Categories: Tổng hợp

Tội trộm cắp tài sản – Điều 173 BLHS mới nhất

Published by

Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản do người khác đang quản lí, xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu tài sản của người người khác. Vậy tội trộm cắp tài sản được quy định như thế nào? Người dưới 16 tuổi phạm tội trộm cắp tài sản thì có bị phạt tù không? Cùng Luật A+ giải đáp ngay những thắc mắc này qua bài viết sau.

1. Thế nào là trộm cắp tài sản?

Trộm cắp tài sản là việc cá nhân cố ý thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác để thu lợi bất chính từ giá trị tài sản đó mang lại. Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự).

2. Tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật Hình sự cũ

Trước khi Bộ luật Hình sự đầu tiên của Nhà nước CHXHCN Việt Nam được ban hành năm 1985, tội trộm cắp tài sản được quy định là tội phạm trong Sắc luật số 03 năm 1976 và trong Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản của công dân năm 1970.

  • Bộ luật Hình sự 1985: có 2 tội trộm cắp tài sản là Tội trộm cắp tài sản XHCN (thuộc chương các tội xâm phạm sở hữu XHCN) và Tội trộm cắp tài sản của công dân (thuộc chương các tội xâm phạm sở hữu của công dân).
  • Bộ luật hình sự năm 1999 trở về sau: chỉ còn 1 tội chung là Tội trộm cắp tài sản thuộc nhóm tội chiếm đoạt của các tội xâm phạm sở hữu.

Hai dấu hiệu đặc trưng giúp phân biệt hành vi trộm cắp tài sản với các hành vi xâm phạm sở hữu khác là hành vi chiếm đoạt tài sản và tài sản bị chiếm đoạt, cụ thể: Hành vi chiếm đoạt tài sản có tính chất lén lút và được thực hiện bởi ý thức chủ quan của người thực hiện.

  • Hành vi chiếm đoạt được coi là lén lút nếu phương thức chiếm đoạt khiến cho chủ tài sản không thể biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi này xây ra.
  • Ý thức chủ quan của người trộm cắp tài sản thể hiện qua hành vi lén lút và việc che giấu hành vi phạm tội. Tài sản bị chiếm đoạt phải là tài sản đang có người quản lí. Đó có thể là người có trách nhiệm quản lý tài sản trong khu vực quản lí của mình hoặc là chủ tài sản. Đây là dấu hiệu cho phép phân biệt giữa trộm cắp tài sản với hành vì chiếm giữ trái phép tài sản.

Hành vi trộm cắp tài sản chỉ bị coi là tội phạm khi thoả mãn những điều kiện được quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999:

  • Tài sản bị trộm cắp phải có giá trị từ năm trăm nghìn đồng trở lên hoặc;
  • Đã gây hậu quả nghiêm trọng hoặc;
  • Chủ thể đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về hành vi chiếm đoạt mà còn vi phạm. Hình phạt được quy định cho tội trộm cắp có mức cao nhất là tù chung thân.

3. Tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật Hình sự mới nhất

Theo quy định mới nhất tại Điều 173 Bộ luật Hình sự hiện hành, Tội trộm cắp tài sản được quy định như sau:

“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Xem thêm bài viết: Bí mật kinh doanh là gì? Xâm phạm bí mật kinh doanh bị xử lý thế nào?

5.2. Phạt hành chính (phạt tiền)

Đối với cá nhân thực hiện hành vi trộm cắp tài sản lần đầu, không gây ra hậu quả nghiêm trọng về giá trị tài sản (cụ thể là dưới 2.000.000 đồng) và chưa bị kết án về các tội về chiếm đoạt tài sản thì người thực hiện hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính. Cụ thể tại Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản.

Người phạm tội có thể bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Xem thêm bài viết: Phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có bị phạt tù không?

6. So sánh hình phạt chính và hình phạt bổ sung

* Điểm giống nhau:

  • Đều là các hình phạt được quy định trong Điều 32 Bộ luật Hình sự.
  • Tước đoạt hoặc hạn chế một số quyền nhất định của người phạm tội không chỉ với mục đích trừng trị mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN.

* Điểm khác nhau

Hình phạt chính Hình phạt bổ sung Khái niệm Là hình phạt cơ bản, với mỗi loại tội phạm tòa án chỉ được tuyên án độc lập một hình phạt chính. Là hình phạt chỉ được tuyên kèm theo một hình phạt chính, với mỗi loại tội phạm tòa án có thể tuyên một hoặc nhiều hình phạt bổ sung nếu điều luật về tội phạm có quy định các hình phạt này. Các loại hình phạt 1. Cảnh cáo;

2. Phạt tiền;

3, Cải tạo không giam giữ;

4.Trục xuất;

5. Tù có thời hạn;

6. Tù chung thân;

7. Tử hình.

1. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;2. Cấm cư trú;

3. Quản chế;

4. Tước một số quyền công dân;

5. Tịch thu tài sản;

6. Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

7. Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Mức độ Mang tính nghiêm khắc, nặng hơn hình phạt bổ sung rất nhiều. Hình phạt chính đánh thẳng vào các quyền cơ bản của công dân như quyền tự do, quyền sống. Hình phạt bổ sung nhẹ hơn rất nhiều so với hình phạt chính. Nguyên tắc áp dụng Hình phạt chính được tuyên độc lập

Hình phạt chính được vận dụng riêng rẽ chứ không đồng thời áp dụng đối với người phạm tội chỉ áp dụng một trong các hình phạt chính.

