Do giá thành rẻ, hương vị thơm ngon lại dễ chế biến, khoai tây từ lâu đã trở thành một loại thực phẩm không thể thiếu được trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, khoai tây được dự trữ ở nơi ẩm ướt thường rất dễ mọc mầm, rất lãng phí. Bởi vậy, nhiều người thắc mắc: “Khoai tây mọc mầm có ăn được không, có độc không? Ăn khoai tây mọc mầm có sao không?”. Thực hư vấn đề này ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoai tây mọc mầm là không thể ăn được. Trên thực tế, trong mỗi củ khoai tây luôn tồn tại một lượng nhỏ chất glycoalkaloid, có tác dụng làm hạ đường huyết, tăng cường sức đề kháng và cholesterol trong cơ thể con người.
Bạn đang xem: Ăn khoai tây mọc mầm và những hệ quả khôn lường!
Tuy nhiên, chỉ cần một mầm nhỏ khoai tây nhú lên, hàm lượng chất này sẽ được tăng lên gấp nhiều lần. Lúc này, nó chính là chất độc gây hại cho cơ thể con người. Vì vậy, bạn nên vứt bỏ ngay khi thấy khoai tây mọc mầm.
Khoai tây mọc mầm mang lại rất nhiều hiểm họa cho cơ thể con người. Chúng tôi đã tổng hợp được một số triệu chứng nguy hiểm mà con người phải đối mặt khi ăn khoai tây mọc mầm có thể kể đến như:
Nếu tiêu thụ với số lượng ít, chất solanine và chaconine có trong mầm khoai tây chỉ có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,… Đây là những biểu hiện nhẹ nhất, cho thấy người dùng đã bị ngộ độc khoai tây mọc mầm.
Xem thêm : Đây là cách xóa dữ liệu Zalo trên iPhone mà bạn không nên bỏ qua
Với những người có thể trạng yếu như người già và trẻ em, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng rối loạn thần kinh trung ương. Điều này có thể nhận biết bằng những dấu hiệu đặc trưng như: Đau đầu, mê sảng, lú lẫn, sốt theo cơn, hạ nhiệt cơ thể,… Các triệu chứng này thường kéo dài từ 1 – 3 ngày.
Nếu tiêu thụ với một liều lượng lớn, người dùng cần được cấp cứu ngay lập tức để bảo toàn tính mạng. Theo nghiên cứu mới nhất tại một trường Đại học tại Mỹ, nếu chất độc ngấm sâu vào hệ thần kinh trung ương, chức năng hô hấp của phổi sẽ ngay lập tức dừng hoạt động, cơ tim bị tổn thương dẫn đến ngừng đập.
Như vậy, một người bình thường, nặng 45kg có thể tử vong nếu ăn khoảng 450g khoai tây mọc mầm.
Mẹ bầu cần hết sức lưu ý khi sử dụng khoai tây. Nếu ăn phải khoai tây mọc mầm, chất độc sẽ nhanh chóng ngấm vào mạch máu, đi từ mẹ sang con. Điều này khiến cho thai phụ bị tụt huyết áp, sốt cao, còn thai nhi có khả năng cao bị dị tật bẩm sinh.
Trên thực tế, không chỉ có khoai tây mọc mầm bị nhiễm độc mà bạn cũng cần vứt bỏ ngay khi thấy khoai tây bị dập nát hoặc xuất hiện những đốm xanh, đen trên vỏ. Điều này chứng tỏ rằng thịt khoai đang chứa một lượng lớn chất glycoalkaloid, khoai đã bị đắng. Do đó, ngay cả cắt bỏ các mầm, mắt hoặc chế biến với nhiệt độ cao thì bạn cũng không thể làm giảm đi lượng chất độc có trong khoai.
Xem thêm : Các biện pháp nghệ thuật và tác dụng các biện pháp nghệ thuật
Nếu khoai tây mọc mầm với số lượng lớn, bạn có thể cắt bỏ phần mầm củ. Sau đó, tận dụng phần khoai tây để hỗ trợ cho việc bếp núc thêm dễ dàng hơn như:
Để hạn chế tình trạng khoai tây mọc mầm, bạn nên tham khảo một số lưu ý khi chế biến, bảo quản khoai tây:
Khoai tây mọc mầm có rất nhiều độc tố nên bạn không nên chế biến các món ăn từ loại thực phẩm này. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết thêm được những tác hại khôn lường từ khoai tây mọc mầm và những lưu ý khi sử dụng khoai tây.
Thu Trang
Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024