Tổng quan chung về định giá, nguyên tắc định giá và phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
Thuật ngữ “Định giá” có thể được định nghĩa theo nhiều góc nhìn, quan điểm khác nhau. Một cách chung nhất, “Định giá” được hiểu là việc chủ thể xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ (HH, DV) mà mình sản xuất, cung cấp dựa trên việc tính toán các yếu tố về chi phí đầu vào, khả năng thu được lợi nhuận, khả năng chi trả của người mua, sử dụng HH, DV đó. Yêu cầu định giá HH, DV xuất phát từ chủ thể tạo ra HH, DV với mong muốn bù đắp chi phí và thu được lợi nhuận và nhu cầu thị trường.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hầu hết các HH, DV đều do Nhà nước cung cấp và do Nhà nước định giá. Còn trong nền kinh tế thị trường, giá cả của HH, DV được xác định dựa trên quy luật cung cầu của thị trường. Đối với các HH, DV công, Chính phủ ở nhiều quốc gia có xu hướng giảm dần cung cấp trực tiếp, thay vào đó thực hiện tư nhân hóa (hay còn gọi là xã hội hóa) cung cấp dịch vụ công theo cơ chế thị trường. Chính phủ thực hiện định giá đối với HH, DV công do Nhà nước cung cấp hoặc “đặt hàng” khu vực tư nhân cung cấp.
Việc định giá đối với HH, DV do Nhà nước định giá là vấn đề rất quan trọng, thể hiện vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế, đồng thời tác động đến sự tham gia của các chủ thể cung cấp HH, DV công và khả năng tiếp cận của người sử dụng HH, DV công. Xu hướng chung trên thế giới là Nhà nước ít can thiệp vào việc hình thành giá cả thị trường. Hầu hết các HH, DV được thực hiện theo cơ chế giá thị trường, dựa trên quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung – cầu. Theo đó, danh mục HH, DV do Nhà nước định giá ở các nước rất khác nhau và có xu hướng thu hẹp.
Nguyên tắc định giá
Việc định giá HH, DV trước hết phải xuất phát từ những quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, đó là quy luật cung – cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh. Theo đó, cần xem xét HH, DV trong mối quan hệ tổng cung và tổng cầu của toàn thị trường, sự tham gia cạnh tranh của các thành phần kinh tế, thuộc tính của HH, DV. Với doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, việc định giá phải bảo đảm nguyên tắc bù đắp chi phí và có được lợi nhuận phù hợp để doanh nghiệp tiếp tục quá trình tái sản xuất và phát triển.
Phương pháp định giá
Phương pháp định giá HH, DV là một khâu quan trọng để xác định mức giá HH, DV, dựa trên: (i) Chi phí sản xuất tạo ra HH, DV; (ii) Quan hệ cung – cầu trên thị trường; (iii) Khả năng cạnh tranh của HH, DV; (iv) Khả năng chi trả của khách hàng. Trên cơ sở đó, có 3 cách tiếp cận về phương pháp định giá như sau:
– Phương pháp định giá dựa trên cách tiếp cận từ chi phí: Việc xác định giá HH, DV, nhất là từ phía nhà sản xuất thường được căn cứ trên các yếu tố về chi phí sản xuất, giá thành để sao cho ít nhất phải bù đắp được chi phí sản xuất trong các điều kiện bình thường. Định giá theo phương pháp chi phí dựa trên tổng chi phí sản xuất kinh doanh và mức lợi nhuận dự kiến cho một đơn vị sản phẩm dịch vụ. Các chi phí trực tiếp, gián tiếp cấu thành giá bao gồm: Chi phí nguyên nhiên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí quản lý, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và các chi phí gián tiếp khắc phục vụ quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ. Trên cơ sở tiếp cận từ chi phí, phương pháp định giá sẽ tập trung vào việc xác định các yếu tố chi phí để sản xuất, tạo ra HH, DV với công dụng, tình trạng, đặc điểm kinh tế kỹ thuật xác định. Tùy vào đặc điểm của từng loại HH, DV cũng như các yếu tố tác động tới việc định giá mà các loại chi phí sẽ có những yếu tố đặc thù riêng cần được xem xét.
