Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đúng luât với người sử dụng lao động người lao động có thể sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện. Vậy, bộ hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì? Mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những giấy tờ cần thiết làm bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ về hồ sơ đề nghị hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp sẽ bao gồm các giấy tờ cần thiết sau:
1 – Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
2 – Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Quyết định thôi việc;
c) Quyết định sa thải;
d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
Xem thêm : Luật việt vị trong bóng đá ra đời từ khi nào?
3 – Bản chính sổ bảo hiểm xã hội
Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Như vậy, Theo quy đinh hiện nay người lao động muốn được nhận trợ cấp thất nghiệp bên cạnh việc đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp (Điều 49, Luật Việc Làm 2013) ra thì cần chuẩn bị bộ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm các giấy tờ cần thiết như đã nêu trên theo quy định.
Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp người lao động cần làm gì?
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết cho hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động thực hiện làm thủ tục hưởng BHTN theo các bước sau đây:
Bước 1: Người lao động gửi hồ sơ cho trung tâm bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc với doanh nghiệp thì người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải gửi 01 bộ hồ sơ cho trung tâm giới thiệu việc làm/ trung tâm BHTN hay trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.
Hình thức gửi hồ sơ: Người lao động có thể lựa chọn 1 trong 3 phương thức gửi hồ sơ sau đến cho trung tâm dịch vụ việc làm.
Gửi hồ sơ trực tiếp tại trung tâm bảo hiểm thất nghiệp.
Gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
Gửi hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp online qua cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Xem thêm : Những loại bánh ăn vặt đóng gói ngon được yêu thích nhất hiện nay
Khi trung tâm dịch vụ việc làm đã nhận được hồ sơ từ người lao động hợp lệ sẽ gửi cho cơ quan chức năng xem xét giải quyết chế độ cho người lao động theo quy định.
Bước 2: Thời hạn giải quyết hồ sơ
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì đến Trung tâm BHTN thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, trung tâm dịch vụ việc làm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho người lao động.
Trường hợp NLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm BHTN phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.
Bước 3: Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.
Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp của tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Bước 4: Người lao động thông báo tình trạng tìm kiếm việc hàng tháng cho trung tâm BHTN.
Hàng tháng người lao động phải trực tiếp đến Trung tâm dịch vụ việc làm nơi nhận trợ cấp và thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định trợ cấp thất nghiệp).
Trên đây là quy trình các bước hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp và nhận tiền trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định. Người lao động hưởng trợ cấp cần lưu ý đến các mốc thời gian chi trả trợ cấp, nhận quyết định hưởng trợ cấp và thời gian thông báo tình trang việc làm đúng hẹn để quá trình hưởng trợ cấp không bị gián đoạn.
Như vậy, bài viết trên Bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã giúp bạn đọc trả lời cho câu hỏi “Làm bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì?” cùng một số thông tin liên quan cần thiết khác. Người lao động nếu gặp khó khăn khi làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể liên hệ với EBH qua số hotline: 1900.558873 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 07/01/2024 05:14
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024