Categories: Tổng hợp

Giờ hành chính là gì? 4 điều cần biết về giờ hành chính

Published by

Giờ hành chính là gì?

Hiện nay khung giờ này chưa được định nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp luật, tuy nhiên giờ hành chính thường dùng để chỉ thời gian làm việc của các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là dân văn phòng.

Theo đó có thể hiểu, giờ hành chính là thời gian làm việc trong một ngày của người lao động, không kể giờ nghỉ trưa.

Thời gian làm việc hành chính của những cơ quan nhà nước sẽ khác nhau ở các địa phương khác nhau và hiện chưa có văn bản quy định thống nhất về thời gian này.

Thời gian làm việc hành chính của các công ty, cơ quan, doanh nghiệp cũng sẽ có quy định khác nhau tùy thuộc vào mỗi đơn vị và nội dung, tính chất công việc.

4 điều cần biết về giờ hành chính

1 – Thời gian làm việc trong giờ hành chính

Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019:

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Với cách hiểu hiện nay thì đây chính là giờ hành chính. Tức là, giờ hành chính được tính 08 giờ/ngày, không kể thời gian nghỉ trưa và áp dụng chung cho tất cả mọi người, từ nhân viên cho đến lãnh đạo.

Ngoài ra, khoản 2 Điều này còn nêu rõ:

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

Trên cơ sở đó, việc quy định giờ hành chính là mấy giờ ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có thể khác nhau và tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, hầu hết các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đều áp dụng giờ hành chính để làm việc như sau:

– Buổi sáng: Bắt đầu từ 08 giờ đến 12 giờ.

– Buổi chiều: bắt đầu từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 30.

– Thời gian làm việc trong tuần kéo dài từ thứ Hai đến thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật nghỉ.

Tùy vào tính chất công việc mà giờ hành chính ở các nơi có thể chênh lệch nhau 30 phút hoặc 01 giờ.

2 – Thời gian làm thêm giờ ngoài giờ hành chính

Khoản 1 Điều 107 Bộ luật Lao động quy định:

1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Đây là quy định chung, không có bất cứ sự phân biệt nào giữa những người lao động với nhau. Chính vì vậy, người làm giờ hành chính cũng có thể làm thêm giờ.

Đồng thời theo khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện:

– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ/năm trong một số ngành, nghề, công việc:

+ Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, giày, da, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

+ Sản xuất, viễn thông, cung cấp điện, lọc dầu; cấp, thoát nước;

+ Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

+ Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

3 – Số ngày nghỉ phép năm tùy theo điều kiện làm việc

Cũng giống như những lao động khác, người lao động làm việc theo giờ hành chính cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật lao động, cụ thể là Bộ luật Lao động.

Liên quan đến việc nghỉ phép năm, theo Điều 113 Bộ luật Lao động, người lao động làm việc đủ 12 tháng thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

– 12 ngày làm việc nếu làm công việc trong điều kiện bình thường;

– 16 ngày làm việc nếu làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.

Trường hợp thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm/chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc gộp để nghỉ tối đa 03 năm một lần.

4 – Người làm giờ hành chính được nghỉ lễ 11 ngày/năm

Nghỉ lễ, tết là những ngày nghỉ chung của cả nước. Bất cứ lao động nào cũng được áp dụng quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động, kể cả người lao động làm việc theo giờ hành chính.

Theo đó, trong những ngày lễ, tết, người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương:

– Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch);

– Tết Âm lịch: 05 ngày;

– Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch);

– Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch);

– Ngày Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

– Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch).

Đặc biệt, lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về: Giờ hành chính là gì? 4 điều cần biết về giờ hành chính. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn.

>> Cách tính số ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên

This post was last modified on 21/03/2024 01:06

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

1 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

1 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

5 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

10 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

10 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

11 giờ ago