Hệ sinh thái có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người cụ thể như việc giữ gìn tài nguyên đất, ngăn chặn sạt lở, bão lụt, đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái tự nhiên đó là khả năng tự lập lại cân bằng, hệ sinh thái bao gồm gì? Ví dụ về hệ sinh thái.
Bạn đang xem: Hệ sinh thái bao gồm
Hệ sinh thái là gì?
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh), trong hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một thể thống nhất tương đối ổn định.
Các thành phần của hệ sinh thái
Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:
– Các thành phần vô sinh như đất đá, nước, thảm mục,…
– Sinh vật sản xuất là thực vật.
– Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.
– Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm,…
Phân loại hệ sinh thái
Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt là ba nhóm hệ sinh thái chính. Tuy nhiên, các nhóm này lại được chia ra nhiều hệ sinh thái nhỏ hơn:
– Hệ sinh thái trên cạn gồm các hệ sinh thái rừng nhiệt đới, savan, sa mạc, hoang mạc, thảo nguyên,…
– Hệ sinh thái nước mặn gồm các hệ sinh thái ven bờ biển, rừng ngập mặn, cỏ biển, san hô, vùng khơi,…
– Hệ sinh thái nước ngọt gồm hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ), hệ sinh thái nước chảy (sông, suối),…
Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
Chuỗi và lưới thức ăn biểu hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã.
Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
Ví dụ Thức ăn của chuột là lúa và động vật ăn thịt chuột là rắn.
Tương tự:
Sâu ăn lá —> Bọ ngựa —> Rắn
Xem thêm : Kem chống nắng nâng tông Skin Aqua Tone Up UV Essence Happiness Aura Rose Color SPF50+/PA++++ (hồng)
Cây xanh —> Sâu -> Bọ ngựa
Rau muống —> Lợn —> Người
Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau, vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.
Trong tự nhiên, một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà đồng thời còn tham gia vào các chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn.
Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ trong đó quan hệ dinh dưỡng có vai trò quan trọng được thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn.
Một lưới thức ăn hoàn chỉnh ao gồm 3 thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Ví dụ về hệ sinh thái
Ví dụ: Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn đóng vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng. Động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động với môi trường sống của chúng rất chặt chẽ tạo thành hệ sinh thái. Thực tế hiện nay nhiều hoạt động của con người gây hậu quả xấu đối với môi trường, làm mất các loài sinh vật, làm suy giảm các hệ sinh thái hoang dã, làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật, từ đó gây ra xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lụt lội, lũ quét,…
Tuy nhiên với sự hiểu biết ngày càng tăng, con người đã và đang nỗ lực để khắc phục tình trạng đó đồng thời bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên bằng những biện pháp như:
– Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.
– Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
– Bảo vệ các loài sinh vật.
– Phục hồi và trồng rừng mới.
Vai trò, ý nghĩa của sinh thái học
Cũng như các khoa học khác, những kiến thức của sinh thái học đã và đang đóng góp to lớn cho nền văn minh của nhân loại trên cả hai khía cạnh: lý luận và thực tiễn. Cùng với các lĩnh vực khác trong sinh học, sinh thái học giúp chúng ta ngày càng hiểu biết sâu sắc về bản chất của sự sống trong mối tương tác với các yếu tố của môi trường, cả hiện tại và quá khứ, trong đó bao gồm cuộc sống và sự tiến hoá của con người.
Hơn nữa, sinh thái học còn tạo nên những nguyên tắc và định hướng cho hoạt động của con người đối với tự nhiên để phát triển nền văn minh ngày một cao theo đúng nghĩa hiện đại của nó, tức là không làm huỷ hoại đến đời sống sinh giới và chất lượng của môi trường.
Trong cuộc sống, sinh thái học đã có những thành tựu to lớn được con người ứng dụng vào những lĩnh vực như:
– Sinh thái học giúp nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng trên cơ sở cải tạo các điều kiện sống của chúng.
– Sinh thái học giúp hạn chế và tiêu diệt các dịch hại, bảo vệ đời sống cho vật nuôi, cây trồng và đời sống của cả con người.
– Thuần hóa và di giống các loài sinh vật.
– Sinh thái học là cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là duy trì và nâng cao tính đa dạng sinh học, bảo vệ và khôi phục các loài động thực vật quý hiếm.
Xem thêm : 8 cách trị bỏng tại nhà dễ thực hiện nhưng hiệu quả không ngờ
– Sinh thái học giúp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Hiện nay, cùng với sự phát triển của mình, con người không ngừng tác động vào thế giới tự nhiên và làm biến đổi chúng, gây ra những khủng hoảng sinh thái nghiêm trọng như: tình trạng khan hiếm và cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nạn ô nhiễm nặng nề môi trường sống đã lên đến mức báo động, đặc biệt là cạn kiệt rừng, đất đai, nước ngọt và sạch, tài nguyên khoáng sản, đa dạng sinh học; nạn ô nhiễm (ô nhiễm môi trường nước là nguy hiểm và nghiêm trọng nhất, ô nhiễm không khí và chất thải rắn từ quá trình chế biến tài nguyên khoáng sản, từ sản xuất và tiêu dùng). Có thể nói sinh thái học là cơ sở cho việc nghiên cứu các biện pháp bảo vệ môi trường khỏi những tác nhân như trên.
