Ngày nay, Quốc Tử Giám là địa điểm thu hút rất đông khách du lịch đến Hà Nội. Không chỉ là nhân chứng lịch sử ngàn năm của thủ đô Hà Nội, Quốc Tử Giám còn là ngôi trường “khai sinh” ra rất nhiều nhân tài tuấn kiệt cho đất nước. Theo chân khách du lịch đến thăm Hà Nội, Viet Fun Travel xin giới thiệu khái quát về văn miếu Quốc Tử Giám – ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam đến Quý khách. Mời Quý khách cùng xem qua.
Xem thêm: kiến trúc viện Bảo Tàng Hà Nội
Bạn đang xem: Giới thiệu khái quát về văn miếu Quốc Tử Giám
Quốc Tử Giám là điểm tham quan văn hóa nổi tiếng ngàn năm tại Hà Nội
Văn miếu Quốc Tử Giám là hai công trình được xây dựng để dạy học và thờ kính Khổng Tử cùng những bậc hiền tài Nho học xưa. Văn miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông.
Có thể nói, thời Lý là giai đoạn giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến và công trình Quốc Tử Giám chính là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm nâng cao học thức của vua Lý Nhân Tông.
Đây là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước. Sau khi được xây dựng, việc học tập ở Quốc Tử Giám bắt đầu vào năm 1076.
Giám sinh (học trò) Quốc Tử Giám là những sĩ tử đã đỗ kì thi Hương, vượt qua kỳ kiểm tra ở Bộ Lễ sẽ được vào Quốc Tử Giám học tập, nghe giảng sách, làm văn để chuẩn bị thi Hội, thi Đình. Rất nhiều học giả nổi tiếng có công cho triều đình đã học tập tại Quốc Tử Giám.
Khuôn viên của Văn Miếu Quốc Tử Giám-ngôi trường đại học đầu tiên tại Việt Nam
Nhà Thái học ngày nay trong khu văn miếu Quốc Tử Giám vốn là Quốc Tử Giám xưa để các giám sinh học tập, bình văn học. Có thể xem đây là ngôi trường đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam, nơi sinh ra hiền tài cho đất nước.
Văn Miếu Quốc Tử Giám là địa điểm du lịch đẹp ở Hà Nội, nằm phía Nam hoàng thành Thăng Long, trong một khu vực rộng 55.027m2, chia làm 5 khu vực riêng biệt theo từng khu. Tổng thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám từ cửa vào là cổng Văn Miếu, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Đại Thành và nhà Thái Học.
Khu vực thứ nhất từ cổng chính văn miếu đến cổng Đại Trung Môn. Hai bên trái phải của Đại Trung Môn có 2 cửa nhỏ, bên trái gọi là cửa Thành Đức (trở thành người có đức), bên phải gọi là cửa Đạt Tài (trở thành người có tài).
Cổng Đại Trung Môn được xây theo kiến trúc 3 gian trên nền gạch cao, mái lợp ngói, giữa có treo 1 tấm biển nhỏ đề 3 chữ Đại Trung Môn.
Khu vực thứ hai từ Đại Trung Môn đến Khuê Văn Các – một công trình kiến trúc biểu trưng cho văn chương và giáo dục Việt Nam. Khuê Văn Các được xây dựng vào năm 1805 với kiến trúc gỗ lấy hình ảnh là ngôi sao Khuê tỏa sáng.
Xem thêm : 68 điểm di tích văn hóa ở An Giang
Để lột tả rõ hình ảnh ngôi sao Khuê soi chiếu, 4 mặt Khuê Văn Các tạo hình 4 cửa sổ tròn với những con tiện tỏa ra tứ phía như mặt trời rực rỡ.
Khuê Văn Các và giếng Thiên Quan trong khuôn viên Quốc Tử Giám
Khu vực thứ ba gồm giếng nước hình vuông Thiên Quang rộng lớn tạo không gian thủy mộc hài hòa cho tổng thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám và 2 hàng bia tiến sĩ ghi danh các sĩ tử đỗ đạt.
Mỗi hàng có 41 bia, bia đá đặt trên một con rùa tượng trưng cho sự bất tử bất diệt. 82 tấm bia đá tượng trưng cho những con người từng đã từng đỗ đạt thành danh ở Quốc Tử Giám, là hiện vật có giá trị nhất tượng trưng cho nền hiếu học của người Việt Nam qua 82 khoa thi cử.
Theo quan niệm của người xưa, kiến trúc của Khuê Văn Các được xây dựng theo thuyết âm dương. Khuê Văn Các có 8 mái là bát quái, thêm 1 nóc ở trên tức là 9, là số cửu trù. Theo Kinh dịch thì những con số 1, 3, 5, 7, 9 thuộc về dương, Khuê Văn Các có số 9, tức là số cực dương, tượng trưng cho mặt trời.