– Phương pháp định giá dựa trên cách tiếp cận từ thị trường: Cách tiếp cận từ thị trường với phương pháp so sánh thị trường là phương pháp phổ biến nhất khi cần xem xét giá HH, DV trên thị trường; phương pháp này phù hợp với các nguyên tắc cung – cầu trên cơ sở các giao dịch phổ biến trên thị trường. Trong đó, căn cứ vào sự khác biệt về các yếu tố so sánh của HH, DV so sánh với HH, DV cần định giá để điều chỉnh tăng, giảm mức giá của HH, DV so sánh, từ đó xác định mức giá HH, DV cần định giá. Định giá theo cách tiếp cận từ thị trường dựa trên HH, DV tương tự là HH, DV cùng loại, giống nhau hoặc tương tự với HH, DV cần định giá về các đặc tính cơ bản như: mục đích sử dụng, đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, hình dáng, kích thước, nguyên lý cấu tạo, các thông số kỹ thuật chủ yếu, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, công nghệ sản xuất, đặc điểm pháp lý… Ngoài các thuộc tính của HH, DV so sánh với các HH, DV trên thị trường, còn phải tính đến các yếu tố khác tác động khi định giá như: mức độ cạnh tranh, đặc điểm là lợi thế/hạn chế của sản phẩm, dịch vụ…
Xem thêm : Hàng rào phi thuế quan là gì? Tổng quan về hàng rào phi thuế quan
– Cách tiếp cận từ thu nhập: Cách tiếp cận từ thu nhập là cách thức xác định giá trị của tài sản thông qua việc quy đổi dòng tiền trong tương lai có được từ tài sản về giá trị hiện tại. Cách tiếp cận này chủ yếu hướng đến các loại hình tài sản, HH, DV có mục đích chính hoặc tạo thu nhập, dòng tiền (bất động sản cho thuê, các loại hình dịch vụ…).
Nguyên tắc và phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
Ở Việt Nam, Luật Giá số 11/2012/QH13 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013, trong đó Điều 4 quy định: “Định giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho HH, DV”. Đồng thời, Điều 5 Luật Giá quy định: “Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá đối với HH, DV do Nhà nước định giá phù hợp với nguyên tắc của nền kinh tế thị trường”.
Cũng theo quy định của Luật Giá, Nhà nước định giá đối với 3 nhóm HH, DV, bao gồm: (i) HH, DV thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước sản xuất, kinh doanh; (ii) Tài nguyên quan trọng; (iii) Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước. Việc định giá của Nhà nước được thực hiện theo 3 hình thức: quy định mức giá cụ thể, quy định khung giá hoặc quy định mức giá tối đa, mức giá tối thiểu. Theo đó:
– Nhà nước định mức giá cụ thể đối với: (1) Các dịch vụ hàng không, bao gồm: dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; soi chiếu an ninh; (2) Dịch vụ kết nối viễn thông; (3) Điện: giá truyền tải điện; giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.
– Nhà nước định khung giá đối với: giá phát điện; giá bán buôn điện; mức giá bán lẻ điện bình quân; dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa tuyến độc quyền.
– Nhà nước định khung giá và mức giá cụ thể đối với: đất, mặt nước, nước ngầm, rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và nước sạch sinh hoạt; (2) Giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được xây dựng chi từ nguồn ngân sách nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; (3) Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước.
– Nhà nước định giá tối đa hoặc giá tối thiểu đối với: (1) Hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia; HH, DV được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh; sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, trừ dịch vụ Nhà nước định khung giá và mức giá cụ thể nêu trên; (2) Sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất trong nước; (3) Giá cho thuê đối với tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng.
