Categories: Tổng hợp

Bài thuốc từ cây khế giúp thanh nhiệt, giải độc

Published by

1. Bộ phận dùng và công dụng của cây khế

Khế tên khác là ngũ liễm tử. Lá, vỏ thân, thu hái quanh năm; lá dùng tươi đôi khi phơi khô; vỏ thân cạo hết lớp mốc và vỏ xanh bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng.

Hoa, quả thu hái vào mùa hạ, thu, dùng tươi hoặc phơi khô.

Theo y học cổ truyền, lá khế có vị chua, chát, tính bình, có tác dụng mát huyết, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa dị ứng mẩn ngứa, lở sơn, cảm nhức đầu, sốt xuất huyết, tiểu buốt, mụn nhọt, ngộ độc. Liều dùng hàng ngày: 20 – 40g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy lá giã nát, xoa xát ngoài da.

Hoa khế chữa kinh giản ở trẻ em, ho, ho gà. Liều dùng: 8 – 16g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Hoa khế tẩm nước gừng, sao, sắc uống giảm ho, trừ tiêu chảy kiết lỵ.

Quả khế có vị chua, ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, tiêu độc, chống viêm chữa viêm họng, lở sơn, làm sởi chóng mọc. Liều dùng hàng ngày: 20 – 40g dưới dạng thuốc sắc.

Hạt khế phơi khô, lấy 9 hạt nhai nuốt nước chữa đẻ khó, sót rau.

Vỏ thân cây khế chữa ho, sởi, viêm họng, viêm amidan, đau đầu. Liều dùng hàng ngày: 8 – 12g, dưới dạng thuốc sắc.

Tầm gửi cây khế giã nhỏ, trộn với nước vo gạo, nướng đắp chữa gãy xương, tụ máu; nếu sao vàng, sắc uống chữa sốt, sốt rét, ho gà. Liều dùng: 10g.

2. Các bài thuốc từ cây khế

2.1 Thuốc phòng bệnh sốt xuất huyết trong thời gian có dịch:Lá khế 16g, lá dâu 12g, sắn dây 12g, lá tre 12g, mã đề 12g, sinh địa 12g, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Uống đều trong vài ngày.

2.2 Phòng ngừa và điều trị cảm nắng: Lá khế tươi 20g, lá chanh10g giã nát, lọc lấy nước uống.

2.3 Chữa ngộ độc nấm, rắn cắn:Lá khế 20g, lá hoặc quả đậu ván đỏ 20g, lá lốt 10g. Tất cả dùng tươi, cho vào cối sạch, giã nát, hòa với 200ml nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước, uống làm một lần.

2.4 Chữa lở sơn: Lá khế và lá muồng truổng mỗi thứ 20g giã nhỏ, gói vào vải sạch, xát/ đắp vào nơi tổn thương.

2.5 Chữa trẻ em bị sốt cao mà kinh giật:Hoa khế 8g, kim ngân hoa 8, lá dành dành 8g, nhọ nồi 8g, cam thảo 4g, bạc hà 4g. Tất cả tán bột, rây mịn, mỗi lần uống 4g. Ngày 2 – 3 lần.

2.6 Thuốc thúc sởi (làm sởi chóng mọc và mọc đều): Quả khế phơi khô 20g, rau dệu 20g, lá nọc sởi 20g, rễ canh châu 20g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ, sắc uống làm hai lần trong ngày.

Hoặc dùng bài: Vỏ cây khế (cạo bỏ vỏ ngoài và vỏ xanh) hoặc rễ cây khế, ngày 40g sao vàng, sắc uống.

2.7 Chữa ho ở trẻ em:Tầm gửi cây khế 20g, tầm gửi cây ruối 20g, rau má 20g, bạc hà 10g, lá hẹ 10g, sắc đặc, thêm mật ong, uống làm hai lần trong ngày.

2.8 Hỗ trợ điều trị hen suyễn: Lá khế 20g dùng tươi, rửa sạch, nấu nước uống mỗi lần 100ml nửa bát con.

2.9 Chữa ho lâu ngày, viêm họng, viêm amidan: Vỏ cây khế 20g ( đã cạo hết lớp mốc và vỏ xanh bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng ), vỏ cây đơn châu chấu 12g. Sắc uống trong ngày.

2.10 Chữa ho khan, ho có đờm, kiết lỵ:Hoa khế 12g tẩm nước gừng, sao, sắc uống.

2.11 Chữa tiểu tiện bất lợi, tiểu rắt, tiểu buốt:Khế tươi 7 quả, cắt mỗi quả lấy một miếng khoang 1/3 phía gần cuống, đổ vào 200ml nước, sắc còn 100ml, uống ấm; đồng thời lấy một quả khế giã nát với một củ tỏi, đắp vào rốn ( Nam dược thần hiệu).

2.12 Trị nhức đầu: Rễ khế 60g, đỗ tương 120g, hầm kỹ, uống nước thuốc và ăn đậu, mỗi ngày 1 lần, mỗi liệu trình 7-10 ngày.

2.13 Trị ho do phong nhiệt, họng sưng đau, nhiệt miệng: Khế tươi tươi 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi 10-15 phút, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.

2.14 Trị lách to do sốt rét lâu ngày: Khế tươi rửa sạch cắt nhỏ, giã vắt lấy nước cốt, ngày uống 2 lần, mỗi lần 100m.

2.15 Trị sản hậu phù thũng: Lá khế 15g, sắc nước uống.

2.16 Trị bệnh sỏi tiết niệu: Khế tươi 7 quả, rửa sạch, cắt nhỏ, sắc lấy nước, thêm mật ong vào uống, liên tục trong 3-4 tuần.

2.17 Trị tiểu tiện nóng rát: Khế tươi 2 – 3 quả, cắt nhỏ, giã nát, hòa với nước lạnh, uống ngày 2 – 3 lần.

2,18 Trị khớp xương đau nhức: Rễ khế 150g, rượu trắng 1 lít, ngâm rễ khế với rượu trong khoảng 10 ngày, mỗi lần uống 10ml.

2.19 Tiêu sưng, giảm đau và giải độc do ngã:Lá khế tươi giã nát, đắp vào chỗ đau.

2.20 Sát trùng và chống ngứa: Đun nước lá khế ngâm và rửa, có tác dụng.

2.21 Ngộ độc, chảy máu chân răng: Uống nước ép từ quả khế mỗi lần 100 ml, ngày 2 lần.

2.22 Trị mụn nhọt, lở loét: Quả khế nấu lấy nước dùng để rửa bên ngoài các vết thương, ngày 2 lần.

Mời bạn xem thêm video:

This post was last modified on 08/03/2024 11:56

Published by

Bài đăng mới nhất

Thần TÀI ban LỘC chớp nhoáng: 4 con giáp GIÀU nhanh cuối năm 2024, sang 2025 tiếp tục bùng NỔ

Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…

2 giờ ago

Top 4 con giáp thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty riêng

Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…

3 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công rực rỡ?

Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?

8 giờ ago

Thần tài mở kho lương: 4 tuần tới mọi mong muốn thành hiện thực, 4 con giáp thăng hạng GIÀU bất thình lình

Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…

8 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp dễ đạt thành công ngày 19/11/2024, thành tích dồi dào

Tử vi hôm nay: 4 con giáp có khả năng đạt được thành công vào…

9 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông ĐỊA, tha hồ ăn lộc

Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông DIAH, tận hưởng vận may

23 giờ ago