Giếng Thiên Quang hình vuông tượng trưng cho mặt đất, còn Khuê Văn Các tượng trưng cho mặt trời, ý nói Quốc Tử Giám là nơi tập trung mọi tinh hoa của trời đất.
Bia tiến sĩ là nơi tôn vinh các học giả đỗ cao trong các kì thi của triều đình
Khu vực thứ tư là khu trung tâm, phía ngoài là Bái Đường, phía trong là Thượng Cung.
Khu vực thứ năm là Đền Khải Thánh thờ bố mẹ Khổng Tử và nhà Thái Học, nơi đào tạo các nhân tài cho triều đình.
Qua ngàn năm, dù đã bị thời gian bào mòn, một số kiến trúc đã bị phá hủy thế nhưng Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn được xem là biểu tượng của tinh hoa giáo dục, nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Văn miếu Quốc Tử Giám nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, tại số 58 – Quốc Tử Giám. Du khách đi du lịch Hà Nội 1 ngày muốn đến tham quan văn miếu Quốc Tử Giám có thể đi taxi hoặc xe buýt, thời gian di chuyển khoảng 10 phút.
Khuôn viên Văn Miếu Quốc Tử Giám rất rộng lớn, được chia thành 5 khu vực kết nối với nhau qua trục đường thần đạo nối từ đầu đến cuối khuôn viên. Đi theo con đường thần đạo này, du khách sẽ được khám phá hết các công trình độc đáo của Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Xem thêm : Danh sách Di tích lịch sử – văn hóa tại Bến Tre
Sơ đồ khuôn viên Văn Miếu Quốc Tử Giám
Cửa vào Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ngay cổng Tam Quan (có 3 cửa, cửa ở giữa cao to và xây 2 tầng). Tiến vào cổng Tam Quan là khu nhập đạo, du khách đi thẳng vào sẽ tới cổng thứ 2, gọi là Đại Trung Môn. Sau khi tham quan Đại Trung Môn, du khách đi thẳng một lúc sẽ tới Khuê Văn Các – một công trình biểu tượng của Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Với ý nghĩ tượng trưng cho sự phát triển của nền giáo dục, Khuê Văn Các là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch tới tham quan. Đi vào Khuê Văn Các, du khách sẽ thấy 2 cổng nhỏ tên Bí Văn và Súc Văn. Hai cửa nhỏ này cùng với gác của Khuê Văn Các đều dẫn du khách tới một địa điểm tham quan duy nhất đó chính là giếng Thiên Quang và khu vực bia tiến sĩ.
Đây là một khu vực khá rộng lớn, lấy giếng Thiên Quang làm trung tâm, 2 bên là khu nhà để bia tiến sĩ, mỗi bên là 41 tấm bia dựng thành 2 hàng ngang quay hướng giếng Thiên Quang.
Sau khi tham quan khu vực thứ 3, du khách phải bước qua cửa Đại Thành mới có thể đến được khu vực chính của khu di tích Quốc Tử Giám, tên là Đại Bái Đường. Sau Đại Bái Đường là tòa Thượng Điện kín đáo hơn thờ những vị Tổ Đạo Nho. Gian giữa thờ Khổng Tử, bên trái thờ Tăng Tử và Mạnh Tử, bên phải thờ Nhan Tử và Tử Tư.
Đây là một khu vực thờ phụng nên du khách phải giữ im lặng khi tham quan nơi này.
Nhà Thái Học là nơi các giám sinh xưa làm văn, nghe giảng kinh thư
Cuối con đường là Đền Khải Thánh, xưa vốn là Quốc Tử Giám bao gồm giảng đường, thư viện và tạm xá. Khi xưa đây là nơi giảng bài cho giám sinh, nay nơi này là khu vực đặt tượng thờ 3 vua nhà Lý và Tư Nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An.
Theo những kinh nghiệm đi du lịch Hà Nội, vì đây là khu vực di tích quốc gia nên du khách cần tôn trọng quy định nơi đây, không phá hoại cảnh quan và hiện vật bên trong di tích.
Nên giữ thái độ nghiêm trang, khi vào khu thờ tự hay khu dâng hương.
Giữ gìn về sinh chung cho khu di tích.
Để biết thêm về du lịch Hà Nội, du khách có thể tham khảo bài viết “Chia sẻ những kinh nghiệm khi đi du lịch Hà Nội”.
Quốc Tử Giám vẫn là biểu tượng vượt thời gian của thủ đô Hà Nội. Với giới thiệu khái quát về Văn miếu Quốc Tử Giám, du khách sẽ có thêm thật nhiều hiểu biết về địa danh gắn liền với thủ đô ngàn năm lịch sử này. Chúc du khách có một chuyến tham quan Hà Nội thật vui cùng Viet Fun Travel.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 27/04/2024 07:11
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024