Việc định giá của Nhà nước dựa trên 2 nguyên tắc: (1) Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ; (2) Kịp thời điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi. Căn cứ định giá bao gồm: (i) Giá thành toàn bộ, chất lượng của HH, DV tại thời điểm định giá; mức lợi nhuận dự kiến; (ii) Quan hệ cung cầu của HH, DV và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng; (iii) Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của HH, DV tại thời điểm định giá.
Điều 21 Luật Giá quy định: “Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với HH, DV; Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp định giá đối với HH, DV thuộc thẩm quyền định giá của mình”. Hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 quy định phương pháp định giá chung đối với HH, DV, trong đó có 2 phương pháp gồm phương pháp so sánh và phương pháp chi phí. Trong đó, chủ yếu các HH, DV hiện nay đều áp dụng theo phương pháp chi phí; một số ít HH, DV thuộc diện dự trữ quốc gia có áp dụng theo phương pháp so sánh. Các bộ, ngành đã theo thẩm quyền ban hành các phương pháp định giá riêng hoặc văn bản hướng dẫn phương pháp định giá.
Xem thêm : Tư tưởng chính trị
Bên cạnh những kết quả tích cực, thực tiễn công tác định giá của Nhà nước trong thời gian qua, còn một số bất cập như sau:
Một là, danh mục HH, DV do Nhà nước định giá cần được rà soát, thu hẹp và chuyển sang thực hiện theo cơ chế giá thị trường, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu, rộng.
Hai là, thẩm quyền định giá cần được quy định rõ ràng, tránh chồng chéo. Thực tiễn thời gian qua, một số luật chuyên ngành được ban hành sau khi Luật Giá ra đời cũng có những quy định về danh mục HH, DV do nhà nước định giá, thẩm quyền, hình thức, phương pháp định giá, gây chồng chéo, mâu thuẫn với Luật Giá.
Ba là, việc định giá theo hai phương pháp chủ đạo hiện hành là phương pháp so sánh và phương pháp chi phí còn khó khăn khi áp dụng đối với một số trường hợp định giá các dịch vụ (như: dịch vụ khám chữa bệnh, giáo dục…); việc định giá trong một số trường hợp cũng cần tính đến các yếu tố về điều kiện kinh tế – xã hội hoặc đời sống nhân dân nên cần thiết phải bổ sung nguyên tắc về lộ trình triển khai cơ chế giá thị trường.
Một số khuyến nghị
Để góp phần hoàn thiện nguyên tắc và phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, bài viết đề xuất một số khuyến nghị sau:
Thứ nhất, cần có lộ trình thu hẹp danh mục HH, DV do Nhà nước định giá nhằm thực hiện lộ trình giá thị trường phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ, tôn trọng quy luật thị trường và quyền từ định giá của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế thị trường.
Thứ hai, sớm ban hành phương pháp định giá chung, làm cơ sở vận dụng, áp dụng cho các Bộ, địa phương thực hiện phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực, từng địa phương.
Thứ ba, quy định rõ phương pháp định giá trong Luật Giá nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của việc định giá do Nhà nước thực hiện, đồng thời quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ Tài chính, các Bộ chuyên ngành và các địa phương trong thực hiện định giá đối với HH, DV do Nhà nước định giá. Theo đó, cần quy định rõ phương pháp định giá theo các cách tiếp cận từ so sánh giá thị trường, từ các yếu tố hình thành giá và từ thu nhập. Bộ Tài chính ban hành phương pháp định giá chung đối với HH, DV do Nhà nước định giá; trường hợp HH, DV có yếu tố hình thành giá mang tính chuyên ngành, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành văn bản hướng dẫn phương thức xác định, thực hiện. Trường hợp HH, DV có tính đặc thù không thể áp dụng phương pháp định giá chung thì Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành phương pháp định giá riêng.
Tài liệu tham khảo:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 27/02/2024 09:41
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024