Một hành vi như thế nào được xác định là hành vi trái pháp luật. Một hành vi được xác định là hành vi trái pháp luật có đồng nghĩa là hành vi vi phạm pháp luật hay không? Chắc hẳn có rất nhiều người còn nhầm lẫn hai khái niệm này là một. Hôm nay chúng tôi sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hành vi trái pháp luật là gì? Điểm giống và khác nhau giữa hành vi trái pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật.
Luật sư tư vấn về hành vi trái pháp luật và vi phạm pháp luật: 1900.6568
Bạn đang xem: Hành vi trái pháp luật là gì? Phân biệt hành vi trái pháp luật và vi phạm pháp luật?
Hành vi trái pháp luật là việc thực hiện không đúng theo quy định của pháp luật, được thể hiện dưới một trong ba dạng hành vi sau:
(i) Thực hiện hành vi mà pháp luật cấm;
(ii) Không thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện;
(iii) Thực hiện hành vi vượt quá phạm vi pháp luật cho phép thực hiện.
Như vậy có thể thấy đặc trưng để xác định một hành vi có được coi là hành vi trái pháp luật hay không chính là “trái pháp luật”. Trái ở đây là sai trái, theo từ điển tiếng Việt thì sai trái được hiểu là hành vi đi ngược lại với lẽ phải, làm những điều không đúng đắn, không đúng với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Trái pháp luật là việc thực hiện ngược lại với quy định của pháp luật được nhà nước đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Các quy phạm pháp luật được ghi nhận trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Theo quy định tại điều 4, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định, hệ thống văn bản vi phạm pháp luật của Việt Nam gồm có Hiến pháp; Bộ luật, luật; Pháp lệnh; nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam; Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ; Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp.
Một người thực hiện trái với những quy định được quy định trong hệ thống văn bản pháp luật trên sẽ được coi là hành vi trái pháp luật.
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau. Ví dụ, nếu căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật thì có thể chia vi phạm pháp luật thành các loại tương ứng với các ngành luật như vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật dân sự…
Xem thêm : Ngày công chuẩn tính lương là gì? Cách tính ngày công chuẩn theo tháng
Trong khoa học pháp lý Việt Nam phổ biến là cách phân loại vi phạm pháp luật căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật. Theo tiêu chí này, vi phạm pháp luật được chia thành các loại sau:
Vi phạm pháp luật hình sự hay còn gọi là tội phạm
Theo pháp luật hình sự của Việt Nam thì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.
Vi phạm hành chính
Theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Việt Nam thì vi phạm hành chính là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hoặc trái với các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.
Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản.
Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.
Vi phạm Hiến pháp là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hiến pháp trái với các quy định của Hiến pháp.
Vi phạm pháp luật có những dấu hiệu cơ bản sau đây:
2.1. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội
2.2. Trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ
2.3. Có lỗi của chủ thể.
2.4. Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
Xem thêm : THANTHOAI
Không phải mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có đủ năng lực hành vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Một hành vi được xác định là vi phạm pháp luật khi đáp ứng đủ các yếu tố sau:
+ Là hành vi trái pháp luật
+ Có yếu tố lỗi;
+ Do chủ thể có đủ năng lực pháp lý thực hiện, có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
+ Hành vi đó xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Như vậy có thể thấy được rằng hành vi trái pháp luật và vi phạm pháp luật là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hành vi trái pháp luật chỉ là một trong những điều kiện cần để cấu thành hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài yếu tố có hành vi trái pháp luật, một hành vi được xác định là vi phạm pháp luật nếu hành vi đó do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện, có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Ví dụ hành vi giết người được xác định là hành vi trái pháp luật vì pháp luật cấm người khác xâm phạm đến sức khỏe, thân thể, tính mạng của người khác.
Tuy nhiên người này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu cá nhân đó đủ năng lực hành vi dân sự, đủ tuổi chịu hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên. Có yếu tố lỗi trong khi thực hiện hành vi trái pháp luật.
Lỗi là khả năng nhận thức của người thực hiện hành vi trái pháp luật về mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả do hành vi gây ra đối với các mối quan hệ xã hội. Điều này phản ánh chủ quan của chủ thể thực hiện hành vi đã lựa chọn thực hiện hành vi nguy hiểm thay vì thực hiện các hành vi phù hợp với chuẩn mực, phép tắc xã hội khi hoàn toàn có quyền lựa chọn thực hiện hành vi khác.
Lỗi theo quy định của Bộ luật hình sự thì bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý thể hiện ở việc người thực hiện hành vi phạm tội hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy rõ hậu quả của hành vi nguy hiểm đó và mong muốn hậu quả đó sẽ xảy ra trên thực tiễn.
Lỗi vô ý là việc người thực hiện hành vi phạm tội mặc dù nhận thức được hành vi có thể gây ra hậu quả nguy hiểm nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản hành vi trái pháp luật là việc thực hiện trái với quy định của pháp luật.
Kết luận: Hành vi vi phạm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng với hành vi vi phạm của mình. Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm và hậu quả của hành vi gây ra mà chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật sẽ phải chịu các chế tài xử lí khác nhau. Đó có thể là trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính tùy thuộc vào mối quan hệ xã hội mà chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật xâm phạm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 11/01/2024 22:06
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024
Con số may mắn hôm nay 22/11/2024 theo năm sinh: Chọn con số ĐẾN LỘC
Tử vi thứ Sáu ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Chó vui vẻ, Hổ may…