Categories: Tổng hợp

Hình thức chính thể của Nhà nước

Published by

Sang thời kỳ phong kiến, phổ biến là chính thể quân chủ tuyệt đối, tất nhiên chính thế này có biểu hiện khác nhau ở các giai đoạn phát triển của chế độ phong kiến cũng như ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Ở phương Đông, nhìn chung các nhà nước đều có chính thể quân chủ tuyệt đối.

Ở phương Tây thời kỳ phân quyền cát cứ, về mặt pháp lí, toàn bộ quyền lực nhà nước tập trung trong tay nhà vua, các lãnh chúa phải tuyệt đối thần phục nhà vua, phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, triều cống cho nhà vua. Tuy nhiên, trên thực tế, sự thần phục đó chỉ mang tính hình thức, khi thế lực của lãnh chúa ngày càng lớn mạnh, họ tìm cách thoát khỏi vòng kiềm toả của nhà vua, không phục tùng nhà vua và thậm chí còn khống chế cả nhà vua.

Khi chế độ trung ương tập quyền được thiết lập thì quyền lực nhà nước mới thực sự tập trung vào trong tay nhà vua. Sự thiết lập chế độ trung ương tập quyền được giải thích bằng nhiều lí do, có thể ỉà do sự đấu tranh của tầng lóp thị dân, những người làm nghề thủ công và buôn bán; do sự đấu tranh của các lãnh chúa nhỏ và vừa; do nhu cầu phải tập trung lực lượng để chống lại các cuộc khởi nghĩa chống chế độ phong kiến ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt…

Chính thể quân chủ đại diện đẳng cấp hình thành ở các nước châu Âu trong thế kỳ XIII, XIV. Bên cạnh vua còn cổ một cơ quan gồm đại diện của các đẳng cấp trong xã hội, nó được thành lập ra để nhà vua tham vấn ý kiến khi cần thiết, nhất là trong việc ban hành các quy định về thuế… Cơ quan đại diện các đẳng cấp chính là tiền thân của nghị viện sau này. Sự tồn tại của thiết chế này cho thấy đã có những dấu hiệu ban đầu về việc hạn chế quyền lực của nhà vua.

Trong các nhà nước tư sản, chính thể quân chủ tuyệt đối hầu như không còn tồn tại. Thực tế cho thấy, chính thể quân chủ trong nhà nước tư sản chỉ bao gồm hình thức quân chủ hạn chế với hai dạng cụ thể là quân chủ nhị hợp và quân chủ đại nghị. Chính thể quân chủ hạn chế trong nhà nước tư sản còn được gọi là chính thể quân chủ lập hiến vì sự ra đời của chính thể này gắn liền sự xuất hiện của hiến pháp và chính hiến pháp là phương tiện để hạn chế quyền lực của nhà vua.

[a] Chính thể quân chủ nhị hợp

Chính thể quân chủ nhị hợp có các đặc trưng cơ bản sau:

  • Quyền lực nhà nước về cơ bản được chia cho hai cơ quan là nghị viện và nhà vua, trong đó nghị viện nắm quyền lập pháp và nhà vua nắm quyền hành pháp. Nhà vua bị hạn chế quyền lực trong lĩnh vực lập pháp nhưng vẫn trực tiếp nắm quyền hành pháp.
  • Nhà vua vừa đứng đầu quốc gia, vừa đứng đầu chính phủ, có toàn quyền bổ nhiệm các bộ trưởng. Các bộ trưởng được gọi là bộ trưởng của nhà vua, ràa chịu trách nhiệm trước nhà vua, vừa phải chịu trách nhiệm trước nghị viện. Bộ trưởng có thể bị nhà vua cách chức, bên cạnh đó, nếu bị nghị viện bất tín nhiệm, bộ trưởng phải từ chức, do vậy, bộ trưởng được ví là “nàng dâu có hai bà mẹ chồng”.
  • Nhà vua có quyền phủ quyết các đạo luật do nghị viện thông qua và ngược lại, nghị viện có quyền luận tội nhà vua và các bộ trưởng.

Chính thể này đã tồn tại ở nước Anh trong thế kỷ XVII, XVIII, ở Đức theo Hiến pháp năm 1871 và ở Nhật theo Hiến pháp năm 1889.

