hợp đầy đủ các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng để cung cấp các vitamin, khoáng chất,..cần thiết cho cơ thể, tăng cường miễn dịch giúp cơ thể chống chọi lại các vi khuẩn có hại tại vết thương và góp phần hồi phục nhanh hơn
Tránh và tuyệt đối không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá
Tuy nhiên, để giải tỏa tâm lý lo sợ bị chó cắn có sao không?, cần kiêng ăn gì, có thể tham khảo các ý kiến sau:
Chẳng may đang đùa vui hay đang đi đường bỗng nhiên bị một “em cún” cắn hoặc quào vào tay hay bắp chân làm bạn chảy máu thì bạn làm gì trong tình huống bị chó cắn để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Theo Sở Y tế Nam Định, bạn nên tham khảo những bước sau khi bị chó cắn
Bạn hãy bình tĩnh, đến vòi nước gần nhất để rửa sạch vết máu và vết thương bên ngoài. Điều này giúp giảm thiểu virus bên ngoài vết thương cũng như các mầm mống nhiễm trùng khác tiềm ẩn trong vết cắn của chó.
Rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước
Khi rửa vết thương bạn cần dùng xà phòng, để vết thương dưới vòi nước chảy liên tục trong 10 – 15 phút, nếu không có xà phòng thì cứ để tạm vết thương dưới vòi nước, đây là cách để sơ cứu hiệu quả bệnh dại.,
Dùng bông y tế thấm dung dịch để sát trùng vết thương
Sau đó, bạn dùng bông y tế và cồn hoặc oxy già, povidone, iodine để sát trùng vết thương lần nữa nhằm loại bỏ tối đa vi khuẩn có hại quanh vết thương. Lúc khử trùng nhớ đổ cồn ra bông y tế rồi mới thấm nhẹ nhàng vào vết thương, không nên chà xát mạnh vì dễ gây động vết thương.
Xem thêm : Thẻ ghi nợ quốc tế MB Bank là gì?
Thông thường, khi sát trùng xong thì chừng 10 phút máu sẽ ngưng kết lại nhưng nếu gần 15 phút chỗ vết thương vẫn chảy máu thì hãy dùng băng gạc y tế để cầm máu lại. Bạn chỉ cần đặt miếng gạc lên vết thương và giữ nguyên vị trí đó, miếng gạc y tế bạn có thể mua ở bất cứ nhà thuốc tây nào nên mua vài miếng dự phòng trong nhà.
Dùng băng gạc để cầm máu
Trong trường hợp, đã dùng băng gạc để cầm máu mà vẫn chảy máu nhiều, phun thành tia thì hãy dùng dây thun garo buộc quanh vết thương và nhanh chóng đến cơ sở gần nhất để kịp thời được xử lý tránh trường hợp mất máu quá nhiều.
Trong lúc băng bó cầm máu xong, bạn nên nâng vết thương lên cao, đây là cách cầm máu và hạn chế việc chảy máu vết thương.
Đến các cơ sở chuyên tiêm chủng để thực hiện việc tiêm phòng dại
Sau khi thực hiện các bước trên thì bạn đến các cơ sở chuyên tiêm chủng để thực hiện việc tiêm phòng bệnh dại, lưu ý bạn cũng theo dõi con chó đã cắn bạn để bác sĩ phối hợp tình trang vết thương để đưa ra chỉ định phù hợp.
Những lưu ý khi bị chó cắn
Sau khi bị chó cắn và sơ cứu kịp thời, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Chó cần được mang rọ mõm và đeo dây xích khi đi ra đường
Để tránh phòng ngừa bệnh dại tối ưu, đảm bảo cho sức khỏe cho bản thân hay chính gia đình bạn, mọi người xung quanh cũng như tránh bị chó cắn thì bạn chú ý các vấn đề sau:
Bị chó cắn xước nhẹ ở chân có sao không?
Nếu bạn bị chó nhà cắn xước chân và chó đang khỏe mạnh thì bạn không cần phải đi tiêm phòng ngay. Hãy vệ sinh, sát trùng vết thương và quan sát chó trong vòng 15 ngày, nếu có vấn đề xảy ra hãy đi tiêm phòng ngay, còn nếu chó nahf bạn vẫn khỏe mạnh thì không sao.
Tuy nhiên, nếu bạn bị chó lạ cắn thì nên đi tiêm phòng để đảm bảo an toàn nhé!
Bị chó cắn không chích ngừa có sao không?
Xem thêm : Các khái niệm P2 – 600 câu hỏi thi sát hạch lái xe
Nếu bị chó cắn mà không chích ngừa thì rất nguy hiểm, bạn có thể bị phát bệnh dại và ảnh hưởng đến tính mạng. Trường hợp chó lạ hoặc chó bị nệnh dại cắn thì cần phải đi chích ngừa ngay.
Bị chó cắn không chảy máu chỉ bị bầm có sao không?
Nếu như bạn bị chó cắn mà không chảy máu mà chỉ bị bầm tím thì bạn cần đi tiêm phòng theo phác đồ phơi nhiễm 3 mũi.
Bị chó cắn không chảy máu chỉ bị bầm có sao không?
Bị chó nhà cắn có sao không?
Tương tự ở câu 1, nếu như bị chó nhà cắn, bạn hãy sát trùng vết thương và theo dõi chó trong 15 ngày để quyết định đi tiêm phòng.
Bị chó cắn chảy máu có nguy hiểm không?
Bị chó cắn chảy máu rất nguy hiểm, bạn có thể bị nhiễm trùng, bệnh dại, tổn thương thần kinh cơ,… và nghiêm trọng nhất là tử vong.
Làm sao để nhận biết người bị chó dại cắn?
Người bị chó dại cắn khi phát bệnh sẽ có những biểu hiện như đau đầu, bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ, sợ hãi, sốt, khó chịu và người bệnh rất sợ nước, người bệnh mê sảng, co giật
Tham khảo thêm: Cách nhận biết dấu hiệu ban đầu của bệnh dại ở người
Bên trên là một số lời giải thích về việc nên ăn kiêng sau khi bị chó cắn và những lưu ý cần thiết , mong qua bài chia sẻ bạn có thêm hiểu biết về việc chó cắn, cách sơ cứu và phòng chống ra sao để bảo vệ gia đình và cả cho cún yêu của bạn.
Nguồn: Sở Y tế Nam Định
Bách hóa XANH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 13/03/2024 17:24
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024