Khi áp dụng một hình phạt chính có thể áp dụng thêm một hoặc nhiều biện pháp hình phạt bổ sung.

Hình phạt bổ sung luôn phải đi kèm với hình phạt chính.

7. Người dưới 16 tuổi phạm tội trộm cắp tài sản có bị phạt tù không?

Anh Dương Văn Lâm, 45 tuổi quê ở Đồng Nai có gửi email cho luật sư A+ nhờ tư vấn về trường hợp con trai của anh như sau:

“Chào luật sư A+, tôi là Dương Văn Lâm, 45 tuổi. Tôi có một đứa con trai, năm nay mới 15 tuổi. Do bị bạn bè xấu xúi giục, cháu đã lẻn vào nhà bà H (chung xóm) để trộm 2 chiếc điện thoại iphone và 1 chiếc xe SH. Sau đó, cháu đem bán điện thoại và cầm xe được tổng cộng 85 triệu. Hiện công an đã gửi cho gia đình tôi giấy triệu tập con trai tôi lên phường. Luật sư A+ cho tôi hỏi con trai tôi có bị bắt vì tội trộm cắp tài sản không? Cháu nó còn nhỏ thì liệu có bị đi tù không? Tôi xin cảm ơn luật sư.”

Luật sư A+ đã gửi email phản hồi cho anh Lâm về trường hợp trên với nội dung như sau:

Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tuổi từ 14 đến đủ 16 được quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự như sau: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Theo đó, hành vi trộm cắp mà con trai anh đã thực hiện thuộc Điều 173 Bộ luật Hình sự là tội trộm cắp tài sản. Như vậy căn cứ vào khoản 2 Điều 12 thì con của anh chỉ chịu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm vào khung rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng của tội trộm cắp tài sản. Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Hình sự phân loại tội phạm thì tội rất nghiêm trọng tương ứng với khung hình phạt 7-15 năm tù, tội đặc biệt nghiêm trọng tương ứng với hình phạt 15-20 năm tù hoặc chung thân, tử hình.

Trường hợp con anh trộm cắp tài sản có giá trị 85 triệu thì thuộc khung 2 của Điều 173 (tội trộm cắp tài sản) với khung hình phạt 2-7 năm tù thuộc trường hợp phạm tội nghiêm trọng. Do đó, con anh không phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự cho tội danh trộm cắp tài sản theo Bộ luật Hình sự mà sẽ xem xét vào trung tâm giáo dưỡng đặc biệt cho trẻ vị thành niên.

8. Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giỏi, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và giải quyết các vấn đề hình sự bao gồm các dịch vụ sau:

  • Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến hình sự;
  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ;
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện;
  • Luật sư bảo vệ tại tòa án.

Lý do chọn Luật A+:

Giỏi chuyên môn, nhiều kinh nghiệm

Đội ngũ luật sư của Luật A+ đều là các luật sư xuất sắc, nắm rõ các quy định pháp luật, hiểu cách vận hành của cơ quan tố tụng và cơ quan Đảng giám sát. Ngoài ra các luật sư A+ đã chinh chiến và dày dạn kinh nghiệm ở các vụ án hình sự.

Thấu hiểu

Luật sư A+ thấu hiểu nỗi sợ hãi và hoang mang của thân chủ khi đối diện với một tình huống có thể phải ở tù, có thể sẽ bị oan sai, mong muốn được hỗ trợ hết mức 24/7 từ chuyên môn đến sự an tâm tâm lý. Vì thế chúng tôi sẽ làm hết khả năng để đem lại sự an tâm và công bằng cho thân chủ, khách hàng.

Cam kết đến cùng

Hành trình giành được công bằng cho khách hàng có thể sẽ không thuận lợi và bằng phẳng. Hành trình đó có thể phải trải qua nhiều năm với nhiều cấp xét xử. Luật sư A+ cam kết sẽ đi cùng và bảo vệ khách hàng cho đến khi nào công lý, công bằng được thực hiện.

This post was last modified on 26/01/2024 15:25

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi thứ 7 ngày 5/10/2024 của 12 con giáp: Sửu bớt áp lực, Mão sáng tạo

Tử vi thứ bảy ngày 5/10/2024 của 12 con giáp: Sửu giảm áp lực, Mão…

8 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 5/10/2024 theo năm sinh: Xem số PHÁT LỘC

Con số may mắn hôm nay 5/10/2024 theo năm sinh: Xem số PHÁT LỘC

8 giờ ago

Năng lực lãnh đạo của 12 con giáp: Bạn làm thế nào để thu phục lòng người?

Năng lực lãnh đạo của 12 con giáp: Làm sao để chiếm được cảm tình…

9 giờ ago

4 con giáp gặp hạn cuối tuần này (5-6/10), tình tiền đều xuống dốc trầm trọng

4 con giáp gặp rắc rối cuối tuần này (5-6/10), tài chính đều xuống dốc…

12 giờ ago

Bóc mẽ bí mật động trời mà 12 con giáp nam không muốn cho nửa kia biết

Hé lộ bí mật gây sốc mà 12 cung hoàng đạo không muốn nửa kia…

12 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Mão theo giờ sinh: Cuộc đời bạn chông gai hay bằng phẳng?

Vận mệnh người tuổi Mão theo giờ sinh: Cuộc đời chông gai hay bằng phẳng?

16 giờ ago