Ta hiểu về tư pháp như sau:
Tư pháp được biết đến là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước, cụ thể đó là: lập pháp (làm pháp luật, ban hành pháp luật); hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp (tức là hoạt động giữ gìn, bảo vệ pháp luật, xử lý các việc vi phạm pháp luật). Theo quan điểm của nhà nước Việt Nam, tư pháp tức là chỉ công việc thực hiện tổ chức giữ gìn, bảo vệ pháp luật.
Bạn đang xem: Cơ quan tư pháp là gì? Hệ thống cơ quan tư pháp tại Việt Nam?
Ta còn hiểu tư pháp là từ chung được dùng để chỉ các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử hoặc tên cơ quan làm các nhiệm vụ về hành chính tư pháp.
Ta hiểu về quyền tư pháp như sau:
Quyền tư pháp được hiểu là một dạng quyền lực nhà nước và quyền tư pháp đã được hình thành khi quyền lực nhà nước được phân chia thành ba quyền độc lập với nhau, các quyền này bổ trợ cho nhau và thực hiện việc kiểm soát lẫn nhau. Cụ thể như chúng ta đã nói ở trên đó là các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.
Pháp luật và thực tiễn của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay về cơ bản đã tiếp thu nhiều yếu tố hợp lý của thuyết tam quyền. Cụ thể ở đây đó chính là cách gọi tên về các quyền và các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đối với hoạt động tư pháp, nhà nước ta xác định Toà án chính là một mắt xích có vai trò rất quan trọng tâm của hệ thống tư pháp. Hiện nay, tại nước ta, đang phân biệt ngày càng rành mạch giữa các quyền này và đây cũng chính là phương hướng về tăng cường kiểm soát quyền lực nói chung và giúp cho hoạt động kiểm soát giữa các quyền lập pháp, hành pháp hay tư pháp nói riêng.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, quyền tư pháp chính là một trong ba trụ cột của quyền lực nhà nước cụ thể phân biệt theo chức năng, quyền tư pháp tại Việt Nam sẽ không đồng dạng với hai loại quyền còn lại và quyền tư pháp luôn có giữ một vị thế độc lập, một nhánh về quyền lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong các thể chế nhà nước hiện đại, đặc biệt là ở trong nhà nước pháp quyền hiện nay.
Cơ quan tư pháp (hay hệ thống tư pháp) được hiểu cơ bản chính là một hệ thống tòa án được thành lập ra nhằm mục đích chính đó là để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và nhằm để có thể giải quyết các tranh chấp, theo chủ thuyết tam quyền phân lập, cơ quan tư pháp cũng là phân nhánh chính của một chính thể, cơ quan tư pháp có trách nhiệm chính về việc diễn giải luật.
Cơ quan tư pháp là cơ quan nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện quyền tư pháp. Do quyền tư pháp đồng nghĩa với quyền xét xử nên cơ quan tư pháp cũng chính là cơ quan xét xử. Thực hiện quyền xét xử, cơ quan xét xử được quyền phán quyết, ra bản án về một sự kiện có tính xung đột, tranh chấp và vấn đề chính yếu là phán quyết của cơ quan xét xử lại có hiệu lực pháp lý như một quy phạm pháp luật, bắt buộc mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan nghiêm chỉnh thi hành.
Cơ quan tư pháp như chúng ta đã phân tích cụ thể ở trên chính là cơ quan nhà nước thực hiện quyền tư pháp, đây là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước thống nhất. Hệ thống cơ quan tư pháp gồm những cơ quan cụ thể sau đây:
Tòa án nhân dân:
– Tòa án nhân dân có những chức năng cơ bản như sau:
Chức năng của Tòa án nhân dân được quy định tại khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 với nội dung cụ thể như sau:
“Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.
Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân cũng có đặc điểm khác biệt khi chúng ta so sánh nó với việc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước khác như:
Xem thêm : Uống nước gạo lứt rang có giảm cân không?
+ Trên thực tiễn hiện nay, chỉ có Tòa án nhân dân mới có thẩm quyền được thực hiện việc xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. Khi xét xử Tòa án nhân dân các cấp sẽ đều nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bản án và các quyết định của Tòa án mang tính quyền lực nhà nước.
+ Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đều mang tính bắt buộc đối với các chủ thể là những bị cáo hoặc các chủ thể là những đương sự cho nên hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân buộc phải tuân theo các thủ tục tố tụng nghiêm ngặt.
+ Việc xét xử của Tòa án nhân dân theo quy định pháp luật sẽ có tính quyết định cuối cùng khi giải quyết các vụ việc pháp lý. Trong nhiều trường hợp cụ thể, sau khi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã giải quyết nhưng các chủ thể là những đương sự không đồng ý với cách giải quyết đó của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết, Tòa án nhân dân có thể xem xét và quyết định. Quyết định của Tòa án nhân dân trong trường hợp này cũng sẽ có thể thay thế cho các quyết định đã được giải quyết trước đó và quyết định của Tòa án nhân dân cũng chính là quyết định cuối cùng.
+ Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân chính là hoạt động áp dụng pháp luật.
– Tòa án nhân dân có những nhiệm vụ sau đây:
Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân được quy định tại khoản 3 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 với nội dung như sau:
“Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Chính bởi vì thế, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là:
+ Bảo vệ công lý là nhiệm vụ của Tòa án nhân dân.
