Hiện nay như chúng ta đã biết thì kinh tế số là một nền kinh tế được vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số đặc biệt có thể kể tới các loại giao dịch điện tử dụa trên ứng dụng công nghệ số. Hiện nay trong thời đại kinh tế số phat triển đã thúc đẩu không chỉ ngành công nghệ thông tin mà còn các ngành khác cơ liên quan. Vậy cụ thể kinh tế số là gì? Đặc điểm và vai trò của kinh tế số thể hiện như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
1. Kinh tế số là gì?
Bạn đang xem: Kinh tế số là gì? Đặc điểm và vai trò của kinh tế số
Theo nhóm cộng tác kinh tế số Oxford, Kinh tế số là được hiểu đó là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, …) mà công nghệ số được áp dụng.
Về bản chất, chúng ta có thể thấy đây là các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hàng ngày những biểu hiện của công nghệ số xuất hiện ở bất cứ đâu trong đời sống như các trang thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến hay các ứng dụng về ăn uống, vận chuyển, giao nhận,… cũng tích hợp công nghệ số để đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho khách hàng. Nhưng nếu xét ở tầm vĩ mô hơn thì kinh tế số cũng có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi công nghệ toàn cầu và tạo ra các giá trị về kinh tế lớn thúc đẩy phát triển đất nước.
2. Đặc điểm của kinh tế số
Kinh tế số có thể được tập hợp trong 3 quá trình xử lý chính đan xen với nhau bao gồm:
+ Xử lý vật liệu
Xem thêm : Đột Biến Gen Là Gì? Ý Nghĩa, Hậu Quả Và Các Dạng Đột Biến Gen
+ Xử lý năng lượng
+ Xử lý thông tin
Trong đó, có thể thấy việc xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng nhất và cũng là lĩnh vực dễ số hóa nhất. Tính kết nối giữa các chủ thể và chu trình kinh tế nhờ vào các thành tựu của công nghệ thông tin và Internet giúp kết nối hóa các nguồn lực, lược bỏ nhiều khâu trung gian và tăng cơ hội tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu. Có thể dựa trên khả năng kết nối thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trên nhiều lĩnh vực
3. Vai trò của kinh tế số
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang mang lại nhiều sự thay đổi cơ bản về kinh tế, xã hội trên toàn cầu. Sự bùng nổ và phổ biến của internet và các công nghệ kỹ thuật số đã mang lại nhiều cơ hội cho giới trẻ để tham gia và kết nối vào thị trường kinh tế số, nơi mà các rào cản của thị trường là nhỏ hơn, với rất nhiều cơ hội để tiếp cận và chia sẻ thông tin, kiến thức với các cộng đồng có chung lợi ích và mang lại hợp tác trong các dự án sản xuất cùng nhau
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN với hạ tầng viễn thông – công nghệ thông tin khá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao. Tính đến cuối năm 2020, cả ba nhà mạng điện thoại di động lớn trong nước là Viettel, VNPT và Mobifone đều đồng loạt công bố vùng phủ sóng, chính thức thử nghiệm kinh doanh dịch vụ 5G, đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia đầu tiên trên thế giới tiếp cận công nghệ này, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế số. Quan trọng hơn, không như các công nghệ trước đây hầu hết phải nhập khẩu,Việt Nam đã dần làm chủ và sản xuất được các thiết bị 5G, một bước tiến mang ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển viễn thông – công nghệ thông tin của quốc gia.
Trên thực tế chúng ta có thể thấy, kinh tế số đã mang lại rất nhiều ưu thế cho các công ty, tập đoàn lớn trên toàn cầu. Cụ thể, các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu đều ít nhiều có liên quan tới những nền tảng số, kinh tế số (Google, Apple, Amazon, Microsoft hay Alibaba). Những ưu điểm nổi bật nhất trong những thế mạnh mà kinh tế số mang lại có thể kể tới: tăng trưởng thương mại điện tử; thúc đẩy người dùng sử dụng in-ternet và phát triển hệ thống hàng hóa và dịch vụ kinh tế số. Ngoài ba ưu điểm này, phát triển kinh tế theo định hướng kinh tế số còn bảo đảm tính minh bạch cần hiểu rằng, minh bạch là một trong những điểm mạnh của kinh tế số được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, nhờ đó, gián tiếp làm giảm lượng tiền tham nhũng thông qua các hoạt động trực tuyến minh bạch, giúp kiểm soát tốt nền kinh tế hơn.
Đối với Việt Nam, kinh tế số có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhập của các doanh nghiệp vào chuỗi công nghệ toàn cầu. Trong nền kinh tế số, các doang nghiệp buộc phải đổi mới quy trình sản xuất – kinh doanh truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng và điều này sẽ làm tăng năng suất cũng như hiệu quả lao động. Nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) được xem là hạt nhân của chuyển đổi số, được đánh giá là phần quan trọng nhất của nền kinh tế số lõi (Core Digital Economy). Việc phát triển tốt nền tảng này sẽ góp phần giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tiến lên phát triển nhanh chóng, bền vững.
Xem thêm : Tuổi Hợi hợp màu gì năm 2022? Chi tiết màu hợp năm Nhâm Dần cho người tuổi Hợi
4. Giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam
Giải pháp nphát triển kinh tế số ở Việt Nam chúng ta thấy hiện nay các giải pháp này nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam, cần chú trọng các giải pháp sau:
Thứ nhất, quán triệt và thực hiện tốt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc chủ động tham gia, tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghệ 4.0, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp thông minh, phát triển nền kinh tế số trong toàn hệ thống chính trị và doanh nghiệp. Theo đó chúng ta cần phải phải đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trong phát triển nền kinh tế số, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận và hoạt động trong môi trường kinh tế số. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn dân hưởng ứng và đồng hành cùng doanh nghiệp nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp thông minh ở Việt Nam. Từ đó chúng ta có thể thấy qua việc phát triển kinh tế số có thể nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của nền kinh tế số trong đời sống kinh tế – xã hội và ý thức trong sử dụng các dịch vụ điện tử để hướng đến một nền kinh tế không dùng tiền mặt.
Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách tạo điều kiện thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi, phát triển trong nền kinh tế số. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi và ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tự chuyển đổi sang thành các doanh nghiệp thông minh, các doanh nghiệp khởi nghiệp. Xây dựng và triển khai Chiến lược quốc gia về phát triển các doanh nghiệp công nghệ, ưu tiên phát triển các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ cao thực hiện thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam.
Thứ ba, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ kinh tế – xã hội để đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế số hiện nay. Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử với hạ tầng công nghệ thông minh. Hình thành và vận hành một chính quyền điện tử đủ mạnh, thông suốt, thủ tục hành chính gọn nhẹ, nhanh chóng tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng và địa phương kết nối đồng bộ và thống nhất. Xây dựng cơ sở dữ liệu số của Chính phủ và chính quyền các cấp, tạo điều kiện để mọi công dân, nhất là doanh nghiệp có
Thứ tư, thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế số cụ thể như chúng ta thấy sự thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin được xem là một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển nền kinh tế số của Việt Nam
Thứ năm, chú trọng công tác bảo vệ an ninh kinh tế, an ninh thông tin, an ninh mạng. Tập trung bảo đảm an ninh thông tin, an ninh mạng không chỉ ở cấp quốc gia mà còn ở từng cơ quan, đơn vị các cấp và từng doanh nghiệp, nhất là hệ thống tài chính – tiền tệ và các cơ quan chính phủ được số hóa.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Kinh tế số là gì? Đặc điểm và vai trò của kinh tế số” và các thông tin pháp lý có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 02/04/2024 08:36
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024