Theo Điều 5 Thông tư 40/2021/TT-BTC có quy định về việc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ. Vậy, những nhóm hộ kinh doanh nào cần kê khai đầy đủ hóa đơn đầu vào? Hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh cá thể yêu cầu những chứng từ gì? Hãy cùng theo chân Phần mềm kế toán EASYBOOKS tìm hiểu nhé.
Hóa đơn đầu vào hay còn được biết đến với tên khác là hóa đơn mua hàng. Đây là loại hình hóa đơn dùng để giải trình về hành vi mua sắm hàng hóa, vật tư, thanh toán dịch vụ,… với mục đích phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh, duy trì hoạt động doanh nghiệp. Hóa đơn đầu vào thể hiện rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, hóa đơn bán hàng được coi là hợp lệ bắt buộc phải có những tiêu thức sau:
>> Tìm hiểu thêm chi tiết: Doanh nghiệp nào được lập hóa đơn theo kỳ
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC và Nghị định 218/2013/NĐ-Cp đã hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thể không cần hóa đơn đầu vào để kê khai thuế trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất, các hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm sản phẩm không cần hóa đơn đầu vào:
Các mặt hàng đó bao gồm: nông sản, thủy hải sản từ các cá nhân đánh bắt/sản xuất trực tiếp bán ra, người nuôi dưỡng; sản phẩm được làm bằng tay từ các nguyên/vật liệu: đay, cói, tre, mây, rơm….hoặc những nguyên liệu khác được tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp; sản phẩm được sản xuất thủ công không trực tiếp kinh doanh bán ra như: đất, đá, cát, sỏi (có được từ việc khai thác hợp pháp); và một số tài nguyên/ sản phẩm được bán ra trực tiếp đạt mức doanh thu không quá 100 triệu đồng/ 1 năm (mức doanh thu hiện hành bắt đầu phát sinh thuế GTGT)
Tuy nhiên, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bắt buộc khai kê Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ thay cho hóa đơn đầu vào.
Thứ hai, đơn hàng mua sản phẩm/dịch vụ có giá trị không vượt quá 200.000 đồng
Hộ/ cá nhân kinh doanh không cần cung cấp hóa đơn đầu vào nếu hàng hóa/ dịch vụ có giá trị nhỏ hơn 200.000 đồng.
Xem thêm : Zombie tràn lan khắp thành phố trong ‘Ngôi trường xác sống 2’?
Ngoài hai trường hợp trên, hộ kinh doanh bắt buộc phải cung cấp hóa đơn đầu vào khi mua hay nhập hàng hóa. Nếu không cung cấp đầy đủ, hộ kinh doanh có thể bị phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 theo Khoản 5 Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP khi có cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành kiểm tra.
>>> Bài viết có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn tra cứu các mặt hàng không được giảm thuế GTGT xuống 8%
Mới đây, theo TT78/2021/TT-BTC, Bộ Tài chính đã hướng dẫn về sự chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử và đã được triển khai rộng rãi trên phạm vi cả nước. Vậy hóa đơn điện tử đầu vào có quy định gì đặc biệt? Nên chọn phần mềm nào để phát hành hóa đơn điện tử? Cùng EASYBOOKS tìm hiểu tiếp nhé.
Về cơ bản, hóa đơn điện tử đầu vào là hình thức ở dạng điện tử và đáp ứng đầy đủ quy định như một tờ hóa đơn giấy. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số quy định khác như sau:
Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
Thứ nhất, có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử.
Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử.
Thứ hai, thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. ”
Về phương diện nội dung của hóa đơn điện tử yêu cầu:
Lưu ý:
Khi hộ kinh doanh cung cấp hóa đơn điện tử yêu cầu: bản hóa đơn điện tử có định dạng XML có tính chất pháp lý khi toàn vẹn không bị sửa đổi và bản định dạng PDF.
Có thể nói, hóa đơn điện tử về nội dung giống như bản hóa đơn giấy thông thường. Tuy nhiên, để tránh việc cung cấp hóa đơn không hợp lệ, các hộ/cá nhân kinh doanh nên chọn phần mềm từ những tổ chức uy tín.
Xem thêm : Hủy sim trả sau Viettel online, qua cửa hàng thế nào?
>>>> Xem thêm: Phần mềm kế toán EASYBOOKS đáp ứng chế độ kế toán theo Thông tư 88/2021/TT-BTC cho cá nhân, hộ kinh doanh
Trên đây, EASYBOOKS đã chia sẻ chi tiết các quy định mới nhất về hóa đơn đầu vào. Mong rằng những thông tin phía trên hữu ích cho các hộ/ cá nhân kinh doanh trong thủ tục làm hóa đơn. Chúc các bạn thực hiện thành công.
Nếu các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cần được tư vấn kỹ hơn về phần mềm kế toán EASYBOOKS, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn lòng phục vụ cho quý khách 24/7 kể cả những ngày lễ Tết.
Video hướng dẫn nhập chứng từ trên phần mềm kế toán EASYBOOKS áp dụng thông tư 88
>>>>Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chi tiết cách ghi hóa đơn xuất khẩu theo thông tư 88 mới nhất 2022
—————-
Phần mềm kế toán EasyBooks giúp anh chị thuận lợi hơn trong công việc kế toán tài chính tại doanh nghiệp.
—————-
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ EASYBOOKS
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 1900 57 57 54
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EASYBOOKS
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 23/01/2024 04:04
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…