Giá trị trao đổi là một quan hệ tỷ lệ về lượng giữa những giá trị sử dụng của các hàng hóa khác nhau có thể trao đổi cho nhau. Đây là một trong những khái niệm cơ bản của kinh tế chính trị, đặc biệt là kinh tế chính trị Mác – Lênin.
Giá trị trao đổi là gì? Những điều cần biết
Bạn đang xem: Giá trị trao đổi là gì? Những điều cần biết
Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá.
– Giá trị của hàng hoá là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
– Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động xã hội trung bình để sản xuất ra hàng hoá. Thời gian lao động xã hội cần thiết có thể thay đổi.
– Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá:
+ Thứ nhất, đó là năng suất lao động.
+ Thứ hai, đó là cường độ lao động.
+ Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động.
Giá trị sử dụng của một vật phẩm là tính chất có ích, công dụng của vật thể đó có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó cho việc sản xuất hoặc cho sự tiêu dùng cá nhân. Giá trị sử dụng được quyết định bởi những thuộc tính tự nhiên và những thuộc tính mà con người hoạt động tạo ra cho nó.
Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại hàng hoá này được trao đổi với một giá trị sử dụng khác, trên một cơ sở chung, cái chung đó là lao động (thời gian lao động và công sức lao động) được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá.
Khi một sản phẩm được làm ra, nó có giá trị sử dụng. Nhưng nếu không được đem trao đổi, thì nó chỉ đơn thuần là một sản phẩm và chỉ có giá trị sử dụng. Chỉ khi được đem trao đổi, thì nó mới trở thành hàng hóa và có giá trị trao đổi.
Biểu diễn bằng phương trình, có thể viết là:
x sản phẩm A = y sản phẩm BVí dụ: một con cừu = hai cái rìu
Có một giả thiết quan trọng cần chú ý là sự trao đổi ở đây là thứ trao đổi trực tiếp giữa sản phẩm này với sản phẩm kia. Quan hệ tiền tệ không được đưa vào xem xét. Nếu nới lỏng giả thiết này, tức là xem xét cả quan hệ tiền tệ, hoặc nói cách khác là đặt việc trao đổi trong bối cảnh nền kinh tế tiền tệ, thì giá trị trao đổi được thể hiện thành giá cả.
Do các sản phẩm có tính chất khác nhau, nên việc đo lường tỷ lệ giữa các giá trị sử dụng của nó không đơn giản. Để giải quyết khó khăn này, Karl Marx đã đưa ra một khái niệm về giá trị có tính phổ biến cho tất cả những hàng hóa.
Xem thêm : 1001 thắc mắc: Biển thường có màu xanh sao sóng biển lại trắng xoá?
Định lượng giá trị: Tỷ lệ trao đổi tùy thuộc rất nhiều yếu tố: lao động hao phí của người sản xuất ,vị thế, độ bức xúc nhu cầu,thói quen tâm lý, quy định xã hội v.v., vì thế tỷ lệ trao đổi sẽ là ngẫu nhiên nhưng mang tính ổn định nhất định.
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị trao đổi của hàng hoá, Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó.
Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị.
– Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó,
– Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu.
– Giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung cao hơn cầu.
Giá cả của một mặt hàng phụ thuộc vào:
– Giá trị của bản thân hàng hoá đó: tức là số thời gian và công sức lao động làm ra nó.
– Giá trị của đồng tiền
– Quan hệ cung và cầu cầu về hàng hoá.
“Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường”.
Giá trị của Tiền tệ: Giá trị của tiền tệ là số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một đơn vị của tiền tệ. Nói một cách khác giá trị của tiền tệ là nghịch đảo của giá cả hàng hóa. Tiền tệ có giá trị không phải vì nó có giá trị tự thân mà vì những gì tiền tệ có thể trao đổi được
– Giá cả của tiền tệ chính là lãi suất, nói một cách khác, giá cả của tiền tệ là số tiền mà người ta phải trả cho cơ hội được vay nó trong một khoảng thời gian xác định
– Thuyết số lượng tiền tệ là lí thuyết về quan hệ giữa lưu lượng tiền tệ và mức giá cả nói chung. Trong tình hình các điều kiện khác không thay đổi thì:
+ Mức giá cả hàng hoá và số lượng tiền tệ biến đổi theo tỉ lệ thuận,
+ Giá trị tiền tệ và số lượng tiền tệ biến đổi theo tỉ lệ nghịch.
Xem thêm : 14 trường hợp bị phạt khi không làm, đổi thẻ CCCD gắn chip
Do vậy: mức giá cả của hàng hoá và giá trị của tiền tệ là do số lượng tiền tệ trong lưu thông quyết định.
Có hai cách diễn giải thuyết số lượng tiền tệ:
1) Phương trình cân đối tiền mặt : M= k*Y*P
2) Phương trình Fisher (khi V = 1/k): M*V=Y*P
· M là lượng cung về tiền mặt;
· P là mức giá chung của nền kinh tế;
· Y là thu nhập (GDP) thực tế của toàn bộ nền kinh tế;
· k là tỷ lệ thu nhập được giữ ở dạng tiền mặt.
· t là thời gian.
· V là tốc độ quay vòng của tiền mặt
Thế nghĩa là khi Y và k (V) cố định, tỷ lệ lạm phát sẽ đúng bằng tốc độ tăng cung tiền.
+ Qui luật giá trị: Quy luật giá trị đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hoá phải được thực hiện phù hợp với chi phí lao động xã hội cần thiết.
+ Qui luật cung cầu: Theo quy luật này, cung là một hàm số gia tăng của giá: lượng cung và giá tăng giảm tỉ lệ thuận với nhau; cầu là hàm số suy giảm của giá: lượng cầu và giá tăng giảm tỉ lệ nghịch với nhau.
+ Qui luật cạnh tranh: Theo quy luật này Mỗi người sản xuất hàng hoá và những người tham gia thị trường khác đều cố gắng giành được những điều kiện có lợi nhất trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ cũng như trong việc sử dụng tiền vốn.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của Công ty Luật ACC về Giá trị trao đổi là g? Những điều cần biết . Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/01/2024 15:30
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024