[b] Chính thể quân chủ đại nghị

Chính thể quân chủ đại nghị (quân chủ nghị viện) có một số đặc trưng cơ bản sau:

  • Quyền lực của nhà vua bị hạn chế trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quyền lập pháp thuộc về nghị viện, quyền hành pháp thuộc về chính phủ, đứng đầu là thủ tướng.
  • Quyền lực của nhà vua chỉ mang tính chất hình thức, nghi lễ và tượng trưng. Nhà vua là nguyên thủ quốc gia, người đại diện chính thức cho quốc gia, dân tộc trong các quan hệ đối nội và đối ngoại, nhưng không trực tiếp giải quyết các công việc của nhà nước, không có thực quyền. Mọi hoạt động của nhà vua chỉ là sự chính thức hoá về mặt nhà nước các hoạt động “đã rồi” của cả nghị viện và chính phủ. Nhà vua được coi là biếu tượng cho truyền thống và sự vững bền của dân tộc, sự thống nhất của quốc gia, nhà vua “ngự trị nhưng không cai trị”. Nhà vua có thể được hưởng những đặc quyền nhất định, kể cả đặc quyền “vô trách nhiệm”, nghĩa là nhà vua không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào về các hoạt động của mình.
  • Chính phủ được hình thành bằng con đường nghị viện dựa trên kết quả bầu cử nghị viện (hạ nghị viện), chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện. Thủ tướng thực sự là nhân vật trung tâm của bộ máy nhà nước, là người hoạch định và thực thi đường lối quốc gia.

Hình thức chính thể này hiện đang tồn tại ở một số nhà nước tư sản như Anh, Nhật, Thụy Điển… Ở nhà nước xã hội chủ nghĩa thì chính thể quân chủ hoàn toàn không còn tồn tại.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest

Hình thức chính thể của Nhà nước

2- ​​​Sự biến đổi của chính thể cộng hoà

Tương tự như chính thể quân chủ, chính thế cộng hoà cũng có sự biến đổi qua các kiểu nhà nước, ở nhà nước chủ nô, chính thế cộng hoà có cả hai dạng là cộng hoà quý tộc và cộng hoà dân chủ. Chính thể cộng hoà quý tộc đã tồn tại ở Nhà nước La Mã từ thế kỷ IV đến I TCN và ở Nhà nước Sparte từ thế kỷ VII đến thế kỷ IV TCN. Trong Nhà nước sparte, về mặt pháp lí, Đại hội nhân dân là cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, nhưng vai trò của cơ quan này rất hạn chế vì quyền lực của nó chỉ mang tính hình thức trong việc quyết định các vấn đề quan trọng.

Trên thực tế, quyền lực thuộc về Hội đồng trưởng lão do tầng lóp quý tộc bầu ra gồm 28 thành viên đại diện cho 28 bộ lạc do giới quý tộc bầu ra từ hàng ngũ quý tộc. Hội đồng trưởng lão có quyền ban hành pháp luật và quyết định các vấn đề quan trọng, mặc dù các vấn đề này phải được đưa ra trước Đại hội nhân dân để họ thông qua hoặc phản đối. Giới quý tộc bầu ra hai “vua” (thủ lĩnh) có quyền lực ngang nhau và ngang quyền với Hội đồng trưởng lão. Ngoài ra, Nhà nước sparte còn có Hội đồng giám sát gồm năm người, là đại diện cho tầng lớp quý tộc giàu có lớp trên được giới quý tộc bầu ra và có quyền lực rất lớn, có thể kiểm soát hoạt động của cả Hội đồng trưởng lão và cả hai “vua”.

Nhà nước La Mã cũng có Đại hội nhân dân là cơ quan quyền lực cao nhất của quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, quyền lực của Đại hội nhân dân cũng chỉ mang tính hình thức vì thực quyền nằm trong tay Viện nguyên lão, bao gồm các nhà quý tộc có thế lực nhất từ 60 tuổi trở lên và được bầu giữ chức vụ suốt đời. Viện nguyên lão có quyền quyết định về cơ bản những vấn đề trọng yếu của nhà nước như xem xét trước các dự luật, phê chuẩn các nghị quyết của Đại hội nhân dân. Một Hội đồng chấp chính được bầu ra từ hàng ngũ đại quý tộc làm nhiệm vụ điều hành đất nước và quản lí xã hội theo nhiệm kỳ một năm .

