Hao mòn tài sản cố định – Tài sản cố định (TSCĐ) là một nguồn lực đặc biệt quan trọng của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất. Lợi ích kinh tế do Tài sản cố định đem lại được doanh nghiệp khai thác dần bằng cách sử dụng các tài sản đó. Giá trị của nó sẽ được phân bổ và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng TSCĐ vào cho sản xuất. Hôm nay chúng tôi sẽ mang tới cho bạn đọc những thông tin cần thiết liên quan tới vấn đề Khấu hao TSCĐ để bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Hao mòn tài sản cố định cùng phương pháp tính hao mòn tài sản trong đơn vị HCSN
Bạn đang xem: Hao mòn tài sản cố định cùng phương pháp tính hao mòn tài sản
Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ trong quá trình sử dụng do tham gia vào quá trình hoạt động của đơn vị bị cọ xát, bị ăn mòn hoặc do tiến bộ khoa học kỹ thuật,… Khi xác định giá trị hao mòn TSCĐ cần tuân theo một số quy định sau:
Trường hợp đơn vị muốn xác định lại thời gian sử dụng của TSCĐ hoặc muốn xác định thời gian sử dụng của những TSCĐ chưa được quy định, phải được cơ quan quản lý tài chính trực tiếp quản lý xem xét, quyết định. Trường hợp đơn vị nâng cấp, tháo dỡ một số bộ phận của TSCĐ,… nhằm thay đổi thời gian sử dụng của TSCĐ thì phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng và tính thời gian sử dụng mới để đăng ký lại với cơ quan tài chính trực tiếp quản lý.
Mức hao mòn hàng năm của mỗi TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ tính hao mòn (% năm)Số hao mòn tính cho năm N = Số hao mòn đã tính của năm (N – 1) + Số hao mòn tăng năm N – Số hao mòn giảm năm N Mức hao mòn cho năm cuối cùng = Nguyên giá TSCĐ – Trị giá hao mòn luỹ kế
Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, đơn vị phải xác định lại mức hao mòn trung bình hàng năm của TSCĐ.
Đối với những TSCĐ sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh thì phải thực hiện trích khấu hao tính vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng tháng (theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính).
TK 214 “Hao mòn TSCĐ” được sử dụng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCÐ hiện có và biến động giá trị hao mòn hàng năm của TSCĐ tại đơn vị.
Nội dung phản ánh trên tài khoản này như sau:
TK 214 có 2 tài khoản cấp 2:
TK 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình
TK 2142 – Hao mòn TSCĐ vô hình.
(1) Cuối kỳ kế toán năm, đơn vị tính và phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hiện có do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, kế toán ghi:
Xem thêm : Nước đậu đen và 7 công dụng tuyệt vời mà bạn có thể chưa biết
(2) Hàng tháng, khi trích khấu hao TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi:
(3) Đối với TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách (trừ TSCĐ do ngân sách cấp vốn kinh doanh) dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng tháng khi trích khấu hao TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 631: Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh
Có TK 431 (4314): Bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
Có TK 333: Số phải nộp Nhà nước
(4) Khi phát sinh giảm giá trị hao mòn TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách (do thanh lý, nhượng bán, điều chuyển TSCĐ, phát hiện thiếu), kế toán ghi:
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ
Nợ TK 466: Giá trị còn lại TSCĐ
Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ.
(5) Khi phát sinh giảm giá trị hao mòn TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay (do thanh lý, nhượng bán, phát hiện thiếu), kế toán ghi:
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ
Nợ TK 631: Giá trị còn lại TSCĐ (trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ)
Nợ TK 311 (3118): Giá trị còn lại TSCĐ (trường hợp phát hiện thiếu TSCĐ)
Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ.
Xem thêm : Một số vấn đề về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
(6) Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ của Nhà nước:
(6.1) Trường hợp đánh giá giá trị hao mòn tăng, phần chênh lệch giá trị hao mòn tăng, kế toán ghi:
(6.2) Trường hợp đánh giá giá trị hao mòn giảm, phần chênh lệch giá trị hao mòn giảm, kế toán ghi:
Khấu hao là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng. Khấu hao TSCĐ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định. Khấu hao tài sản cố định liên quan đến việc hao mòn tài sản, đó là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ. Khấu hao chính xác sẽ tính được giá thành sản phẩm chính xác từ đó xác định được lợi nhuận chính xác. Khấu hao chính xác cũng là cơ sở cho việc tính toán việc tái sản xuất và tái đầu tư.
Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác, như: Khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình (theo quy định của chuẩn mực TSCĐ vô hình), hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác.
Có 3 phương pháp tính khấu hao TSCĐ, bao gồm:
– Phương pháp khấu hao đường thẳng
Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
– Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
Theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
– Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra.
Dựa vào tình hình thực tế ở mỗi doanh nghiệp mà kế toán có thể lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp nhất, hữu ích nhất về mặt kinh tế. Thông thường thì phương pháp khấu hao theo đường thẳng là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất, vì ưu điểm của phương pháp này là dễ dàng áp dụng, thuận tiện trong công tác kế toán.
Trên đây là bài viết ngắn gọn về Khấu hao tài sản cố định mà các bạn nên tham khảo. Chúc các bạn học tốt.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/02/2024 19:52
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024