Categories: Tổng hợp

So sánh các loại hạch toán sử dụng cho hoạt động quản lý – Góc học tập – Khoa Đào Tạo Quốc Tế-Đại học Duy Tân

Published by

SO SÁNH CÁC LOẠI HẠCH TOÁN SỬ DỤNG CHO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ

Nguyễn Thị Kim Hương

Để quản lý hoạt động kinh tế, xã hội, tài chính… ở bất kỳ một đơn vị hay một quốc gia, con người đều sử dụng các công cụ quản lý là hạch toán.

Hạch toán là quá trình quan sát, đo lường, tính toán, ghi chép và cung cấp thông tin về các hiện tượng các quá trình kinh tế xã hội. Như vậy để quản lý hoạt động của một tổ chức cần thiết phải sử dụng hạch toán. Hạch toán bao gồm 3 loại: hạch toán thống kê (thống kê), hạch toán kế toán (kế toán), hạch toán ký thuật nghiệp vụ. Các loại hạch tón này có vai trò, chức năng khác nhau trong hoạt động quản lý tổ chức của họ. Vì vậy, Nhà quản lý đơn vị cần phân biệt rõ sự khác nhau và giống nhau của mỗi loại hạch toán để sử dụng hiệu quả nó trong quá trình quản lý đơn vị.

a. Hạch toán nghiệp vụ (còn gọi là hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật)

Hạch toán nghiệp vụ là sự quan sát, phản ánh và kiểm tra trực tiếp từng nghiệp vụ, từng quá trình kinh tế cụ thể, phục vụ cho việc chỉ đạo thường xuyên, kịp thời tình hình thực hiện các nghiệp vụ, các quá trình đó.

Để thu nhận và cung cấp thông tin về từng nghiệp vụ, từng quá trình kinh tế xảy ra trong đơn vị, hạch toán nghiệp vụ sử dụng những phương pháp đơn giản như: báo cáo trực tiếp, báo cáo bằng chứng từ, văn bản, báo cáo qua điện thoại, điện báo…

Hạch toán nghiệp vụ không chuyên dùng một loại thước đo nào mà căn cứ vào nội dung, tính chất của từng nghiệp vụ kinh tế và yêu cầu của quản lý để sử dụng các loại thước đo thích hợp: thước đo hiện vật, thước đo lao động và thước đo giá trị.

Với đối tượng rất chung và những phương pháp được sử dụng rất đơn giản, nên hạch toán nghiệp vụ chưa trở thành một môn khoa học độc lập. Tuy vậy, hạch toán nghiệp vụ vẫn là một bộ phận quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho quản lý. Thông tin hạch toán nghiệp vụ có những đặc điểm sau:

+ Là những thông tin nhanh dùng cho lãnh đạo nghiệp vụ hàng ngày và được quan tâm chủ yếu ở tính kịp thời.

+ Là kết quả của giai đọan đầu của quá trình nhận thức, chưa qua quá trình xử lý, tổng hợp nào.

+ Khách thể thuộc hạch toán nghiệp vụ rất rộng, nhưng không phải lúc nào cũng cần thông tin đầy đủ. Tùy yêu cầu từng trường hợp cụ thể, hạch toán nghiệp vụ chỉ cung cấp một bộ phận thông tin cần thiết cho lãnh đạo nghiệp vụ đối với trường hợp cụ thể đó.

b. Hạch toán thống kê

Hạch toán thống kê là khoa học nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể, nhằm rút ra bản chất và tính qui luật trong sự phát triển của các hiện tượng đó.

Để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về các sự vật hiện tượng thuộc đối tượng nghiên cứu, hạch toán thống kê đã xây dựng một hệ thống phương pháp khoa học gồm: điều tra thống kê, phân tổ thống kê, số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, chỉ số… Khi tiến hành nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, hạch toán thống kê sử dụng tất cả các thước đo: hiện vật, lao động và giá trị. Tùy theo từng trường hợp mà hạch toán thống kê sử dụng loại thước đo phù hợp, không có loại thước đo nào được xem là chủ yếu.

Hạch toán thống kê có vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế xã hội. Thông tin do hạch toán thống kê cung cấp giúp ta nhận biết về xu hướng và quy luật phát triển của các hiện tượng kinh tế – xã hội, từ đó có những chủ trương, chính sách phù hợp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội. Trong quá trình nghiên cứu và cung cấp thông tin, hạch toán thống kê có những đặc điểm sau:

+ Phạm vi nghiên cứu của hạch toán thống kê rất rộng: không chỉ nghiên cứu các hoạt động kinh tế mà cả các hoạt động khác thuộc về quan hệ sản xuất và đời sống xã hội. Và nghiên cứu những hoạt động này có thể trong cả nước, ngành, các cấp hành chính và các đơn vị cơ sở,

+ Do nghiên cứu số lớn các hiện tượng kinh tế xã hội nên thông tin của hạch toán thống kê không mang tính thường xuyên, liên tục. Thông tin của hạch toán thống kê chú trọng tính hệ thống nhằm rút ra bản chất và tính quy luật của các hiện tượng kinh tế xã hội.

c. Hạch toán kế toán (kế toán)

* Khái niệm

+ Hạch toán kế toán là công việc tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, các quá trình và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn, kinh phí của nhà nước cũng như của từng tổ chức, xí nghiệp.