Chính thể cộng hoà dân chủ đã xuất hiện ở Athens, trong thời gian từ thế kỷ V đến thế kỷ IV TCN. Ở đây, các cơ quan quyền lực nhà nước đều được hình thành bằng con đường bầu cử và hoạt động theo nhiệm kỳ. Đại hội nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, bao gồm tất cả những nam công dân từ 18 tuổi trở lên. Đại hội họp theo định kỷ, có quyền thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước, thông qua hay phủ quyết các dự ỉuật, bầu các viên chức của bộ máy nhà nước. Mỗi công dân đều có quyền bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề mà họ quan tâm, có quyền yêu cầu đại hội huỷ bỏ các đạo luật nếu nội dung của nó làm tổn hại tới nền dân chủ.

Cơ quan hành chính cao nhất là một hội đồng do Đại hội nhân dân bầu ra với nhiệm kỳ một năm. Toà án là cơ quan xét xử chuyên nghiệp (có tới 6000 thẩm phán). Tất cả mọi người tham dự phiên toà đều có quyền công khai kết tội hoặc bào chữa cho bị can. Để ngăn chặn những mưu đồ phá hoại nền dân chủ, nhà nước đặt ra chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò để chỉ ra những người có hành vi quá khích không có lợi cho nền dân chủ, quy định các nhà soạn luật phải chịu trách nhiệm về nội dung và hậu quả của những dự luật do họ soạn thảo. Để mở rộng quyền dân chủ cho các công dân, nhà nước đã thực hành chế độ bầu cử các quan chức nhà nước bằng phương pháp bốc thăm.

Có thể nói, nhà nước Athens là đỉnh cao của nền dân chủ cổ đại, niềm tự hào và kinh nghiệm của nhân loại. Tuy nhiên đó vẫn chỉ là nền dân chủ của giai cấp chủ nô, nền chuyên chính của giai cấp thống trị, do vậy, nhà nước Athens vẫn còn nhiều hạn chế. Quyền tự do dân chủ trong xã hội chỉ thuộc về thiểu số dân tự do trong khi nô lệ, kiều dân chiếm đại đa số, họ là lực lượng sản xuất cơ bản nuôi sống toàn bộ xã hội Athens nhưng không có quyền công dân. Mặt khác, chỉ những nam công dân từ 18 tuổi trở lên và có cha mẹ đều là người Athens mới được tham dự Đại hội nhân dân để thực hiện quyền tự do dân chủ. Dân tự do có nguồn gốc là những nô lệ được giải phóng, những người có bố hoặc mẹ không phải là người Athens, phụ nữ không được tham gia bầu cử.

Trong nhà nước phong kiến, chính thể cộng hoà chỉ được thiết lập ở một số thành phố lớn của châu Âu trong thế kỷ XVI. Sau khi giành được quyền tự trị từ tay lãnh chúa bằng các con đường khác nhau như mua bằng tiền từ tay lãnh chúa; chiến thắng trong các cuộc đấu tranh quân sự chống lãnh chúa; trả tiền cho nhà vua để nhà vua bảo vệ quyền tự quản của thành phố, cư dân thành phố thành lập ra Hội đồng thành phố bằng con đường bầu cử dân chủ. Hội đồng giao quyền quản lí từng lĩnh vực cụ thể cho các uỷ viên của Hội đồng, do vậy nó mang tính chất của chính thể cộng hoà dân chủ.

Chính thể cộng hòa trong các nhà nước tư sản chỉ bao gồm cộng hoà dân chủ với ba hình thức cơ bản là cộng hoà tổng thống, cộng hoà đại nghị (cộng hòa nghị viện) và cộng hoà hỗn hợp (cộng hoà lưỡng tính).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Cộng hoà tổng thống

Cộng hoà tổng thống là hình thức tổ chức bộ máy nhà nước thể hiện sự áp dụng nguyên tắc phân quyền một cách cứng rắn, rõ rệt nhất. Hình thức này được hình thành ở Mỹ theo Hiến pháp năm 1787, sau đó, nó được áp dụng ở một số nước khác như các nước ở Trung và Nam Mỹ, Philippines và một số nước khác. Ở các nhà nước có chính thể cộng hoà tổng thống, quyền lập pháp thuộc về nghị viện, quyền hành pháp thuôc về tổng thống và quyền tư pháp thuộc vê hệ thống toà án, điêu này được minh định cụ thế trong biện pháp. Chính thể cộng hoà tổng thống có các đặc trưng cơ bản sau:

