Categories: Tổng hợp

Hệ số nợ là gì? Phân tích cơ bản về hệ số nợ

Published by

Hệ số nợ là chỉ tiêu quan trọng để phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vốn doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Vậy hệ số nợ là gì và ý nghĩa của hệ số này như thế nào? Hãy theo dõi chi tiết trong bài viết này nhé!

Hệ số nợ là gì

Hệ số nợ trong tiếng Anh là Debt to Equity Ratio (D/E) là một loại chỉ số để đánh giá đòn bẩy tài chính của một công ty. Hệ số này giúp xác định tổng số nợ liên quan đến tài sản, đồng thời cho phép so sánh mức đòn bẩy được sử dụng giữa các công ty khác nhau.

Đặc điểm

– Hệ số nợ phản ánh khả năng của vốn chủ sở hữu để trang trải tất cả các khoản nợ tồn đọng trong trường hợp kinh doanh suy thoái

– Hệ số nợ cho biết mức độ an toàn tài chính cao hay thấp, có trang trải được nợ khi doanh nghiệp phá sản hay không?

– Hệ số nợ phụ thuộc vào một số yếu tố”

+ Quy mô doanh nghiệp

+ Loại hình

+ Lĩnh vực hoạt động

+ Mục đích vay

Muốn biết được hệ số nợ này đang cao hay thấp thì cần so sánh với tỷ số trung bình ngành, kết hợp với các chỉ số tài chính khác để có thể đánh giá chính xác.

Công thức tính hệ số nợ

Công thức tính hệ số nợ như sau:

Hệ số nợ = Tổng nợ Tổng tài sản

Công thức này cho biết hiện tại tổng số tài sản của doanh nghiệp trong đó có khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay được tài trợ:

– Nếu hệ số nợ lớn hơn 1 thì cho thấy phần lớn tài sản của công ty được tài trợ bởi các khoản nợ

– Nếu hệ số nợ nhỏ hơn 1 thì đa phần tài sản doanh nghiệp được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu

Ví dụ: Một công ty có hệ số nợ bằng 0,4 có nghĩa là 40% tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi các khoản nợ, chỉ có 60% còn lại mới bằng vốn của chủ sở hữu

>> Xem thêm: ROE là gì? Cách sử dụng ROE trong phân tích tài chính

Ý nghĩa

– Hệ số cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu. Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả hay hiệu quả đòn bẩy tài chính thấp, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán.

– Để đánh giá tỷ số nợ của doanh nghiệp, phải căn cứ nhiều yếu tố như ngành, nghề, quy mô doanh nghiệp, mục đích vay vốn… thông thường, hệ số nợ ở mức 60% (60/40) là chấp nhận được, khá an toàn.

– Ngoài hệ số nợ, Hệ số Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu cũng được dùng để đo lường mức độ rủi ro tài chính, cho biết mức độ thiệt hại của các chủ nợ khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (phá sản).

Lưu ý khi sử dụng hệ số nợ trong phân tích

Tổng tài sản bao gồm cả tài sản vô hình và hữu hình. Trong khi đó, hệ số nợ thể hiện tỉ lệ của tổng nợ/ tổng tài sản nên chất lượng tài sản không thể đo đếm được. Đây chính là hạn chế của hệ số nợ mà ít người biết đến.

  • Khi sử dụng hệ số nợ, cần phải xem xét ngành mà công ty hoạt động. Bởi vì các ngành khác nhau có nhu cầu vốn và tốc độ tăng trưởng khác nhau, hệ số nợ tương đối cao có thể phổ biến ở một ngành, trong khi hệ số nợ tương đối thấp có thể phổ biến ở ngành khác.
  • Hệ số nợ cũng cần được xác định theo thời gian giống như các hệ số khác để đánh giá rủi ro tài chính. Nếu hệ số nợ có xu hướng tăng thì đó là biểu hiện của việc công ty không có sẵn tiền hoặc không thể trả hết nợ. Trong tương lai, công ty rất có thể sẽ vỡ nợ hoặc phá sản.
  • Những thay đổi của nợ dài hạn và tài sản có xu hướng ảnh hưởng lớn nhất đến hệ số nợ vì thường chiếm tỷ trọng lớn. Để đánh giá đòn bẩy tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ phải trả dưới 1 năm thì có thể sử dụng các chỉ số khác liên quan như:

Tỷ lệ tiền mặt = (Nợ ngắn hạn + Tiền mặt) Chứng khoán thị trường Tỷ lệ hiện tại = Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn

Với những thông tin trên, mong rằng các bạn đã có thể hiểu một cách cơ bản nhất về hệ số nợ. Để có thể đánh giá tổng thể sức khỏe tài chính doanh nghiệp thì cần phân tích nhiều yếu tố khác. Mong rằng những kiến thức trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ số nợ và có thể áp dụng vào phân tích hệ số này.

This post was last modified on 20/04/2024 06:06

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi thứ 3 ngày 9/7/2024 của 12 con giáp: Thìn có rắc rối, Thân ổn định

Tử vi thứ 3 ngày 9 tháng 7 năm 2024 của 12 con giáp: Rồng…

2 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 9/7/2024 theo năm sinh: Thần tài rót LỘC về túi

Con số may mắn hôm nay 7/9/2024 theo năm sinh: Thần Tài rót MAY MẮN…

2 giờ ago

10 ngày tới cát tinh chiếu rọi, 4 con giáp thăng quan tiến chức, hốt vàng hốt bạc

Trong 10 ngày tới, sao may mắn sẽ tỏa sáng, 4 con giáp sẽ được…

4 giờ ago

Trải qua nhiều sóng gió, những tuổi này cực kỳ giàu kinh nghiệm

Đã trải qua nhiều cơn bão, lứa tuổi này có rất nhiều kinh nghiệm.

6 giờ ago

Hợp VÍA Phật Bà, 3 tuổi ĐỎ nhất tháng 6 âm, ăn ĐẬM lãi TO, cầu gì được nấy!

Tương hợp với Đức Phật, 3 tuổi là tháng ĐỎ NHẤT trong tháng 6 âm…

9 giờ ago

Tình yêu của người sinh tháng 10 dương lịch: Bạn có biết trân trọng những gì đang có?

Tình yêu của người sinh tháng 10: Bạn có biết trân trọng những gì mình…

11 giờ ago