+ Hạch toán kế toán là khoa học thu nhận, xử lý hệ thống hoá và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của chúng (hoặc toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính) trong các đơn vị, nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị.

+ Kế toán là ngôn ngữ. Mục đích của mọi ngôn ngữ là cung cấp thông tin. Thông tin kế toán được báo cáo bằng các báo cáo tài chính

+ Kế toán là hoạt động phục vụ với chức năng là cung cấp các thông tin định lượng về các tổ chức. Thông tin đó trước hết có bản chất tài chính và có mục đích sử dụng trong việc đề ra các quyết định kinh tế.

Các khái niệm trên được diễn đạt khác nhau nhưng không phủ định nhau vì đều thể hiện được nội dung, chức năng, vai trò và mục đích của hạch toán kế toán

Từ các khái niệm trên ta có thể rút ra định nghĩa về hạch toán kế toán , thể hiện bản chất của hạch toán kế toán như sau:

Hạch toán kế toán là khoa học thu nhận, hệ thống hóa, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của chúng ở các đơn vị nhằm kiểm tra được hoạt động kinh tế, tài chính và phục vụ cho việc đề ra các quyết định kinh tế.

Hạch toán kế toán cũng sử dụng cả 3 loại thước đo: thước đo hiện vật, thước đo lao động và thước đo giá trị. Nhưng trong đó thước đo giá trị là chủ yếu và mang tính bắt buộc.

* Đặc điểm của thông tin kế toán

Thông tin hạch toán kế toán có những đặc điểm sau:

+ Do nghiên cứu toàn bộ các hoạt động kinh tế tài chính trong các đơn vị, nên thông tin do hạch toán kế toán phản ánh mang tính thường xuyên, liên tục, toàn diện và có hệ thống. Nhờ đó, hạch toán kế toán thực hiện sự giám đốc liên tục toàn bô( trước, trong và sau ) quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh.

+ Thông tin hạch toán kế toán là những thông tin động về sự tuần hoàn của tài sản, phản ánh toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Đồng thời, thông tin hạch toán kế toán luôn là những thông tin hai mặt: tài sản và nguồn hình thành tài sản, tăng và giảm, chi phí và kết quả…

+ Mỗi thông tin thu được của hạch toán kế toán đều là kết quả của quá trình thông tin kết hợp với kiểm tra. Vì vậy, hạch toán kế toán có hai chức năng cơ bản là thông tin và kiểm tra.

Như vậy, 3 loại hạch toán trên có những điểm giống nhau và khác nhau sau đây:

GIỐNG NHAU:

– Đều là quá trình quan sat, đo lường, ghi chép và cung cấp thông tin

– Sử dụng cả 3 loại thước đo: hiện vật, lao động và giá trị

KHÁC NHAU:

ĐẶC ĐIỂM

HTKT NGHIỆP VỤ

THỐNG KÊ

KẾ TOÁN

1. Quá trình xử lý thông tin

Giám sát kiểm tra đôn đốc từng nghiệp vụ, từng QT Kinh tế, XH cụ thể-> chỉ đạo kịp thời

Nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết về mặt chất của các hiện tượng KTTX số lớn-> rút ra tính quy luật

Thu nhận, xử lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin về thực trạng kinh tế tc của một đơn vị-> quyết định KINH DOANH

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Không có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng-> Không là KH độc lập

-Đối tượng: các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn

-phương pháp: chỉ số, dãy số thời gian, -> Không là KH độc lập

-Đối tượng: TS, NV, sự vận động TS, NV, các quan hệ kinh tế pháp lý

-Hệ thống các Phương pháp nghiên cứu: phương pháp chứng từ, phương pháp TK ghi kép, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp cân đối

3. Thước đo bắt buộc

Không bắt buộc loại thước đo nào

Không bắt buộc loại thước đo nào

bắt buộc loại thước đo GIÁ TRỊ

4. Đặc điểm thông tin

kịp thời: riêng lẻ hay toàn bộ

Hệ thống, thời điểm, có tính quy luật

Động, 2 mặt, đầy đủ toàn diện, hệ thống

5. Báo cáo

Bằng miệng, văn bản, điện thoại, điện báo…

Văn bản không theo mẫu bắt buộc

Theo mẫu bắt buộc của chính phủ (KTTC)

Theo mẫu của đơn vị (KTQT)

This post was last modified on 10/05/2024 08:36

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

11 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

11 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

15 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

20 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

20 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

21 giờ ago