  • Tổng thống vừa là người đứng đầu quốc gia, vừa là người đứng đầu chính phủ, trong bộ máy nhà nước không có chức vụ thủ tướng. Tổng thống có quyền lực rất lớn, vừa là trung tâm của bộ máy nhà nước, vừa là trung tâm quyết sách của chính phủ.
  • Tổng thống nắm toàn quyền hành pháp. Tổng thống thành lập nội các từ sổ các chính khách không phải là nghị sĩ để bảo đảm sự độc ỉập giữa nghị viện và chính phủ. Tổng thống tự mình lựa chọn, bổ nhiệm vả miễn nhiệm các bộ trưởng và nghị viện sẽ phê chuẩn sự lựa chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm đó.
  • Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật mà nghị viện đã thông qua, ngược lại, nghị viện cố quyền khởi tố và xét xử tổng thống và các thành viên của chính phủ theo thủ tục “đàn hặc” khi những ngưòi này vi phạm công quyền.

[b] Cộng hoà đại nghị

Cộng hoà đại nghị (cộng hoà nghị viện) là hình thức chính thể có nhiều nét tương tự như chính thể quân chủ đại nghị (quân chủ nghị viện). Chính thế cộng hoà đại nghị có các đặc trưng cơ bản sau:

  • Trong bộ máy nhà nước vừa có chức vụ tổng thống, vừa có chức vụ thủ tướng, tổng thống đứng đầu nhà nước, thủ tướng đứng đầu chmh phủ. Quyền hành pháp do hai bộ phận nắm giữ là tống thống và chính phủ (mà chủ yếu là nội các).
  • Tổng thống do nghị viện bầu ra, được Hiến pháp quy định khá nhiều quyền song đó chỉ là những quyền có tính chất đại diện cho nhà nước, còn trên thực tế tổng thống không có thực quyền, không trực tiếp tham gia giải quyết các công việc của nhà nước. Vai trò của nguyên thủ quốc gia trong việc điều hành nhà nước chỉ mang tính chất hình thức, nghi lễ và tượng trưng. Tổng thống bổ nhiệm các thành viên của chính phủ không phải theo ý mình mà từ đại diện của đảng hoặc liên minh của các đảng có đa số ghế trong nghị viện. Tổng thống thực hiện các quyền của mình theo ý chí của chính phủ, kể cả quyền giải tán nghị viện trước thời hạn. Mọi hoạt động của tổng thống chỉ là sự phê chuẩn các hoạt động đã rồi của chính phủ.
  • Tổng thống có thể “vô trách nhiệm” về chính trị, tức là không phải chịu tường trình trước quốc hội về những việc mình làm và trả lời chất vấn của quốc hội, đồng thời có thể “vô trách nhiệm” về hình sự, tức là không phải chịu trách nhiệm về những hoạt động của mình trừ khi phạm phải một số tội hình nghiêm trọng như phản bội tổ quốc, xâm phạm hiến pháp… Tuy nhiên, cũng có nước quy định tổng thống phải chịu trách nhiệm trước quốc hội, ví dụ, Điều 142 Hiến pháp Áo quy định: “Tổng thống Liên bang chịu trách nhiệm về việc thực hiện các chức năng của mình trước Quốc hội Liên bang”.
  • Chính phủ là cơ quan nắm quyền hành pháp, chính phủ được thành lập từ phe đa số trong nghị viện. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, cũng là người đứng đầu bộ máy hành pháp. Thủ tướng là lãnh tụ của đảng cầm quyền, người chủ trì các cuộc họp chính phủ, định ra các chính sách, lựa chọn các nhân viên chính phủ… Nội các là trụ cột và trung tâm quyết sách của toàn bộ các cơ quan hành chính nhà nước nên chính thể này còn được gọi là chế độ nội các.

This post was last modified on 01/04/2024 16:36

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

8 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

8 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

12 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

17 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

17 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

18 giờ ago