Trình bày khái niệm, cấu thành và phân loại của vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
Vi phạm pháp luật (tiếng Anh: Violate) là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực và làm mất ổn định xã hội. Tính nguy hiểm thể hiện ở chỗ nó xâm hại tới lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức, xã hội. Vậy vi phạm pháp luật là gì?
Bạn đang xem: 【GIẢI ĐÁP】Vi phạm pháp luật là gì?
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi của con người hoặc là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội… (các chủ thể của pháp luật) nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi có biểu hiện bằng hành động hoặc không hành động của các chủ thể pháp luật.
Những hành vi hợp pháp hay hành vi trái với các quy định của các tổ chức xã hội, trái với quy tắc tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo… mà không trái pháp luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi, để xác định vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi, nghĩa là xác định lỗi (trạng thái tâm lý) của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật đó.
Lỗi là yếu tố của quan hệ thể hiện thể hiện thái độ của chủ thể đối với hanhf vi trái pháp luật của mình. Những hành vi trái pháp luật mang tính khách quan, không có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó (chủ thể không cố ý và cũng không vô ý thực hiện) thì không bị coi là vi phạm pháp luật. tất cả mọi vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi trái pháp luật, nhưng ngược lại, không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều bị coil à vi phạm pháp luật.
Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể do nhà nước quy định. Pháp luật chỉ quy định năng lực trách nhiệm pháp lý cho những người đã đạt được độ tuổi nhất định, có khả năng lý trí và có tự do ý chí. Nhưngx hành vi trái pháp luật nhưng khi thực hiện chúng các chủ thể không có hoặc chưa có năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
Cấu thành vi phạm pháp luật là toàn bộ những yếu tố, những bộ phận làm thành một vi phạm pháp luật cụ thể, bao gồm mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan và khách thể.
Xem thêm : Trang thông tin điện tử
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: những biểu hiện ra bên ngoài TGKQ của vi phạm pháp luật: những biểu hiện ra bên ngoài TGKQ của vi phạm pháp luật
Chủ thể của vi phạm pháp luật: là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
=> phân biệt: tổ chức là chủ thể vi phạm pháp luật phải là tổ chức hợp pháp >< vi phạm pháp luật có tổ chức: một nhóm người liên kết với nhau cùng vi phạm pháp luật, sự tồn tại của họ là bất hợp pháp
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật
– Lỗi cố ý: chủ thể có ý thức để xảy ra thiệt hại cho xã hội + cố ý trực tiếp: mong muốn hậu quả xảy ra
– Cố ý gián tiếp: mặc hậu quả xảy ra
=> khác biệt rõ nhất là ở thái độ của người vi phạm đối với hậu quả do hành vi họ gây ra
– Lỗi vô ý: chủ thể ko chủ ý gây thiệt hại + vô ý do quá tự tin: cân nhắc và loại trừ khả năng gây hậu quả
– Vô ý do cẩu thả: chủ thể có nghĩa vụ tuân theo quy tắc nhất định nhưng do cẩu thả nên đã ko thực hiện gây nên thiệt hại
=> Phân biệt : động cơ hành vi nói chung và động cơ vi phạm pháp luật
Xem thêm : Châu Á – Thái Bình Dương
– Theo tâm lý học, hành vi của con người trong trạng thái tâm lý bt được thúc đẩy bởi động cơ nào đó do nhu cầu, xúc cảm, tình cảm và sự tác động của TG bên ngoài
– Vi phạm pháp luật chỉ có yếu tố động cơ khi và chỉ khi người vi phạm nhận thức được hành vi của họ là vi phạm pháp luật => do đó chỉ có những vi phạm có lỗi cố ý ms có yếu tố động cơ
=> Phân biệt:
– Mục đích của vi phạm pháp luật và mục đích của hành vi nói chung
– Mục đích của vi phạm pháp luật là kết quả trong ý thức >< hậu quả của vi phạm pháp luật : kết quả thực tế
– Một hành vi vi phạm pháp luật có thể xâm phạm đồng thời một hoặc nhiều qhệ xã hội hay một hành vi vi phạm có thể có nhiều khách thể, các khách thể có tầm quan trọng khác nhau trong đời sống xã hội => tính chất của khách thể là cơ sở để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật
=> Phân biệt : khách thể vi phạm pháp luật và đối tượng của vi phạm pháp luật. Đối tượng của vi phạm pháp luật: là những sự vật hiện tượng cụ thể mà khi tác động lên nó, người vi phạm gây thiệt hại cho các qhệ xã hội được pháp luật bảo vệ (xâm hại các qh xã hội, vi phạm pháp luật tác động đến từng bộ phận cấu thành nên qhệ xã hội đó => bộ phận đó là đối tượng vi phạm pháp luật).
Phân loại vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định loại trách nhiệm pháp lý thích hợp.
Link bài viết: https://havip.com.vn/vi-pham-phap-luat-la-gi/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 13/02/2024 20:36
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024