Categories: Tổng hợp

Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không?

Published by

1. Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không?

Căn cứ Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận của các bên, trong đó, bên nhận uỷ quyền sẽ thực hiện một số công việc thay cho bên uỷ quyền, nhân danh bên uỷ quyền.

Đồng thời, nếu có thoả thuận thì bên uỷ quyền phải trả thù lao cho bên được uỷ quyền hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo đó, câu trả lời cho câu hỏi hợp đồng uỷ quyền có bắt buộc phải công chứng khôngKhông bắt buộc bởi những lý do dưới đây:

Căn cứ Điều 55 Luật Công chứng 2014, Luật này chỉ nêu về thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền mà không có bất cứ quy định nào bắt buộc phải công chứng loại hợp đồng này.

Tuy nhiên, một số văn bản pháp luật chuyên ngành như về hộ tịch, về đất đai… thì yêu cầu văn bản uỷ quyền bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Trong đó, có thể kể đến một số loại hợp đồng uỷ quyền bắt buộc phải công chứng dưới đây:

– Ủy quyền đăng ký hộ tịch: Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư số 04/2020/TT-BTP, người yêu cầu đăng ký hộ tịch được phép uỷ quyền cho người khác trừ một trong ba trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn và đăng ký nhận cha, mẹ con là không được uỷ quyền mà một trong các bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký mà không cần hợp đồng uỷ quyèn của bên còn lại.

– Ủy quyền của vợ chồng cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014…

Như vậy, hợp đồng ủy quyền không mặc nhiên phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý trừ một số trường hợp bắt buộc đã nêu ở trên.

Đáng lưu ý: Theo khoản 1 Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015, trường hợp hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng không thực hiện mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng ủy quyền thì hợp đồng đó vẫn hiệu lực.

Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không? (Ảnh minh họa)

2. Thời hạn của hợp đồng ủy quyền là bao lâu?

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu không thuộc hai trường hợp trên (tức là nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định) thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền (căn cứ quy định tại Điều 563 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Như vậy, thời hạn của hợp đồng ủy quyền trước hết sẽ do các bên tự thỏa thuận. Thường là thời gian được ấn định cụ thể hoặc tới khi hoàn thành công việc đã ủy quyền.

Trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn thì hiệu lực của hợp đồng ủy quyền là 01 năm từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Hướng dẫn chi tiết cách công chứng hợp đồng uỷ quyền (Ảnh minh hoạ)

3. Thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền chi tiết nhất

Sau khi giải đáp hợp đồng uỷ quyền có bắt buộc phải công chứng không thì câu hỏi đặt ra là, nếu như muốn công chứng hoặc thuộc trường hợp phải công chứng thì thủ tục như thế nào? Cụ thể:

Cần chuẩn bị hồ sơ gì?

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có: Phiếu yêu cầu công chứng; dự thảo hợp đồng uỷ quyền, giấy tờ nhân thân của các bên uỷ quyền, bên nhận uỷ quyền gồm Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… và giấy tờ về đối tượng uỷ quyền…

Trong đó, các loại giấy tờ này có thể là bản sao có chứng thực hoặc bản sao không chứng thực và cần xuất trình bản chính để công chứng viên đối chiếu bản sao với bản chính.

Công chứng hợp đồng uỷ quyền ở đâu?

Để thực hiện công chứng hợp đồng uỷ quyền thì các bên liên hệ tổ chức hành nghề công chứng. Trong đó, có thể đến Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng nơi thuận tiện nhất.

Thời gian công chứng là bao lâu?

Thông thường công chứng hợp đồng uỷ quyền sẽ được thực hiện trong ngày làm việc. Nếu nội dung phức tạp thì công chứng viên sẽ yêu cầu xác minh trong thời gian lâu hơn.

Theo quy định của pháp luật, thời giang giải quyết là từ 02 – 10 ngày làm việc tuỳ vào tính chất của công việc uỷ quyền có phức tạp không.

Phí công chứng là bao nhiêu?

Công chứng hợp đồng uỷ quyền sẽ mất phí công chứng là 20.000 đồng theo phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 257/2016/TT-BTC.

Trên đây là giải đáp vấn đề: Hợp đồng uỷ quyền có bắt buộc phải công chứng không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

This post was last modified on 08/04/2024 01:31

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

3 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

3 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

7 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

12 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

12 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

13 giờ ago