Categories: Tổng hợp

Bạch quả là gì? Tác dụng và cách sử dụng bạch quả

Published by

Bạch quả là một loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc đã được trồng hàng ngàn năm và có nhiều tác dụng dược lý đáng kinh ngạc. Vậy tác dụng của bạch quả là gì và cách sử dụng như thế nào?

Cây bạch quả là một trong những loại dược liệu quý và được nhiều người biết đến như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp hạ huyết áp, làm chậm tiến triển của bệnh trí nhớ, cải thiện lưu thông máu… Nhờ những công dụng này mà bạch quả được sử dụng rộng rãi ở nhiều châu lục và trở thành thành phần của nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe.

Sau đây mời các bạn cùng Biocyte tìm hiểu thông tin của loại cây bạch quả để biết thêm các công dụng và bài thuốc hữu hiệu.

Bạch quả là gì?

Bạch quả một loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và thường được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Ở Việt Nam, cây bạch quả mọc rải rác ở một số tỉnh miền Bắc.

  • Tên gọi khác: ngân hạnh, áp cước tử, công tôn thụ
  • Tên khoa học: Ginkgo biloba L.
  • Họ: Bạch quả (Ginkgoaceae).

Bạch quả thuộc cây thân gỗ, chiều cao có thể đạt tới 20 – 35m. Cây có các cành dài tạo thành tán nhọn, bộ rễ bám sâu xuống đất nên có khả năng chịu được gió mạnh, mưa to. Lá mọc so le, phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, ở giữa hơi lõm chia phiến lá thành 2 thùy.

Bạch quả có hạt dài khoảng 1.5 – 2cm, hình trứng, thịt màu vàng và có mùi bơ khét. Trong đó, phần lá và hạt quả của bạch quả được sử dụng để làm vị thuốc với 68% tinh bột, 6% đường, 5.3% protein, 1.57% tro, 1.5% chất béo.

Tác dụng của bạch quả theo y học hiện đại

Ngăn ngừa ung thư và chống oxy hóa

Cây bạch quả có chứa hàm lượng flavonoid và terpenoid cao, một trong những hợp chất được biết đến với tác dụng chống oxy hóa rất mạnh. Vì thế, ăn bạch quả nhiều có tác dụng giúp vô hiệu hóa tác hại của gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa ung thư.

Khả năng ức chế tình trạng viêm

Đối với những tình trạng viêm lâu ngày, việc sử dụng bạch quả, đặc biệt chiết xuất phần lá và hạt của bạch quả có khả năng làm giảm tình trạng viêm trong nhiều trạng thái bệnh khác nhau như: ung thư, viêm khớp, bệnh tim, đột quỵ, bệnh ruột kích thích,…

Cải thiện sức khỏe hệ tuần hoàn tim mạch

Những người bị bệnh mạch vành, trong quá trình điều trị nếu bổ sung thêm bạch quả sẽ giúp gia tăng 12% nồng độ nitric oxide – một hợp chất có tác dụng làm giãn nở các mạch máu trong tuần hoàn. Từ đó, giúp gia tăng lưu lượng máu đến nhiều bộ phận của cơ thể.

Bên cạnh đó, những nghiên cứu khác cũng cho thấy bạch quả có thể đáp ứng khả năng giãn mạch phụ thuộc nội mô và được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch nhờ lá bạch quả.

Cải thiện trí nhớ và các triệu chứng rối loạn tâm thần

Việc sử dụng các loại thuốc thông thường kết hợp với bạch quả giúp tăng khả năng trí nhớ ở những người mắc bệnh Alzheimer nhẹ.

Cải thiện chức năng của não

Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh, chiết xuất bạch quả giúp tăng cường chức năng não ở những người khỏe mạnh, đặc biệt có khả năng cải thiện trí nhớ và sức khỏe nhận thức ở người lớn từ 60 tuổi trở lên.

Giảm lo âu, căng thẳng

Sử dụng bạch quả mỗi ngày sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng lo lắng hơn 45% so với nhóm dùng giả dược. Đó là nhờ tác dụng chống oxy hóa và điều hòa dẫn truyền thần kinh trong chiết xuất của bạch quả, chúng được sử dụng như biện pháp bổ trợ hoặc thay thế cho các loại thuốc giải lo âu hiện có.

Giảm các triệu chứng PMS

Chị em phụ nữ thường gặp các triệu chứng như lo lắng, căng thẳng, dễ bị kích thích và mệt mỏi trong những tuần trước kỳ kinh, đây gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, uống chiết xuất bạch quả có tác dụng làm giảm đau vú và các triệu chứng khác liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt.

Hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng tình dục

Bổ sung chất dinh dưỡng có chứa chiết xuất bạch quả giúp tăng mức độ ham muốn tình dục ở phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh so với giả dược.

Tác dụng của bạch quả theo y học cổ truyền

Với công dụng tiêu đờm, bổ phổi, ích khí, giải rượu, sát trùng, cầm tiểu tiện,… bạch quả được sử dụng hỗ trợ cho các bệnh lý như:

  • Khí hư bạch đới ở phụ nữ
  • Hen suyễn
  • Cơ thể suy nhược
  • Xuất tinh sớm, dị tính ở nam giới
  • Viêm đường tiết niệu

Tuy nhiên, không nên ăn hạt bạch quả sống hoặc rang vì nó có thể gây độc.

Tác dụng phụ khi dùng bạch quả

Hầu hết, phần hạt và phần lá bạch quả được chiết xuất làm dược liệu. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Gây nhức đầu, tim đập nhanh, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy và nóng rát. Khi bị dị ứng với bạch quả có thể gây phát ban hoặc những tác dụng phụ nghiêm trọng khác.
  • Với những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật có nhu cầu sử dụng bạch quả cần xin ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt, người bệnh có tiền sử các bệnh như: bệnh tiểu đường, động kinh hoặc các vấn đề về khả năng sinh sản không nên dùng bạch quả.
  • Không ăn các bộ phận chưa được xử lý của cây bạch quả, vì hạt bạch quả chưa nấu chín có thể gây co giật và tử vong. Ngoài ra, ăn hạt bạch quả rang cũng rất nguy hiểm.
  • Bạch quả có thể gây tương tác với các loại thuốc làm loãng máu, thuốc chống tiểu cầu, aspirin, thuốc giảm đau NSAID, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc trị tiểu đường, thuốc ảnh hưởng đến gan,… Do đó, trong trường hợp người bệnh đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào thường xuyên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bạch quả để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc cũng như gây phản tác dụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Vì những lý do này, bạch quả hay bất cứ các loại thảo mộc nào khác nên được sử dụng dưới sự giám sát và tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.

Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng cây bạch quả

  • Đã có báo cáo xuất huyết nội ở những người dùng bạch quả nhưng không rõ nguyên nhân chảy máu là do bạch quả hay một số lý do khác. Vì thế người dùng cần thận trọng khi dùng kết hợp bạch quả với các thuốc đông máu như clopidogrel (Plavix), warfarin (Coumadin) và aspirin. Đặc biệt, ngưng dùng bạch quả từ 1 – 2 tuần trước khi thủ thuật nha khoa hoặc phẫu thuật do nguy cơ chảy máu.
  • Thuốc chống co giật: sử dụng liều lượng cao của chiết xuất bạch quả có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc chống co giật.
  • Những người bị động kinh không nên dùng cây bạch quả, vì nó có thể gây co giật.
  • Thuốc điều trị huyết áp cao: bạch quả có thể làm giảm huyết áp trong một số trường hợp nhưng nếu dùng chung nó với các loại thuốc huyết áp khác có thể khiến huyết áp giảm xuống quá thấp. Do đó, bạn cần cẩn thận khi sử dụng, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thuốc chống trầm cảm: bạch quả có thể tăng hiệu quả của thuốc chống trầm cảm nhưng có một số loại thuốc trầm cảm khi dùng cùng với bạch quả lại phản tác dụng, có thể nguy hiểm đến tính mạng người dùng. Do đó, bạn không nên tự ý uống kết hợp hai loại này mà hãy uống thuốc theo liệu trình của bác sĩ.
  • Phụ nữ đang mang thai, người bị rong kinh hoặc đa kinh không nên sử dụng chiết xuất bạch quả. Nếu dùng cần phối hợp trong bài thuốc và có sự cho phép của bác sĩ.

Cách sử dụng bạch quả

Bạch quả được sử dụng ở các dạng sau:

  • Viên nang.
  • Viên nén.
  • Chất chiết xuất từ ​​chất lỏng.
  • Lá / trà khô.

Lưu ý khi dùng bạch quả:

  • Tuyệt đối không dùng cho những người có bệnh truyền từ mẹ sang con.
  • Hạt bạch quả có thể nguy hiểm, đặc biệt là khi rang hoặc ăn sống.
  • Hạt bạch quả sống có chứa glycoside cyanogenic gây độc. Nếu muốn sử dụng phải ép để loại bỏ dầu và để lâu trên 1 năm.
  • Sử dụng bạch quả nhiều dễ gây hiện tượng chướng bụng.
  • Mỗi lần dùng không nên sử dụng quá nhiều bạch quả, đặc biệt với trẻ nhỏ.

