Tìm ra nguyên nhân, đặt ra mục tiêu tương lai, tìm kiếm nguồn cảm hứng khi đến công ty chính lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc. Dù công việc có bận rộn thế nào bạn cũng nên cố gắng dành cho bản thân một khoảng thời gian nho nhỏ để nghỉ ngơi thư giãn, tự thưởng cho chính mình sẽ tiếp thêm năng lượng cho khoảng thời gian làm việc sắp tới.
Chắc hẳn trong chúng ta, khi đã đi làm, khi đã thực sự là một người trưởng thành phải đối mặt với vấn đề “cơm, áo, gạo, tiền” không ai có thể tránh khỏi những thời điểm cảm thấy stress mệt mỏi vì áp lực công việc. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ việc không tìm được cảm hứng trong công việc, quá nhiều việc vượt ngoài khả năng, không hòa đồng được với môi trường làm việc..
Bạn đang xem: Tạp Chí Tâm Lý Học
Dù với bất kỳ nguyên nhân nào, stress từ áp lực công việc luôn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, không còn năng lượng, uể oải, sợ khi phải nghĩ đến việc phải đi làm. Thậm chí cũng không ít người nghĩ đến việc nghỉ việc khi cảm thấy công việc này quá sức chịu đựng của bản thân, kể cả khi điều này có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Vậy đâu là lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc?
Khi chúng ta cảm thấy chán ghét một thứ gì đó thì sẽ chỉ luôn nhìn vào mặt tiêu cực của vấn đề và điều này sẽ càng làm bạn cảm thấy ám ảnh bởi nó hơn. Tất nhiên việc bạn cảm thấy mệt mỏi áp lực khi nghĩ về công việc đó chắc chắn thường xuất phát từ nhiều vấn đề không tốt, tuy nhiên việc bạn xác định được chính xác nguyên nhân và hiểu rõ về nó sẽ giúp hướng giải quyết phù hợp hơn.
Hãy thử bình tĩnh và tìm một nơi thật yên ắng, hít thật sâu và liệt kê ra những lý do khiến bạn nên tiếp tục làm công việc này và những lý do khiến công việc này thật nhàm chán. Đặc biệt nếu bạn đang có ý định nghỉ làm thì lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc này sẽ thực sự đưa ra một kết quả để biết nếu nghỉ việc có thực sự đúng đắn không.
Hãy bắt đầu với mục tiêu là liệt kê ra 10 lý do tích cực và 10 lý do tiêu cực của công việc này. Chẳng hạn mặt tiêu cực cực là quá nhiều công việc khiến bạn không có thời gian nghỉ ngơi nhưng tích cực lại là đem đến cho bạn khoản thù lao lớn. Hay tiêu cực là công việc vượt quá năng lực nhưng tích cực là cho bạn cơ hội thăng tiến rất lớn nếu vượt qua thử thách này.
Rõ ràng trong bất cứ vấn đề nào cũng luôn có hai mặt, nếu bạn chỉ nhìn vào những điều xấu xí sẽ thấy nó thực sự tiêu cực và không còn muốn đi làm. Trong khi đó việc nhìn nhận những mặt tích cực lại giúp bạn dễ dàng chấp nhận hơn hay chính xác là tạo một điểm tựa vững chắc để vẫn tiếp tục với công việc hiện tại.
Một lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc chính là hãy thử thay đổi góc nhìn của bạn, từ góc nhìn đó lên cho bản thân một hoạch định cho tương lai. Mục tiêu chính là ánh sáng hy vọng để chúng ta bước tiếp dù con đường đấy có khó khăn hay đen tối thế nào. Và để làm được điều này trước tiên bạn cần phải thực hiện bước ở trên, tức là liệt kê ra các ưu/ nhược điểm của công việc hiện tại.
Chẳng hạn bạn đang vô cùng mệt mỏi với công việc, nghĩ đến đi làm là căng thẳng nhưng nguồn thu nhập lại rất ổn định, có thể giúp bạn nuôi bản thân và gửi cả về cho cha mẹ. Nếu bạn nghỉ việc đột ngột thì cuộc sống có thể sẽ khó khăn hơn rất, bạn sẽ thất nghiệp và chưa chắc thời điểm nào có thể tìm được việc nếu năng lực chưa quá ổn định.
Xem thêm : Thông báo về việc đóng học phí năm học 2023 – 2024
Cách giải quyết ở đây chính là đặt mục tiêu làm trong 3 tháng nữa, tích đủ tiền tiết kiệm có thể nuôi bản thân trong 1- 2 tháng, như vậy trong thời gian chưa có việc bạn vẫn có thể tự chăm sóc cho mình. Hay nếu thấy công việc ở đây quá ít không có định hướng phát triển lâu dài thì bạn có thể nhân cơ hội rảnh để học thêm nhiều kiến thức mới trước khi nghỉ làm và tìm một công việc khác.
