Categories: Tổng hợp

Phân loại các hợp chất vô cơ

Published by

Trình bày sự phân loại hợp chất vô cơ?

– Các hợp chất vô cơ được phân loại thành:

* Oxit: Dựa theo tính chất oxit được phân thành hai loại chính:

+ Oxit axit: SO2, CO2,…

+ Oxit bazơ: CaO, BaO, CuO,…

* Axit: Dựa theo thành phần cấu tạo axit có thể phân loại thành:

+ Axit có oxi: H2SO4, H3PO4, HNO3,…

+ Axit không có oxi: HCl, HBr,…

* Bazơ: Dựa trên độ tan, có thể phân bazơ thành:

+ Bazơ tan: NaOH, KOH, ….

+ Bazơ không tan: Cu(OH)2, Fe(OH)3,…

* Muối: Dựa theo thành phần, muối được chia thành:

+ Muối axit: NaHCO3, KHSO4, KHS,…

+ Muối trung hòa: Na2CO3, K2SO4, …

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ nhé!

Kiến thức mở rộng về hợp chất vô cơ

1. Khái niệm hợp chất vô cơ

– Hợp chất vô cơ là hợp chất hóa học mà trong phân tử không có chứa nguyên tử cacbon. Một số trường hợp ngoại lệ mà hợp chất được gọi là hợp chất vô cơ trong phân tử vẫn chứa nguyên tử cacbon là khí CO, khí CO2, axit H2CO3 và các muối cacbonat, hidrocacbonat.

2. Các hợp chất vô cơ thường dùng trong công nghiệp

a. Chế biến khoáng sản

– Vì các hóa chất vô cơ phần lớn là các kim loại hoặc các hợp chất nên nó vừa là nguyên liệu, vừa là thành phẩm trong các lĩnh vực như Công nghệ và kỹ thuật trong chế biến các loại quặng, khoáng sản

b. Sản xuất Hóa chất cơ bản

– Các hóa chất cơ bản ở đây là các axit vô cơ, hydroxit và oxit kim loại, các chất kiềm, các loại muối, các chất khí, khí hóa lỏng/rắn,…

– Các hóa chất này có vai trò đặc biệt đối với các ngành công nghiệp và được ứng dụng rộng rãi trong mọi mặt của đời sống.

c. Sản xuất phân bón vô cơ

– Các hóa chất vô cơ là nguyên liệu đầu vào để sản xuất Phân Đạm, Phân Lân, Phân phức hợp MAP và DAP, Phân hỗn hợp NPK, Phân bón đặc chủng cho cây nông nghiệp và công nghiệp, Phân bón đa nguyên tố, Phân bón vi lượng, Phân bón lá, Phân bón thủy canh,..

c. Sản xuất muối khoáng

– Công nghệ và kỹ thuật trong sản xuất các muối vô cơ từ các hóa chất vô cơ như: quá trình hòa tách, kết tinh, kết tủa, tách và làm sạch các chất… nhằm thu được các chất có giá trị từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.

d. Sản xuất vật liệu mới

– Công nghệ sản xuất vật liệu màng phủ chịu nhiệt, chống cháy, chịu ăn mòn; vật liệu xây dựng thân thiện môi trường; vật liệu phát quang; vật liệu xúc tác, hấp phụ; vật liệu nổ công nghiệp; chất màu vô cơ; vật liệu gốm cao cấp,..

e. Xử lý môi trường

– Một trong những ứng dụng không thế không kể đến của hóa chất vô cơ đó là nó có vai trò quan trọng như là một hóa chất môi trường. Chức năng của các chúng là xử lý khí thải, nước thải và các chất thải rắn trong công nghiệp, nông nghiệp và đời sống liên quan đến lĩnh vực công nghệ các chất vô cơ.

3. Phân loại hợp chất vô cơ.

– Hợp chất vô cơ được phân loại thành từng nhóm dựa vào tính chất hóa học của những hợp chất đó tương tự nhau. Khi đó, người ta xếp chúng vào một nhóm để tiện nghiên cứu, học tập.

– Hợp chất vô cơ được phân chia thành 4 loại chính đó là Oxit, Axit, Bazơ và Muối.

a. Oxit là gì ?

– Oxit là hợp chất gồm một nguyên tố kết hợp với một hoặc nhiều nguyên tử oxi. Công thức hóa học của oxit là MxOy

Trong đó:

+ M là nguyên tố nào đó có thể kết hợp được với y nguyên tử oxi.

+ x là số nguyên tử của nguyên tố M có trong oxit.

+ y là số nguyên tử của nguyên tố oxi có trong hợp chất.