Những món ăn bổ dưỡng, cách nấu đơn giản từ bạch quả

Ngoài tác dụng làm thuốc chữa bệnh, bạch quả còn là nguyên liệu tạo nên nhiều món ngon tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những món ăn bổ dưỡng từ bạch quả.

Táo nấu bạch quả

Bạch quả có vị ngọt đắng nhẹ và được sử dụng rất phổ biến trong các món ăn như món chè, nước giải khát. Khi kết hợp cùng với vị ngọt bùi của táo, chúng sẽ mang đến cho bạn một hương vị vô cùng độc đáo và ngon miệng.

Cách nấu món này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần sơ chế táo và cắt thành nhiều miếng nhỏ rồi nấu cùng với bạch quả trong nước đường.

Gà nấu bạch quả

Để làm món này, bạn cần hầm gà trước, sau đó cho nấm tuyết đã ngâm và hạt sen vào nấu cùng. Cuối cùng cho rong biển đã ngâm, bạch quả và các gia vị vào để nêm nếm, hầm thêm 15 phút nữa là được

Hương vị độc đáo của bạch quả kết hợp với vị ngọt thịt của nước hầm gà sẽ tạo nên một món ăn vô cùng thơm ngon và bắt cơm cho gia đình của bạn đấy.

Chè bạch quả hạt sen

Cho ngâm nấm tuyết và luộc bạch quả cho mềm. Tiếp đến, đổ đường phèn và sữa vào nấu, sau đó cho táo đỏ, long nhãn, nấm tuyết vào tiếp. Cuối cùng cho bạch quả vào sau cùng, nấu thêm 5 phút rồi tắt bếp. Đây là món ăn rất bổ dưỡng, có tác dụng làm đẹp da và giảm cân rất hiệu quả. Hơn nữa, đây sẽ món ăn giúp giải nhiệt vô cùng hiệu quả trong những ngày hè nóng bức.

Chè bạch quả bo bo

Để nấu món này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần nấu bạch quả cho thật chín. Sau đó, cho bo bo cùng nước cốt dừa vào là đã hoàn thành món ăn rồi. Sự kết hợp này sẽ tạo nên một món ăn vô cùng độc đáo với hương vị thơm ngọt từ các nguyên liệu.

Cách làm bạch quả hết đắng khi nấu

Bạch quả thường bị đắng khi nấu, vậy có cách nào để khắc phục không? Bạn cần làm theo những bước sau:

  • Đầu tiên, luộc sơ bạch quả bằng nước sôi trước (nếu luộc chín quá sẽ mất ngon).
  • Tách bỏ vỏ ngoài của bạch quả rồi dùng dao gọt sạch lớp vỏ lụa bọc ngoài hạt.
  • Sau đó, khoét một lỗ nhỏ ở phía đầu hạt, dùng dao nhọn hoặc tăm để lấy phần nhụy ra. Vì phần nhụy sẽ làm cho bạch quả bị đắng khi nấu.

Viên uống Oxygène Forte – Bột diệp lục kết hợp Gingko và Vitamin C

Sản phẩm viên uống Oxygène Forte với các thành phần chính như rutin, chiết xuất bạch quả, L-ascorbic acid (vitamin C), diệp lục,… có tác dụng giúp bảo vệ da, hạn chế các tác hại của ánh nắng mặt trời và ô nhiễm, ngăn ngừa lão hóa và tình trạng sạm nám da.

Đặc biệt thành phần bạch quả giúp cải thiện vi tuần hoàn máu; rutin làm giảm sự mỏng manh và tính thẩm thấu của mao mạch, bảo vệ mạch máu, từ đó giúp cải thiện quầng thâm mắt hiệu quả. Giúp da duy trì nét tươi sáng, hồng hào, rạng rỡ, và tràn đầy năng lượng tươi trẻ.

Lời kết

Qua bài viết trên, Biocyte đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về bạch quả cũng như tác dụng của loại dược liệu này đối với sức khỏe. Từ đó, bạn có thể chế biến các món ăn vừa thơm ngon, bổ dưỡng vừa hỗ trợ điều trị bệnh.

Tuy nhiên, trước khi dùng bạch quả để làm các bài thuốc chữa bệnh, bạn cần có sự đồng ý và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

This post was last modified on 20/04/2024 19:25

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

6 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

6 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

10 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

15 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

15 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

16 giờ ago