Categories: Tổng hợp

Hàm số đồng biến trên R hàm số nghịch biến trên R

Published by
Video khi nào hàm số đồng biến trên r

Hàm số đồng biến hay nghịch biến trên R là một trong các dạng toán về sự đơn điệu của hàm số. Bởi R cũng là một khoảng từ âm vô cực đến dương vô cực nên đây là một trường hợp riêng của dạng toán hàm số đơn điệu trên một khoảng. Đối với dạng toán này chúng ta nên nắm được điều kiện để hàm số đơn điệu trên R. Đồng thời cũng cần nhớ một số trường hợp đặc biệt để vận dụng giải nhanh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn giải quyết nhanh dạng toán này. Cùng theo dõi nhé!

HÀM SỐ ĐỒNG BIẾN TRÊN R HÀM SỐ NGHỊCH BIẾN TRÊN R

Trước tiên chúng ta cần biết rằng điều kiện để hàm số y=f(x) đồng biến trên R thì điều kiện trước tiên là hàm số phải xác định trên R đã.

Giả sử hàm số y=f(x) xác định và liên tục và có đạo hàm trên R. Khi đó hàm số y=f(x) đơn điệu trên R khi và chỉ khi thỏa mãn hai điều kiện sau:

✔ Hàm số y=f(x) xác định trên R.

✔ Hàm số y=f(x) có đạo hàm không đổi dấu trên R.

Ở điều kiện thứ 2 chúng ta cần chú ý là y’ có thể bằng 0 nhưng chỉ được bằng 0 tại hữu hạn điểm (hoặc số điểm mà đạo hàm bằng 0 là tập đếm được).

Một số trường hợp cụ thể chúng ta cần phải nhớ về điều kiện đơn điệu trên R:

✔ Đối với hàm số đa thức bậc 1:

✔ Đối với hàm số đa thức bậc 3:

✔ Hàm số đa thức bậc chẵn không thể đơn điệu trên R được.

Ví dụ:

Cho hàm số y=x³+2(m-1)x²+3x-2. Tìm m để hàm đã cho đồng biến trên R.

Lời giải:

Để y=x³+2(m-1)x²+3x-2 đồng biến trên R thì (m-1)²-3.3≤0⇔-3≤m-1≤3⇔-2≤m≤4.

Các bạn cần lưu ý với hàm đa thức bậc 3 có chứa tham số ở hệ số bậc cao nhất thì chúng ta cần xét trường hợp hàm số suy biến.

Bộ đề thi Online các dạng có giải chi tiết: Hàm số

Ví dụ:

Cho hàm số y=mx³-mx²-(m+4)x+2. Xác định m để hàm số đã cho nghịch biến trên R.

Lời giải:

Ta xét trường hợp hàm số suy biến. Khi m=0, hàm số trở thành y=-x+2. Đây là hàm bậc nhất nghịch biến trên R. Vậy m=0 thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Với m≠0, hàm số là hàm đa thức bậc 3. Do đó hàm số nghịch biến trên R khi và chỉ khi m<0 đồng thời m²+3m(m+4)≤0. Giải các điều kiện ra ta được -3≤m<0.

Kết hợp 2 trường hợp ta được -3≤m≤0 thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Chúc các bạn thành công!

Xem thêm

Tìm khoảng đồng biến nghịch biến của hàm số.

Hàm số liên tục

Hàm số –

  • Ba phương pháp xét dấu đạo hàm tìm cực trị của hàm số

  • Giá trị lớn nhất nhỏ nhất của hàm số

  • Tìm m để hàm số không có cực trị như thế nào?

  • Tìm m để hàm số đồng biến trên khoảng nghịch biến trên khoảng

  • Tính đơn điệu của hàm số xét như thế nào?

This post was last modified on 03/05/2024 17:46

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

7 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

7 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

10 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

15 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

15 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

17 giờ ago