– Oxit được phân thành mấy loại ?

+ Oxit được phân chia thành 4 loại cơ bản bao gồm Oxit axit, Oxit bazơ, Oxit lưỡng tính và Oxit trung tính.

* Oxit axit là gì ?

– Oxit axit là những oxit được cấu tạo từ một nguyên tố phi kim với oxi và phải có axit tương ứng. Công thức hóa học tổng quát của oxit axit là MxOy

Trong đó:

+ M là nguyên tố phi kim

+ O là nguyên tố Oxi.

+ x là số nguyên tử của nguyên tố M có trong hợp chất oxit.

+ y là số nguyên tử của nguyên tố Oxi có trong hợp chất.

Ví dụ oxit axit: Oxit: SO2, SO3, CO2, N2O5 . . .

Axit tương ứng: H2SO3, H2SO4, H2CO3, HNO3 . . .

* Oxit Bazơ là gì ?

– Oxit Bazơ là những oxit cấu tạo bởi một nguyên tố kim loại với oxi và có Bazơ tương ứng. Công thức hóa học tổng quát của Oxit Bazơ là M’xOy

Trong đó:

+ M’ là nguyên tố kim loại.

+ O là nguyên tố oxi.

+ x là số nguyên tử của nguyên tố kim loại trong oxit.

+ y là số nguyên tử của nguyên tố oxi có trong oxit.

Ví dụ Oxit Bazơ: Oxit: Na2O, BaO, MgO, ZnO . . .Bazơ tương ứng: NaOH, Ba(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2 . . .

– Oxit lưỡng tính là gì ?

+ Oxit lưỡng tính là những oxit có một bazơ tương ứng và có một axit tương ứng.

+ Công thức hóa học của oxit lưỡng tính là công thức chung của oxit.

+ Ví dụ oxit lưỡng tính:

Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO . . .

Axit tương ứng: HAlO2, H2ZnO2 . . . tương ứng với tên gọi là axit aluminic, axit zincic . . .

Như vậy ta có công thức hóa học của axit aluminic là HAlO2 và công thức hóa học của axit zincic là H2ZnO2

– Oxit trung tính là gì ?

+ Oxit trung tính là oxit không có axit tương ứng hoặc bazơ tương ứng ( Oxit trung tính còn được gọi là oxit không tạo muối). Công thức hóa học của oxit trung tính cũng tương tự như công thức tổng quát của oxit.

+ Oxit trung tính: CO, NO . . .

b. Axit là gì ?

– Axit (Tiếng pháp: Acide) là hợp chất hóa học có thể hòa tan được trong nước, có vị chua.

– Công thức hóa học tổng quát của axit là HxA

Trong đó:

+ H là nguyên tố hidro

+ A là một nguyên tố hoặc một nhóm các nguyên tố liên kết với nhau theo trật tự nhất định.

+ x là số nguyên tử của nguyên tố hidro có trong axit.

– Tại sao nguyên tố A lại không có chỉ số nào ?

Ví dụ Axit: Axit: HCl, H2SO3, H2SO4, H2CO3, HNO3 . . .

– Phân loại axit như nào ?

– Dựa vào tính chất hóa học của axit mà chúng được phân chia thành 2 loại

+ Axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3 . . . .

+ Axit yếu như H2S, H2CO3 . . . .

– Khi quan sát các loại axit, nhiều bạn có ý kiến em phân loại axit dựa vào sự có mặt của nguyên tố oxi. Phân loại được cụ thể như sau:

+ Axit không có oxi như H2S, HCl . . .

+ Axit có oxi như HNO2, H2SO4 . . .

c. Bazơ (bazo) là gì ?

– Bazơ (Bazo – Tiếng pháp: Base) là hợp chất hóa học trong phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (OH). Công thức hóa học tổng quát của bazơ là Mx(OH)y hay M(OH)y

– Trong đó:

+ M là nguyên tố kim loại

+ OH là nhóm hidroxit

+ y là số nhóm hidroxit có trong bazơ. Thường thì y sẽ bằng với số hóa trị của nguyên tố M

+ Ví dụ bazơ: NaOH, Ba(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3 . .

d. Muối.

– Muối cũng là nguyên liệu quan trọng của một nền công nghiệp phát triển. Muối được dùng nhiều trong quá trình sản xuất cũng như là sản phẩm của nhiều ngành công nghiệp. Một số muối vô cơ hay sử dụng như natri clorua, natri benzoat, natri sulfat, xút ăn da,…

This post was last modified on 23/04/2024 23:56

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

7 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

7 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

16 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

16 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

17 giờ ago