Tôi đang có ý định nghỉ việc nhưng nghe nói công ty tôi có chính sách về việc “giam lương” khi nhân viên nghỉ việc. Vậy theo quy định của pháp luật, sau khi tôi nghỉ việc, công ty được quyền “giam lương” trong bao lâu thì sẽ phải trả cho tôi?
Căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động được quy định như sau:
Bạn đang xem: Nhân viên nghỉ việc, công ty được “giam lương” tối đa bao nhiêu ngày?
Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
…
Theo quy định trên, công ty có thể “giam lương” của người lao động tối đa là 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Trong một số trường hợp đặc biệt nêu tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, thời hạn này được kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Nhân viên nghỉ việc, công ty được “giam lương” tối đa bao nhiêu ngày?
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Công ty “giam lương” quá 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá 30 ngày đối với trường hợp đặc biệt nêu tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Căn cứ khoản 1 Điều 6, khoản 2 Điều 12 Nghi định 12/2022/NĐ-CP, hành vi này bị phạt như sau:
Xem thêm : Có nên sử dụng dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng?
Số người lao động bị vi phạm
Mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động là cá nhân
Mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động là tổ chức
01 người đến 10 người lao động
1 – 2 triệu đồng
2 – 4 triệu đồng
11 người đến 50 người lao động
2 – 5 triệu đồng
4 – 10 triệu đồng
51 người đến 100 người lao động
5 – 10 triệu đồng
10 – 20 triệu đồng
101 người đến 300 người lao động
10 – 15 triệu đồng
20 – 30 triệu đồng
301 người lao động trở lên
Xem thêm : Mỹ phẩm S-MOM quảng cáo sai công dụng, lừa dối người dùng?
15 – 20 triệu đồng
30 – 40 triệu đồng
Như vậy, tùy vào số lượng lao động bị “giam lương” quá thời hạn quy định thì công ty sẽ bị xử phạt hành chính theo mức tương ứng ở bảng nêu trên.
Ngoài ra, công ty có hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt (Căn cứ khoản 4 Điều 12 Nghi định 12/2022/NĐ-CP).
Công ty không thanh toán đầy đủ lương khi nghỉ việc thì người lao động có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình bằng cách sau:
Đầu tiên, gửi yêu cầu trực tiếp đến ban lãnh đạo công ty để đề nghị thanh toán tiền lương.
Thứ hai, trường hợp công ty từ chối giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty thì căn cứ theo Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động gửi đơn khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết.
Thứ ba, khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 24/2018/NĐ-CP:
(1) Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong trường hợp sau đây:
– Có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
– Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 23 Nghị định 24/2018/NĐ-CP;
– Đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết.
(2) Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính trong trường hợp sau đây:
– Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 Nghị định 24/2018/NĐ-CP;
– Đã hết thời hạn quy định tại Điều 28 Nghị định 24/2018/NĐ-CP mà khiếu nại lần hai không được giải quyết.
Lưu ý: Người lao động bị “giam lương” quá thời hạn quy định có quyền khởi kiện tại Tòa án mà không cần gửi yêu cầu thanh toán tiền lương đến công ty hay gửi đơn khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và đồng thời không cần thông qua thủ tục hòa giải.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 05:32
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024