Tạm nhập tái xuất là một loại hình thức xuất nhập khẩu khá đặc biệt, không giống với các hình thức xuất nhập khẩu khác. Vì vậy, khi doanh nghiệp mới làm loại hình tạm nhập tái xuất sẽ gặp nhiều khó khăn. Hôm nay hãy cùng ISO Logistics tìm hiểu nhé!
Tạm nhập tái xuất là gì, thuật ngữ về tạm nhập tái xuất đã được quy định trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005 như sau:
Bạn đang xem: Tạm nhập tái xuất là gì? Vai trò hoạt động tạm nhập tái xuất
Tạm nhập, tái xuất là hoạt động đưa hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính mặt hàng hoá đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Có thể hiểu đơn giản như sau:
Tạm nhập tái xuất là hình thức xuất nhập khẩu đặc biệt quan trọng, có vai trò lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Điều này thực hiện qua việc:
Không chỉ vậy, hoạt động tạm nhập, tái xuất cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển nhiều dịch vụ có liên quan, đặt biệt là dịch vụ Logistics như hoạt động làm hàng tại cảng, dịch vụ kho bãi, cảng, vận chuyển đường thủy, hàng không, đường bộ, dịch vụ bảo hiểm hàng hóa … thu được phí và tạo thêm việc làm.
Như vậy hoạt động tạm nhập tái xuất đã giúp doanh nghiệp tham gia vào việc luân chuyển dòng hàng hóa quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giao nhận, vận tải Việt Nam được xử lý nghiệp vụ & nâng cao năng lực xử lý vận tải, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Từ đó, khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.
Xem thêm : Ý nghĩa các loài hoa dành tặng cho phái đẹp, hoa ngày quốc tế phụ nữ
Khi có hoạt động tạm nhập tái xuất diễn ra kéo theo rất nhiều ngành nghề khác phát triển. Vì vậy, tạm nhập tái xuất có vai trò lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung, của ngành xuất nhập khẩu & Logistics nói riêng.
Hiện nay, các mặt hàng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam vô cùng đa dạng. Thông thường, hàng tạm nhập tái xuất là máy móc, thiết bị, phương tiện thi công,…không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá được phép tạm nhập, tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài để sản xuất, thi công.
Các doanh nghiệp cần lưu ý các mặt hàng thuộc danh mục cấm tạm nhập, tái xuất, tránh tiến hành tạm nhập tái xuất các mặt hàng dưới đây:
Theo quy định mới nhất hiện nay, các mặt hàng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam là những mặt hàng không có tên trong Phụ lục VI. Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất của Nghị định 69/2018/NĐ-CP. Doanh nghiệp cần tránh các mặt hàng này khi tìm hiểu về thủ tục tạm nhập tái xuất.
Khi làm thủ tục tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp cần lưu ý về những thông tin sau:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 25 Luật hải quan 2014, thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan như sau:
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;
Xem thêm : Nòng Nọc Biến Thành Cóc, Ếch Như Thế Nào Và Cách Nuôi
Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định của Luật hải quan 2014.
Như vậy, việc thực hiện thủ tục hải quan với hàng tạm nhập tái xuất có rất nhiều sự khác biệt so với các mặt hàng xuất nhập khẩu thông thường. Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu về chính sách mặt hàng để xin các loại giấy phép cần thiết, tránh bị động dẫn đến trường hợp lưu kho, lưu bãi do chờ làm thủ tục hải quan hàng tạm nhập tái xuất.
Hiện nay tình hình tạm nhập tái xuất ở Việt Nam diễn ra ngày càng sôi nổi, một phần do sự phát triển của nền kinh tế.Tuy nhiên cũng vì vậy, hoạt động tạm nhập tái xuất diễn ra tràn lan, có nhiều sai phạm. Điều này đòi hỏi cơ quan nhà nước cần kiểm soát gắt gao hơn hoạt động tạm nhập tái xuất.
Do có một số sai phạm khi làm thủ tục tạm nhập tái xuất, về phía tổng cục hải quan thực hiện kiểm soát nghiêm ngặt hơn hàng hóa tạm nhập tái xuất.
Cụ thể, phương tiện vận chuyển cát tạm nhập tái xuất phải niêm phong bằng seal định vị để chi cục hải quan làm thủ tục giám sát trong suốt quá trình vận chuyển.
Doanh nghiệp cần lưu ý, khi thực hiện tạm nhập tái xuất, hàng hóa tạm nhập phải tái xuất ngay. Nếu xảy ra tình huống chưa tái xuất ngay thì phải lưu giữ tại khu vực chịu sự giám sát hải quan tại cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 82 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (Hiện nay sử dụng Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC)
Hàng hóa tạm nhập tái xuất không được phép thay đổi phương thức vận chuyển và phương tiện vận tải khi vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cửa khẩu xuất. Quá trình thay đổi phương tiện vận tải thông thường chỉ được thực hiện tại cửa khẩu nhập & cửa khẩu xuất dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan.
Trên đây là những thông tin cần biết về Tạm nhập tái xuất. Với những phân tích về tạm nhập tái xuất này, ISO Logistics hy vọng các chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra lựa chọn hợp lý để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 17/03/2024 16:54
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024