Categories: Tổng hợp

[Tìm hiểu] Lá trầu không – dược liệu dân gian tốt cho hệ tiêu hóa

Published by

Trầu không là loại cây quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống. Nhưng ít ai biết rằng, từ hàng nghìn năm trước, ông cha ta đã sử dụng lá trầu không như một vị thuốc để phòng và điều trị các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa như: giảm đau, chống táo bón, đầy hơi… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này.

1. Lá trầu không là gì?

Lá trầu không, cái tên quen thuộc gắn liền với người dân Việt Nam, không chỉ trong đời sống thường nhật mà còn xuất hiện trong thơ ca, âm nhạc, truyện cổ tích…

Lá trầu không là lá của cây trầu không, thuộc họ Hồ tiêu, tên khoa học Piper betle. Trầu không là loại cây thân nhẵn, mọc leo, vì vậy muốn trồng cần phải có giá thể. Loại giá thể này phổ biến là cây cau.

Lá trầu không mọc so le nhau, cuống lá có bẹ, phiến hình trái xoan có kích thước dài khoảng 10 – 13cm, chiều rộng là 6-9cm. Cuống là hình trái tim, đầu lá nhọn. Nhìn lên mặt lá có 5 gân, khi đem soi dưới ánh sáng sẽ thấy những điểm chứa tinh dầu nhỏ trên lá.

Hoa của cây trầu không mọc thành từng bông, quả căng mọng. Tuy nhiên, cây này thường trồng chủ yếu để dùng lá.

2. Phân bố

Trầu không là loại cây thực vật nhiệt đới ở khu vực Châu Á, được trồng phổ biến ở các nước như Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan và các quốc gia Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây trầu được trồng rộng khắp cả nước.

3. Thu hái, chế biến và bảo quản

Lá trầu không được thu hái quanh năm. Người dùng có thể sử dụng lá tươi, khô hoặc xay thành bột mịn dùng dần. Tuy nhiên, khi bảo quản dược liệu nên để nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh nơi ẩm mốc, tránh ánh nắng trực tiếp.

4. Thành phần hóa học của lá trầu không

Trong lá trầu không có chứa 0,8 – 1,8% (có thể lên tới 2,4%) tinh dầu và các thành phần hóa học đa dạng sau:

  • Betel – phenol
  • Chavicol
  • Methyl eugenol
  • Tannin
  • Vitamin
  • Axit amin
  • Cadinen

5. Công dụng của lá trầu với sức khỏe

Lá trầu không tuy dân dã, đời thường nhưng lại được xem là vị thuốc mang đến nhiều công dụng chăm sóc sức khỏe con người, cụ thể:

5.1. Theo Y học hiện đại

Theo Y học hiện đại, lá trầu không có tác dụng:

  • Kháng khuẩn, diệt virus tốt.
  • Có khả năng tiêu diệt khối u trong thực nghiệm động vật.
  • Thành phần Chavicol có tác dụng khử trùng tốt.
  • Tác dụng kháng sinh mạnh đối với trực trùng coli, tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn, liên cầu khuẩn.

5.2. Theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm gắt, tính ấm. Từ đó, có tác dụng lưu thông khí huyết, hỗ trợ điều trị đờm, trừ phong thấp, tiêu viêm và sát trùng. Ngoài ra, người ta còn sử dụng dược liệu này với các công dụng như:

  • Trị đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, sôi bụng.
  • Trị cảm mạo, hen suyễn khi thời tiết thay đổi, đờm nhiều khó thở, bỏng.
  • Cải thiện tình trạng mụn nhọt, trị ghẻ ngứa, rôm sảy, mề đay.
  • Điều trị đau răng, viêm chân răng có mủ.
  • Dùng để chữa bong gân, sai khớp, chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.

Ở Ấn Độ, người dân còn sử dụng lá và tinh dầu loại cây này để điều trị bệnh xuất tiết, bệnh phổi, làm thuốc súc miệng. Ngoài ra, dược liệu này còn là thành phần quan trọng trong các chế phẩm thuốc cổ truyền Ấn Độ với công dụng điều trị hen suyễn.

6. Công dụng của lá trầu không với hệ tiêu hóa

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, trong 100g lá trầu chứa 2,4% tinh dầu. Các thành phần trong lá trầu có công dụng ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa, cụ thể:

6.1. Tác dụng cải thiện táo bón

Trong lá trầu có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể, đồng thời khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày. Nhờ đó, chứng táo bón được xoa dịu đáng kể.

6.2. Khắc phục tình trạng khó tiêu

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, lá trầu không có khả năng cải thiện chuyển hóa trong cơ thể, kích thích sự tuần hoàn bên trong ruột giúp hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn tốt hơn. Bên cạnh đó, lá trầu cũng có tác dụng kích thích với cơ vòng, từ đó giúp loại bỏ chất thải dễ dàng hơn do cơ vòng hoạt động hiệu quả.

Ăn không tiêu là bệnh gì? – Tìm hiểu nguyên nhân để có phương pháp khắc phục kịp thời

6.3. Hạn chế tình trạng đầy hơi, chướng bụng

Lá trầu là một trong những vị dược liệu có tác dụng kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả. Cơ chế hoạt động của dược liệu này là giữ cho tá tràng luôn an toàn trước sự tấn công của chất độc và các gốc tự do gây hại. Qua đó, lượng axit dạ dày được giữ ở mức cân bằng, làm dịu cảm giác đầy hơi, chướng bụng.