+ Bảo vệ quyền con người, quyền công dân là nhiệm vụ của Tòa án nhân dân.
+ Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là nhiệm vụ của Tòa án nhân dân.
Không những thế, ta còn thấy rằng, Tòa án nhân dân còn góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khi đã có hiệu lực pháp luật thì sẽ cần phải được cơ quan, tổ chứ, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành theo quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
Viện kiểm sát nhân dân:
Viện kiểm sát nhân dân chính là các cơ quan có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát đối với các hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện nay, tại Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân sẽ có nhiệm vụ quan trọng đó là thực hiện bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người cũng như quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; Viện kiểm sát nhân dân còn có nhiệm vụ góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Xem thêm : 6 nhóm người này tuyệt đối không nên ăn măng
– Viện kiểm sát nhân dân có các chức năng cơ bản như sau:
Theo quy định khoản 1 Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định nội dung sau đây: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”.
+ Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố:
Thực hành quyền công tố được hiểu cơ bản chính là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự nhằm mục đích chính là để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với các chủ thể là những người phạm tội, thực hành quyền công tố sẽ được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin bán về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ án hình sự.
Chức năng thực hành quyền công tố cũng chính là chức năng đặc thù của Viện kiểm sát nhân dân được Hiến pháp trao cho mà các cơ quan nhà nước khác không thể thay thế nhằm đảm bảo cho pháp luật về tư pháp được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm mục đích để có thể bảo đảm: Mọi hành vi phạm tội, các chủ thể là những người phạm tội đều cần phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không được để lọt tội phạm và các chủ thể là những người phạm tội. Bên cạnh đó, cũng không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân một cách trái luật.
+ Viện kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp:
Kiểm sát hoạt động tư pháp được hiểu cơ bản chính là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để nhằm mục đích có thể kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết đối với các vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật theo quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
Ngày Pháp luật được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối, xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, nhắc nhở, giáo dục cộng đồng ý thức tôn trọng pháp luật, để không chỉ là một ngày, mà phấn đấu sẽ là 365 ngày trong một năm, mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật theo khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều quốc gia đã tổ chức ngày Pháp luật hay “ngày Hiến pháp” như một ngày hội để “thượng tôn pháp luật”, tôn vinh Hiến pháp – đạo luật gốc của mỗi quốc gia. Hiện có khoảng 40 quốc gia lấy ngày ký, ban hành hoặc thông qua Hiến pháp để hàng năm tổ chức kỷ niệm “ngày Hiến pháp” của mình. Trong ngày này, các luật gia, luật sư và các hiệp hội nghề nghiệp về luật tổ chức nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng nhằm tăng cường hơn nhận thức của nhân dân, học sinh, sinh viên về vị trí, vai trò tối thượng, không thể thay thế của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là về các giá trị tự do, dân chủ, công lý, công bằng.
Là nhà tư tưởng lập pháp mẫu mực, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đặt nền móng cho sự ra đời của một nền lập pháp xã hội chủ nghĩa, nền lập pháp của một dân tộc vừa thoát ra khỏi bùn đen của hàng trăm năm bị thực dân đô hộ, qua đó thắp lên niềm tin và ánh sáng vào công lý cho toàn nhân dân, không phân biệt giai cấp, đảng phái, tôn giáo, dân tộc, giới tính, v.v..
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác pháp luật cũng như đội ngũ cán bộ tư pháp, Người đã khẳng định “Tư pháp là cơ quan trọng yếu của chính quyền”. Thật vậy, một Nhà nước mới được hình thành hơn bao giờ hết cần có công cụ để quản lý, và Nhà nước ấy phải quản lý xã hội bằng pháp luật, và chỉ có pháp luật. Ngay khi giành được chính quyền, ngày 28 tháng 8 năm 1945, Bộ Tư pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được thành lập dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh với vai trò là Chủ tịch nước, đứng đầu Chính phủ. Sau đó, trong Thư gửi Hội nghị công tác tư pháp tháng 02 năm 1948, Người viết: “cán bộ tư pháp phải tuyệt đối trung thành”, “các bạn là những người phụ trách thi hành luật pháp, lẽ tất nhiên các bạn phải nêu cao tấm gương “phụng công thủ pháp, chí công vô tư” cho nhân dân noi theo”.
Trong bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tư pháp toàn quốc năm 1950, Người nhấn mạnh: “… Pháp luật của ta hiện nay bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người lao động… Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động….Người nào sử dụng quyền tự do quá mức của mình mà phạm đến tự do của người khác là phạm pháp”, Người căn dặn: “… Phải cố gắng làm cho luật pháp dân chủ ngày càng nhiều hơn, tốt hơn.…Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân. Giúp dân, học dân để giúp mình thêm liêm khiết, thêm công bằng. Thêm nữa là phải luôn luôn cố gắng học tập lý luận, học tập đường lối chính sách của Chính phủ …”. Người hết sức quan tâm tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cơ sở để mọi người dân và cán bộ tôn trọng, thực hiện.
Tiếp thu lời dạy của Người, đến nay, Đảng và Chính phủ luôn chú trọng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật; phổ biến và giáo dục pháp luật để toàn dân “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật“. Đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, ngày Pháp luật 9/11 cũng là một trong những chế định quan trọng đặt tiền đề cho việc đổi mới tổ chức thực hiện công tác này. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật – một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và xã hội.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Hiến pháp năm 2013.
– Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 10/01/2024 06:55
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…