Ép Plastic hiện nay là phương pháp bảo quản các loại giấy tờ, tài liệu, tranh ảnh phổ biến và hiệu quả nhất. Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc về việc có nên ép Plastic giấy tờ quan trọng, những loại tài liệu nào thì được ép Plastic? Trong bài viết dưới đây, Điện máy Hoàng Liên sẽ giải đáp những câu hỏi này để bạn cùng tham khảo nhé!
Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu ép Plastic là gì? Ép Plastic là phương pháp dùng máy ép Plastic với các công nghệ khác nhau, bao bọc bên ngoài các tài liệu, giấy tờ bằng màng ép làm từ nhựa chuyên dụng. Phương pháp ép này có nhiều ưu điểm như:
Bạn đang xem: Có nên ép Plastic giấy khai sinh, bằng đại học, các giấy tờ khác
Ép Plastic là phương pháp hiệu quả để bảo quản giấy tờ
Vậy có nên ép Plastic giấy tờ quan trọng hay không? Các sản phẩm làm từ giấy rất dễ bị hư hại, ẩm mốc, phai màu mực khi bảo quản không đúng cách hoặc sử dụng trong thời gian dài. Với các loại tài liệu quan trọng, cần giữ nguyên vẹn tình trạng ban đầu thì ép Plastic là một trong những cách bảo quản tối ưu nhất.
Do vậy, nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp bảo quản giấy tờ tiện lợi thì không nên bỏ qua phương pháp ép Plastic.
Hiện nay nhiều người thắc mắc về việc ép Plastic, như những giấy tờ nào nên ép Plastic và sau khi ép Plastic thì các giấy tờ đã ép có sử dụng để làm thủ tục được không? Dưới đây là câu trả lời cho một số câu hỏi thường gặp về vấn đề này:
Xem thêm : 7 loại thực phẩm 'kìm hãm' cơ thể bạn hấp thụ canxi
Thông thường các giấy tờ đã ép Plastic, ép dẻo vẫn có thể được photocopy thành các bản sao khác. Tuy nhiên bởi lớp màng ép làm từ nhựa Plastic, nhựa dẻo có thể ngăn cản chế độ scan của máy photo, khiến nó không quét được chính xác các hình ảnh, kí tự, nên bản photo có thể bị mờ thông tin bên trên.
Các giấy tờ đã ép Plastic thường sẽ không photo được
Nhiều người có thắc mắc giấy khai sinh, bằng đại học… ép Plastic có công chứng được không?
Theo điều 22 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định các trường hợp không được dùng giấy tờ, bản chính làm căn cứ chứng thực bản sao, bao gồm:
Do đó, hiện tại, không có yêu cầu pháp lý nào đối với việc không được công chứng giấy tờ khi đã ép Plastic. Nhưng trên thực tế, do việc ép Plastic đã phủ lên giấy tờ một lớp nhựa, vì vậy, có thể xảy ra trường hợp từ chối công chứng, xác thực do không nhận dạng được nội dung.
Với những câu hỏi như có nên ép Plastic giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, sổ đỏ, bằng tốt nghiệp, bằng lái xe… hay không thì bạn nên cân nhắc một số vấn đề như sau:
Xem thêm : Người bị u nang buồng trứng có quan hệ được không?
Do khi ép Plastic, máy ép với con lăn rulo có thể làm mờ hay mất đi các dấu dập nổi trên giấy tờ, tài liệu, từ đó khó xác định và nhận dạng được các giấy tờ này. Khi dấu dập nổi bảo mật bị mất đi thì giấy tờ cũng mất giá trị pháp lý. Ví dụ như chứng minh nhân dân thì không được ép dẻo, ép Plastic do có dấu nổi.
Một số giấy tờ không có dấu dập nổi được ép Plastic
Có nhiều loại giấy tờ cần sửa đổi, bổ sung trực tiếp bằng cách ghi lên bề mặt giấy, khi đó ép Plastic khiến việc làm các thủ tục sửa đổi này phức tạp hơn.
Đối với các loại giấy tờ hộ tịch như Giấy khai sinh, Giấy chứng tử… khi cấp bản chính, cán bộ Tư pháp hộ tịch sẽ yêu cầu công dân không ép Plastic, ép dẻo vào bản chính để có thể thay đổi, cải chính hộ tịch khi có yêu cầu. Ví dụ như việc xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch thì nội dung quyết định được ghi vào mặt sau của giấy tờ hộ tịch. Vì vậy, nếu đã thực hiện ép nhựa, ép Plastic thì không thể cập nhật các nội dung đã thay đổi, cải chính vào văn bản này.
Sổ đỏ khi cấp sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp in hoặc viết, đóng dấu vào. Khi có sự thay đổi, bổ sung các thông tin liên quan đến Sổ đỏ như: sang tên, chuyển nhượng, thừa kế; quyên góp; góp vốn; đăng ký, xóa thế chấp… thì cần được sửa trực tiếp vào sổ. Do vậy thông thường Sổ đỏ không nên ép Plastic.
Hiện nay bạn có thể dễ dàng tìm thấy những cơ sở cung cấp dịch vụ ép Plastic, ép dẻo trên địa bàn cả nước như cửa hàng in ấn, làm quảng cáo… Giá dịch vụ ép Plastic, ép dẻo hiện nay cũng rất rẻ, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Tuỳ theo kích thước khổ giấy, ép Plastic có thể có giá từ 1500 đồng đến vài chục nghìn đồng.
Bài viết đã trả lời cho câu hỏi có nên ép Plastic giấy tờ không, và giải đáp nhiều thắc mắc khác về ép Plastic, ép dẻo. Nếu bạn còn bất kì băn khoăn nào cần tư vấn về vấn đề ép Plastic và các thiết bị ép Plastic, hãy liên hệ với Điện máy Hoàng Liên ngay hôm nay nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 04/02/2024 16:59
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024