Thực chất thì theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, các giai cấp xã hội ở trên thế giới sẽ được hình thành một cách khách quan và nó cũng có sự gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của hoạt động sản xuất. Lê Nin cũng đã từng đưa ra một định nghĩa cụ thể về giai cấp với nội dung như sau:
Giai cấp được hiểu cơ bản chính là những tập đoàn to lớn gồm những đối tượng khác nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định. Những đối tượng khác nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định có sự khác nhau đối với tư liệu sản xuất, tổ chức lao động xã hội và từ đó mà đã dẫn đến sự khác nhau về cách thức hưởng thụ và phần của cải xã hội. Giai cấp cũng chính là một phạm trù mang tính lịch sử.
Bạn đang xem: Giai cấp là gì? Nguồn gốc, điều kiện và kết cấu xã hội giai cấp?
Nguồn gốc giai cấp:
Chúng ta nhận thấy, theo chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng đã khẳng định, sự phân chia giai cấp xã hội thành giai cấp do các nguyên nhân cụ thể được nêu ra về kinh tế. Theo đó, ta nhận thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, việc sử dụng công cụ bằng kim loại cũng đã giúp cho năng suất lao động của con người được tăng lên một cách đáng kể và từ đó dẫn đến sự phân công lại lao động cụ thể như lao động chân tay, lao động trí óc cùng với nhiều loại lao động khác.
Với các lực lượng lao động cụ thể này, chế độ con người làm chung ăn chung cũng đã vì thế mà không còn thích hợp nữa mà điều này trên thực tế thì cũng đã được thay thế cụ thể bằng các hình thức sản xuất chung của con người. Các tư liệu sản xuất và sản phẩm được làm ra trở thành tài sản riêng thay vì trở thành một tài sản chung như ở giai đoạn trước. Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất cũng đã xuất hiện và nó được thay thế sở hữu cộng đồng. Chế độ tư hữu cũng đã từ đó mà ra đời dẫn đến sự bất bình đẳng về tài sản, cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà xã hội phân hóa thành các giai cấp khác nhau bao gồm giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
Như vậy, thông qua phân tích được nêu cụ thể bên trên, ta nhận thấy rằng, cơ sở hình thành trực tiếp của giai cấp đó chính là từ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
Giai cấp được hình thành theo hai con đường cụ thể như sau:
– Đầu tiên, con đường đó chính là sự phân hoá bên trong nội bộ công xã thành kẻ thống trị và những chủ thể là người bị trị.
Xem thêm : Vay lãi ngày có phải cho vay nặng lãi không?
– Thứ hai, những tù binh bị bắt trong chiến tranh giữa các bộ lạc sẽ không bị giết mà những tù binh đó sẽ bị biến thành nô lệ.
Chế độ chiếm hữu nô lệ được hiểu cơ bản chính là chế độ có giai cấp đầu tiên trong lịch sử thế giới, tiếp đến chính là chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa. Các chế độ này cũng được coi là bước phát triển cuối cùng và cao nhất về xã hội có giai cấp.
Điều kiện tồn tại (và mất đi) của giai cấp:
– Chế độ tư hữu và xã hội có giai cấp tồn tại ở giai đoạn trước cũng giống như là một cách tất yếu trong suốt quá trình lịch sử nhiều nghìn năm trong điều kiện cơ bản cụ thể là: Lực lượng sản xuất của xã hội đó đã có sự phát triển tới mức xã hội đó đã có thể tạo ra được sản phẩm thặng dư, nhưng các sản phẩm này lại chưa đạt tới mức có thể bảo đảm để có thể thỏa mãn nhu cầu hợp lý của con người.
Và theo quan điểm đó, sự phát triển đầy đủ của những lực lượng sản xuất hiện đại cũng đã có thể đạt được tới mức bảo đảm thỏa mãn nhu cầu hợp lý của con người và điều này cũng sẽ giúp xóa bỏ sự phân chia xã hội thành các giai cấp khác nhau.
– Trong giai đoạn hiện nay, chủ nghĩa tư bản hiện đang phát triển với tốc độ rất cao, sự phát triển nhanh chóng này cũng đã góp phần tạo ra một lực lượng sản xuất hùng mạnh và những điều kiện kinh tế cũng như những điều kiện xã hội khác để nhằm mục đích có thể xóa bỏ giai cấp.
Chúng ta nhận thấy rằng, thực chất đối với sự phát triển rất cao của lực lượng sản xuất, đến một mức độ nhất định nài đó thì sự phát triển rất cao của lực lượng sản xuất cũng sẽ làm cho sự phân chia giai cấp của xã hội bị mất đi tính tất yếu. Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy được rằng, sự phát triển rất cao của lực lượng sản xuất trên thực tế chỉ là một điều kiện mang tính cơ bản, nhưng thực tế thì nó cũng sẽ không phải là duy nhất để thực hiện xã hội không giai cấp. Cần thiết phải có thêm những điều kiện kinh tế cũng như là các điều kiện xã hội cụ thể khác, đặc biệt là sự phát triển cao và toàn diện của con người.
Các giai cấp như chúng ta đã biết nó sẽ không tự động mất đi. Chính bởi vì thế giai cấp công nhân, nhân dân lao động sẽ có trách nhiệm cần phải tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp tự giác, có tổ chức, tiến tới để có thể giành lấy dân chủ, thiết lập chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dựa vào công cụ chính quyền đó để nhằm mục đích có thể cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới không còn giai cấp.
Kết cấu giai cấp:
Xem thêm : Thư Tín Dụng Dự Phòng (Stand – By L/C)
Ta hiểu rằng, đối với mỗi kiểu xã hội thì trên thực tế cũng sẽ có kết cấu xã hội – giai cấp riêng, mỗi kết cấu cũng sẽ gồm 02 giai cấp cơ bản, một số giai cấp không cơ bản và tầng lớp trung gian. Khi các hình thái kinh tế cũng như xã hội này được thay thế bằng hình thái kinh tế hay xã hội khác thì kết cấu giai cấp của xã hội cũng sẽ bị thay đổi theo. Trong đó:
Hai giai cấp cơ bản nhất đó là hai giai cấp xuất hiện và tồn tại gắn liền với phương thức sản xuất thống trị của xã hội. Sự đối kháng giữa hai giai cấp này sẽ được thể hiện sự mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất.
Bên cạnh giai cấp cơ bản trong xã hội thì sẽ là giai cấp không cơ bản, cụ thể như trong xã hội chiếm hữu nô lệ, đó có thể là những nông dân khi mà họ có ít ruộng đất. Trong xã hội phong kiến thì đó chính là các giai cấp nô lệ và chủ nô là tàn dư của xã hội cũ. Trong xã hội tư bản, giai cấp không cơ bản là những giai cấp địa chủ với tư cách là tàn dư, giai cấp nông dân.
Tầng lớp trung gian được hiểu cơ bản chính là những tầng lớp trí thức làm công việc chủ yếu bằng trí óc. Tầng lớp trung gian không phải là một giai cấp và được hình thành từ những giai cấp khác nhau để nhằm mục đích có thể thực hiện việc phục vụ những giai cấp khác nhau.
Từ những phân tích được nêu cụ thể bên trên về kết cấu giai cấp và sự biến đổi của giai cấp cũng đã phần nào giúp cho chúng ta có thể hiểu địa vị, vai trò và thái độ chính trị của từng giai cấp đối trong cuộc vận động lịch sử, đặc biệt như là trong cuộc đấu tranh của thời đại ngày nay.
Đấu tranh giai cấp được hiểu cơ bản chính là cuộc đấu tranh giữa những giai cấp khi các giai cấp đó lại có lợi ích đối nghịch nhau. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực quan trọng giúp thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội phân chia giai cấp.
Đấu tranh giai cấp xảy ra cũng đã thúc đẩy sự phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng nhau. Thông qua quá trình các chủ thể thực hiện việc đấu tranh giai cấp, sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất cũ cũng đã từ đó mà được giải quyết, tạo ra một sự chuyển mình từ một chế độ xã hội lỗi thời sang một chế độ mới cao hơn.
Đấu tranh giai cấp trong xã hội cũng đồng thời sẽ góp phần mang đến sự cải thiện của toàn bộ đời sống xã hội. Theo đó, khi quan hệ sản xuất đã bị lỗi thời thì nó sẽ có sự mâu thuẫn với lực lượng sản xuất và diều này cũng đã được biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng đại diện cho phương thức sản xuất mới cũng như là giai cấp bóc lột.
Mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng này trên thực tế thì sẽ chỉ được giải quyết bằng các cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp cách mạng và quần chúng bị bóc lột, đỉnh cao của nó trên thực tế chính là cách mạng xã hội. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, từ đó thì nó sẽ tạo điều kiện cho sản xuất xã hội phát triển từ đó thúc đẩy đời sống xã hội của con người có thể nhanh chóng đi lên.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 08/03/2024 13:10
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024