6.4. Tăng cảm giác đói

Không ít người bị rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng có cảm giác chán ăn. Nguyên nhân là do lượng pH trong dạ dày mất cân bằng khiến cho hormone tạo cảm giác đói không tiết ra. Trong khi đó, lá trầu có khả năng khôi phục và cân bằng nồng độ pH trong dạ dày, từ đó, bạn sẽ cảm nhận được sự thèm ăn.

7. Các bài thuốc chữa bệnh từ lá trầu không

Lá trầu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian, có thể kể đến như:

7.1. Bài thuốc chữa vết thương

Cách 1: Lá trầu, lá thanh táo, lá cỏ răng cưa, lấy lượng bằng nhau chừng 20g. Tất cả đem rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương.

Cách 2: Lá trầu không tươi chừng 40g, rửa sạch, đun với nước sôi khoảng 15 – 20 phút. Sau đó để nguội, gạn lấy nước trong, thêm phèn chi 8g vào, đánh tan rồi rửa lên vết thương.

7.2. Chữa mụn nhọt từ trầu không

Nguyên liệu: Lá trầu không, lá thồm lồm, hoa dâm bụt, lấy lượng bằng nhau chừng 20g.

Cách thực hiện đơn giản:

  • Rửa sạch các nguyên liệu, ngâm qua nước muối pha loãng, sau đó vớt ra cho ráo nước.
  • Tiếp theo, giã nát nguyên liệu trên rồi đắp lên vùng da bị mụn.
  • Thực hiện ngày 1 lần sẽ cải thiện tình trạng mụn nhọt.

7.3. Trầu không điều trị đau họng, viêm họng

Bài thuốc này có thể áp dụng trong điều trị đau họng, viêm họng ở người lớn và trẻ nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng một nắm lá trầu không, rửa sạch, giã nát cùng với 1 thìa mật ong.
  • Sau đó, đem trộn hỗn hợp ngậm trong cổ họng khoảng 10 – 15 phút.
  • Nên ngậm vào sáng sớm hoặc tối trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng đau họng, viêm họng do vi khuẩn.

7.4. Bài thuốc trầu không ngăn ngừa sâu răng

Vi khuẩn tích tụ trong miệng lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm lợi. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể nhai trực tiếp lá trầu, tinh dầu tiết ra các hoạt chất chống viêm và vi khuẩn giúp bảo vệ răng miệng.

Hoặc bạn có thể dùng trầu không rửa sạch, thêm ít muối, giã nhỏ rồi hòa vào chén rượu. Gạn lấy nước trong để ngậm liên tục cũng giúp răng chắc khỏe, cải thiện tình trạng đau nhức.

7.5. Bài thuốc trầu không điều trị đầy bụng, khó tiêu

Bài thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu rất đơn giản. Bạn chỉ cần nhai nát lá trầu không rồi nuốt hoặc uống nước ép từ lá trầu. Trong lá trầu có hàm lượng tinh dầu lớn và có đặc tính nóng ấm giúp cải thiện đáng kể tình trạng khó tiêu.

7.6. Bài thuốc điều trị đái tháo đường

Sử dụng lá trầu không giúp chống lại oxy hóa khiến đường huyết duy trì ở mức ổn định. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra điều trị đái tháo đường type 2 bằng lá trầu không cho hiệu quả.

Người bệnh có thể tán nhỏ lá trầu thành bột mịn để sử dụng lâu dài hoặc uống nước là trầu không sắc để giảm bớt lượng đường trong máu.

7.7. Bài thuốc trị côn trùng, rôm sảy, hắc lào

Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không

Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, giã nát lá trầu không rồi hòa với nước sôi để nguội. Sau đó, dùng nước để rửa và đắp vào dùng da bị tổn thương. Thực hiện liên tục sẽ thấy hiệu quả.

7.8. Bài thuốc chữa nám da mặt

  • Dùng 8 – 10 lá trầu không với 300ml nước.
  • Lá trầu rửa sạch, đun sôi với nước sau đó xông lên mặt.
  • Thực hiện mỗi ngày sẽ làm bay vết nám, tàn nhang trên da.

8. Một số lưu ý khi sử dụng lá trầu không

Khi áp dụng các bài thuốc điều trị bệnh từ lá trầu không, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên sử dụng dược liệu này cho phụ nữ có thai.
  • Trẻ em, người cao tuổi… nếu muốn sử dụng lá trầu phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia.
  • Một số loại thuốc, thực phẩm chức năng khác mà bạn đang dùng có thể gây tương tác không mong muốn với dược liệu này. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Qua bài viết trên, chắc hẳn nhiều người bất ngờ với công dụng chữa bệnh của lá trầu không. Mặc dù lá trầu rất dễ sử dụng và có hiệu quả trong chữa bệnh, tuy nhiên người bệnh cũng không nên tự ý dùng bừa bãi để tránh tác dụng không mong muốn. Để đảm bảo an toàn và cho hiệu quả, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm:

  • [Tứ Quân Tử Thang] – Bài thuốc cổ phương giúp ổn định tiêu hóa
  • [Tìm hiểu] Lá mơ có tác dụng gì? – Thảo dược chữa tiêu chảy, viêm đại tràng
  • Chữa viêm đại tràng bằng cây nha đam – Bài thuốc hiệu quả – ít ai biết

This post was last modified on 21/01/2024 12:00

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

10 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago