Cổ phiếu vẫn luôn được đánh giá là kênh đầu tư hàng đầu để phòng tránh lạm phát. Lạm phát là hiện tượng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ tăng lên trong một khoảng thời gian, dẫn đến sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Bởi vì khi mức giá chung tăng cao, cùng một số tiền sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước kia. Lạm phát và thị trường chứng khoán (TTCK) có mối tương quan với nhau. Lạm phát sẽ tác động đến TTCK theo các mức độ khác nhau và không phải lúc nào thì lạm phát cũng tác động xấu tới thị trường. TTCK tất yếu sẽ đưa ra dự báo về mức độ lạm phát hàng năm, từ đó điều chỉnh mức sinh lợi kỳ vọng để giảm thiểu ảnh hưởng xấu của lạm phát.
Lạm phát 5-10% là 1 mức vừa phải, đây thường được gọi là “lạm phát tự nhiên”. Lạm phát tăng vừa phải, kết hợp với tăng cung tiền và mở rộng chi tiêu chính phủ sẽ khiến TTCK tăng trưởng do mức giá tăng lên. Trong tình hình lạm phát, có thể để ý 1 số các nhóm sau:
Bạn đang xem: Lạm phát và tác động đến thị trường chứng khoán
Nhóm cổ phiếu Phòng thủ: Là các nhóm cổ phiếu mang lại cổ tức và kết quả kinh doanh ổn định, sẽ là các công cụ phòng chống rủi ro phù hợp do không chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế bao gồm: Tiện ích; Tiêu dùng thiết yếu; Sức khỏe và Viễn thông.
Nhóm cổ phiếu đầu ngành với chuỗi giá trị khép kín: Thông thường trong chu kỳ tăng giá lạm phát, giá đầu vào và đầu ra theo đó đều có xu hướng tăng. Tuy nhiên các doanh nghiệp đầu ngành với chuỗi giá trị khép kín sẽ có lợi thế đàm phán tối thiểu hóa chi phí đầu vào và truyền lại tăng giá đầu ra với khách hàng. Qua đó, các doanh nghiệp này có lợi thế rất lớn so với các doanh nghiệp nhỏ và sẽ có khả năng chiếm thêm thị phần sau mỗi chu kỳ kinh tế.
Nhóm hưởng lợi từ giá cả hàng hóa tăng: Khi lạm phát tăng cao nhóm hàng hóa thường được hưởng lợi Giá nhiên liệu, năng lượng (dầu thô, khí đốt); Giá kim loại; Giá nông sản. Đây là nhóm ngành tự chủ được nguồn vào và hưởng lợi từ giá bán ra.
Ví dụ
Hồi tháng 6/2022, lạm phát tăng mạnh ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, lạm phát vẫn được kiểm soát ở mức dưới 10%. Và như vậy vẫn là tín hiệu tích cực cho TTCK. Lạm phát từ 5 – 10% sẽ mang lại tỷ suất sinh lời cao nhất.
Khi lạm phát tăng có mức độ nhưng không đến mức quá cao, cộng với chính sách tiền tệ (CSTT) thắt chặt thì thị trường chứng khoán sẽ đi ngang (sideway). CSTT nhằm vào 2 mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền. Chính sách thắt chặt có nghĩa là Ngân hàng Nhà nước sẽ thắt chặt lượng cung tiền và giảm mức độ lạm phát xuống. Như vậy, việc tìm kiếm lợi nhuận và quản trị rủi ro trở nên khó khăn hơn nhiều bởi sau vài phiên hồi mạnh thì cũng nối tiếp những phiên rơi rất nhanh.
Ví dụ
Trong thời điểm sau Covid-19 – một giai đoạn TTCK tăng trưởng nóng với việc tìm kiếm lợi nhuận dễ dàng, nhà đầu tư lại đối mặt với một thị trường mà đa phần các cổ phiếu “cơ bản tốt” của năm ngoái hoặc trước đó nữa đều nằm im lìm, thậm chí rơi xuống. Thị trường tăng – giảm trong biên độ hẹp làm nhà đầu tư thấy khó khăn và hoang mang, không biết khi nào cổ phiếu nào tăng khi thị trường chỉ cơ bản đi ngang.
Xem thêm : Độ tuổi lao động, tuổi nghỉ hưu năm 2024 mới nhất
Khi lạm phát tăng quá cao, vượt quá tầm kiểm soát cộng với việc thắt chặt tiền tệ sẽ khiến thị trường chứng khoán suy giảm nhanh. Khi lạm phát tăng cao buộc Ngân hàng nhà nước phải áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất. Khi lãi suất tiết kiệm tăng sẽ thu hút tiền từ thị trường tài chính. Việc tăng lãi suất có thể làm giảm sức hấp dẫn của chứng khoán so với các loại tài sản tài chính khác, làm suy giảm giá trị thị trường chứng khoán. Thêm nữa, lạm phát ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý đầu tư, khiến nhà đầu tư lo ngại về tương lai và có thể phản ánh điều này trong quyết định đầu tư của họ. Sự không chắc chắn về tương lai có thể dẫn đến sự giảm giá trị của cổ phiếu. Lạm phát có thể làm tăng giá nguyên liệu và chi phí lao động, làm giảm lợi nhuận của các công ty. Điều này có thể dẫn đến giảm giá trị của cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
Ví dụ
Hồi tháng 11/2022, TTCK Việt Nam sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, điều đặc biệt là những diễn biến tiêu cực của thị trường diễn ra trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước tương đối tốt và ổn định so với thế giới, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng tương đối khả quan. Điều này được lý giải 1 phần bởi áp lực lạm phát, lãi suất, tỷ giá tăng còn lớn trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ bị thu hẹp.
Có thể thấy, lạm phát ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán thông qua nhiều cơ chế và tác động khác nhau, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của nền kinh tế và các biện pháp được thực hiện để kiểm soát tình trạng lạm phát.
Khám phá các chỉ số kinh tế, dữ liệu tài chính quan trọng và thông tin chi tiết về thị trường tài chính trên WiChart.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 03/04/2024 19:51
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024
Con số may mắn hôm nay 22/11/2024 theo năm sinh: Chọn con số ĐẾN LỘC
Tử vi thứ Sáu ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Chó vui vẻ, Hổ may…