– Sinh thái học làm chậm quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu thì biến đổi khí hậu là những ảnh hưởng có hại của sự thay đổi khí hậu, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây nên những hậu quả tiêu cực đáng kể đến thành phần, chất lượng, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và đến hoạt động của các hệ thống kinh tế – xã hội, đến sức khỏe và hạnh phúc của con người. Báo cáo lần thứ tư của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu năm 2007 đã đánh giá cho thấy hơn 90% tác nhân gây ra biến đổi khí hậu ngày nay là do hoạt động của con người; 3/4 lượng CO2 phát thải vào khí quyển là do con người đã sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch, phần còn lại là do chặt phá rừng bừa bãi, do cháy rừng…
– Sinh thái học là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quan hệ giữa con người với tự nhiên. Mọi hoạt động của con người đều có quan hệ tác động qua lại với môi trường tự nhiên. Mối quan hệ này được xem là gắn bó thân thiết và cả hai đều chịu ảnh hưởng của nhau. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường tự nhiên cũng là bảo vệ cuộc sống con người. Điều này đồng nghĩa với việc con người cần làm sao cho thiên nhiên ngày càng phong phú và phát triển đảm bảo vệ sinh cần thiết cho môi trường. Từ đó, con người cũng sẽ có cuộc sống tươi đẹp.
Sinh thái học giờ đây là cơ sở khoa học, là phương thức cho chiến lược phát triển bền vững của xã hội con người đang sống trên hành tinh kỳ vĩ này của hệ thái dương.
Cấu trúc của hệ sinh thái
Cấu trúc của hệ sinh thái gồm các thành phần: môi trường, vật sản xuất, vật tiêu thụ và vật phân huỷ.
– Môi trường: Bao gồm các nhân tố sinh thái của sinh cảnh như đất, nước, không khí, tiếng ồn. Môi trường đáp ứng tất cả các yêu cầu của sinh vật trong hệ sinh thái.
– Vật sản xuất: Bao gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp được chất hữu cơ nhờ năng lượng mặt trời đê’ tự xây dựng lấy cơ sở của mình như các vi sinh vật và cây xanh. Vật sản xuất là các sinh vật tự dưỡng.
– Vật tiêu thụ: Bao gồm các động vật dụng các chất hữu cơ lấy trực tiếp hay gián tiếp từ vật sản xuất. Vật tiêu thụ là các sinh vật dị dưỡng; có vật tiêu thụ cấp 1 là các loài động vật ăn thực vật và vật tiêu thụ cấp 2 là các loài động vật ăn động vật và thực vật.
– Vật phân huỷ: Bao gồm các vi khuẩn và nấm. Chúng phân huỷ các phế thải và xác chết của vật sản xuất và vật tiêu thụ.
Cấu trúc của sinh thái học được tổ chức theo các mức độ khác nhau:
– Cá thể
– Quần thể: là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới
– Quần xã: là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian (sinh cảnh) và thời gian nhất định. Các quần thể sinh vật trong quần xã có quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường để tồn tại (hay nói cách khác, sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường) và phát triển ổn định qua thời gian, do đó quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
Ví dụ: các loài động vật, thực vật, nấm, vi khuẩn, các loài cỏ sống ven hồ, các loài động thực vật, vi sinh vật ở đáy hồ…là những quần xã sinh vật. Rừng ngập mặn với nhiều loài sinh vật cùng chung sống. Rừng trên núi đá vôi với nhiều loài thực vật, động vật là quần xã sinh vật.
– Hệ sinh thái: là một hệ thống bao gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau mà ở đó thực hiện vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của nó. Xét về cấu trúc, hệ sinh thái bao gồm 4 thành phần:
+ Môi trường: bao gồm các yếu tố vô sinh tồn tại trong tự nhiên tổ hợp lại thành môi trường sống như khí hậu, thủy văn, đất đai,…
+ Sinh vật sản xuất: là những sinh vật tự dưỡng, gồm các loài thực vật có màu xanh và một số nấm, vi khuẩn có khả năng quang hợp hoặc hóa tổng hợp.
+ Sinh vật tiêu thụ: là những sinh vật dị dưỡng bao gồm tất cả các loài động vật và những vi sinh vật không có khả năng quang hợp và hóa tổng hợp, nói một cách khác, chúng tồn tại được là dựa vào nguồn thức ăn ban đầu do các sinh vật tự dưỡng tạo ra, bao gồm các loại:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1 (những loài động vật ăn thực vật);
Sinh vật tiêu thụ bậc 2 (những sinh vật ăn thịt, sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 1 làm thức ăn)
Sinh vật tiêu thụ bậc 3 và 4 (sinh vật ăn thịt, sử dụng sinh vật tiêu thụ vậc 2 làm thức ăn; cũng có thể là ký sinh trùng sống ký sinh trên sinh vật tiêu thụ bậc 1 hoặc bậc 2 hoặc động vật ăn xác chết).
Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung hệ sinh thái bao gồm trên hoặc các nội dung khác liên quan tới giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến để được giải đáp thêm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 01/02/2024 07:08
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024