Theo nghi thức cưới truyền thống Việt Nam, để cặp đôi có thể đến với nhau đúng theo thủ tục thì cần phải trải qua 6 lễ, gồm: nạp thái, vấn danh, nạp tệ (hay nạp trưng), nạp cát thỉnh kỳ và thân nghinh. Tuy nhiên ngày nay, các nghi thức, thủ tục rườm rà đã được giản lược đi rất nhiều, từ 6 giảm còn 3 lễ và thường được sự trợ giúp từ các dịch vụ tổ chức tiệc cưới thay vì tự mình chuẩn bị như ngày xưa. Trong đó, lễ nạp thái (còn gọi là dạm ngõ) vẫn là bước đầu tiên được lưu truyền và là nghi lễ quan trọng “mở hàng” cho 2 nghi lễ tiếp theo là lễ ăn hỏi và lễ đón dâu được diễn ra suôn sẻ. Trong bài viết này, mời bạn cùng Gala Center khám phá tất tần tật về lễ dạm ngõ nhé.
Lễ dạm ngõ hay còn được gọi là lễ chạm ngõ, đây được xem là buổi gặp mặt giữa hai bên gia đình để làm tiền đề cho đôi trai gái tiến tới mối quan hệ nghiêm túc dưới sự chấp thuận của hai bên gia đình. Theo phong tục cưới của người Việt Nam, dạm ngõ thường là buổi lễ để nhà trai mang sính vật đến nhà gái để khẳng định mối quan hệ của cặp đôi và từ đó tiến tới hôn nhân.
Bạn đang xem: Tất tần tật những điều bạn cần biết về lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ là gì trong phong tục cưới của Việt Nam
Phần lễ vật cho buổi lễ dạm ngõ cũng đơn giản, bao gồm: cơi trầu cau, cặp trà và rượu được gói trong giấy kính đỏ và trái cây. Lễ vật này có thể thay đổi đôi chút tùy phong tục cưới hỏi của từng vùng miền.
Thông thường, bạn nên đặt những lễ vật này từ các dịch vụ tổ chức tiệc cưới và lựa chọn các gói tráp lễ theo nhu cầu, tài chính của mình để đảm bảo lễ vật được đầy đủ, đẹp mắt và chu đáo nhất có thể.
Đọc thêm: Những thứ nhà trai cần chuẩn bị cho lễ đám hỏi thêm suôn sẻ
Lễ vật thường được chuẩn bị bởi các trung tâm chuyên dịch vụ tổ chức tiệc cưới
Xem thêm : Trao đổi khí ở phổi là quá trình?
Ý nghĩ của lễ dạm ngõ thực chất chỉ là buổi gặp mặt thân mật mang tính chất trao đổi giữa hai bên gia đình. Do đó, thành phần tham dự cũng không cần quá nhiều người mà chỉ khoảng tối đa là 7 người đại diện ở mỗi nhà.
Thông thường, thành viên nhà trai tham gia lễ dạm ngõ bao gồm: ông bà, cha mẹ chú rể, cô dì chú bác ruột thịt hoặc anh chị em ruột thịt của chú rể. Và các thành viên tham gia lễ dạm ngõ nhà gái cũng tương tự như nhà trai, bao gồm ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác … và các anh chị em thân thiết.
Lựa chọn đại diện gia đình tham gia lễ dạm ngõ
Thông thường, hai bên gia đình sẽ đi xem ngày để xác định ngày lành tháng tốt để tới gặp nói chuyện se duyên cho đôi bạn trẻ. Và theo như thời gian đã định sẵn của hai bên, vào đúng ngày giờ đã hẹn, nhà trai sẽ đến nhà gái tiến hành lễ và thực hiện nghi thức dạm ngõ như thăm hỏi, thưa chuyện, và ngỏ ý muốn cho đôi trai gái tìm hiểu nghiêm túc cho chuyện đám cưới.
Trong buổi lễ, đại diện nhà trai sẽ chào hỏi, giới thiệu thành phần tham dự buổi lễ dạm ngõ. Tiếp đó, người đại diện cho nhà trai sẽ phát biểu, trình bày lý do đến nhà gái, trình tráp dạm ngõ gồm các lễ vật đã được chuẩn bị, xin phép để hai con được chính thức tìm hiểu nhau và tính đến chuyện trăm năm.
Trình tự của buổi lễ dạm ngõ có nhiều điểm đặc biệt mà bạn nên biết
Sau đó, đại diện nhà gái cảm ơn, giới thiệu những người có mặt phía nhà gái và nhận lễ vật. Và khi nhà gái đồng ý lời đề nghị cho chuyện tìm hiểu của đôi bạn trẻ từ nhà trai, thì cha mẹ cô dâu tương lai sẽ dâng trái cây, lễ vật lên bàn thờ gia tiên và cho đôi trẻ thắp hương nhằm báo cáo với tổ tiên và cầu mong sự phù hộ cho chuyện hôn nhân sắp tới được tốt đẹp.
Xem thêm : #9+ Các Loại Gạo Ngon Nhất Việt Nam, Người Sành Ăn Cần Biết
Đây cũng là buổi để cả hai nhà cùng bàn bạc về đám hỏi, đám cưới cùng các yêu cầu như việc thách cưới, lễ vật, thời gian tổ chức và đi đến sự thống nhất. Và khi kết thúc buổi lễ, nhà gái có thể mời nhà trai dùng bữa cơm thân mật để tạo cơ hội giao lưu thêm, gia tăng sự gắn kết giữa hai gia đình nếu có điều kiện.
>>> Tham khảo: Các mẫu thực đơn tiệc cưới ngon tại nhà hàng cưới Gala Center quận Tân Bình
Có một điều mà bạn cần lưu ý là không nên nhờ những người nhà đang có tang để làm người đại diện tham dự buổi lễ dạm ngõ.
Đặc biệt, trong trường hợp, nếu bố hoặc mẹ của cô dâu, chú rể đã mất thì bạn có thể nhờ những người lớn tuổi trong dòng họ như bác, chú, cô gì … làm người đại diện ở buổi lễ.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý. Đối với miền Bắc, trong bất cứ buổi lễ trang trọng nào, mọi người đều kiêng kị đổ vỡ, bởi vì họ quan niệm đây là điềm xấu, báo trước một kết quả không mấy tốt đẹp. Vậy nên, bạn cũng cần chú ý để tránh những điều không may có thể xảy ra. Và trước khi buổi lễ diễn ra nhà gái nên sắp xếp lại những đồ vật thật gọn gàng, ngăn nắp.
>>> Cẩm nang: Tổ chức tiệc cưới từ a đến z cho các cặp đôi
Tránh đổ vỡ trong buổi lễ dạm ngõ
Trong phong tục cưới của Việt Nam, lễ dạm ngõ là một buổi lễ không thể thiếu. Mong rằng với những thông tin bên trên mà Gala Center chia sẻ có thể giúp cho bạn có một cái nhìn tổng quan, hiểu rõ về thủ tục cưới của buổi lễ này. Ngoài ra, bạn có thể ghé thăm Gala Center để tìm hiểu thêm về những xu hướng cưới và dịch vụ tổ chức tiệc cưới tại Gala Center bạn nhé!
>>Có thể bạn quan tâm: Tips chọn nhà hàng tiệc cưới đẹp ở quận Tân Bình cho tiệc cưới thuận tiện>>> Tham khảo thêm: Hơn 5+ sảnh cưới đẹp mà bạn không thể bỏ qua cho hôn lễ của mình
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 17/02/2024 18:22
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024