Chỉ cần thay đổi một chút góc nhìn, cách suy nghĩ vấn đề bạn sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái hơn rất nhiều. Đây không chỉ là lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc hiệu quả mà còn áp dụng được cho nhiều trường hợp, tình huống khác trong cuộc sống.
Dự án này không phù hợp với bản thân, công việc này quá sức với năng lực hiện tại của bản thân, đồng nghiệp đều không ai chịu giúp đỡ.. đã bao giờ bạn cảm thấy như thế? Lời than vãn không hề giúp bạn giải quyết được áp lực mà chỉ khiến bạn trở nên tiêu cực, chán ngán với công việc này hơn mà thôi. Do đó lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc hiện tại chính là hãy ngưng than vãn.
Than vãn chỉ làm bạn mất thêm thời gian thay vào đó hãy dành khoảng thời gian đó để tìm được một điểm mới lạ giúp bạn hứng thú hơn trong công việc hoặc trau dồi kỹ năng đó một cách xuất sắc nhất. Chẳng hạn làm xong việc của mình bạn có thể nghiên cứu các phần khác, đóng góp ý kiến. Biết đâu sếp có thể để ý và cân nhắc xét duyệt bạn với các chức vụ cao hơn nhờ tinh thần ham học hỏi này.
Hãy nhớ học chưa bao giờ là đủ, kể cả khi bạn cho rằng việc đánh máy quá tẻ nhạt, bạn có thể đánh máy xong văn bản 1000 chữ chỉ trong 1 tiếng nhưng có những người có thể hoàn thành phần đó chỉ trong 45 phút. Tìm kiếm những điều mới trong công việc, chẳng hạn như tìm ra cách để đánh máy nhanh hơn cũng sẽ tạo cho bạn sự hứng thú hơn rất nhiều đó.
Áp lực công việc thường xuất phát từ việc bạn chưa phân bổ thời gian làm việc hợp lý, khối công việc quá lớn hay tính chất công việc vượt ngoài so với năng lực bản thân. Lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc để giải quyết vấn đề này chính là hãy thẳng thắn trao đổi và tìm sự giúp đỡ từ những người đã có kinh nghiệm hay chính là sếp và đồng nghiệp của bạn.
Chẳng hạn nếu thấy dự án hiện tại quá với năng lực bản thân, bạn hãy thẳng thắn trao đổi với sếp để đưa ra phương án phù hợp. Tuy nhiên bạn nên tìm hiểu kỹ về dự án đó, đưa ra các kế hoạch, phân tích về ưu/ nhược điểm của bản thân để cấp trên có thể nhìn nhận rõ sự cố gắng của bạn, tránh trường hợp nhìn nhận bạn là người yếu kém.
Hay tương tự với đồng nghiệp, chắc chắn trong một môi trường làm việc tốt sẽ vẫn luôn có những người sẵn sàng hỗ trợ bạn trong công việc để mọi người cùng nhau phát triển. Thực tế làm việc trong một môi trường tốt dù có áp lực nhưng thường cũng rất vui vẻ và thú vị nên có thể xua tan phần nào cảm giác chán nản.
Với nhiều tính chất công việc hiện nay, việc phải làm việc 8 tiếng ở văn phòng, linh hoạt di chuyển khắp nơi gặp khách hàng hay ôm việc về nhà làm là tình trạng cực kỳ phổ biến, đặc biệt với những người làm nghề dịch vụ như bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, báo chí.. Việc nửa đêm còn dậy làm việc là hết sức bình thường với các đối tượng này.
Lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc chính là hãy luôn phân biệt rạch ròi giữa cuộc sống và công việc thường ngày. Nếu không phải là người chịu áp lực giỏi, bạn không nên cố sức, hãy cố gắng cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không nên ôm đồm quá nhiều công việc về bản thân đến nỗi không còn chút không gian dành cho riêng mình.
Để làm được điều này tốt nhất, bạn nên dành sự tập trung tuyệt đối khi làm việc tại văn phòng để hoàn thành đủ công việc được giao. Để tránh làm ảnh hưởng đến không gian riêng vào buổi tối, bạn có thể chọn cách tắt thông báo từ công ty. Tất nhiên nếu bạn làm các công việc cần giao tiếp với khách nhiều điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc nên cũng cần lưu ý.
Xem thêm : Top 10 ngọn núi được gọi tên nhiều nhất Việt Nam
Trong 1 tuần, bạn nên dành ít nhất cho bản thân một ngày để xả hơi thư giãn. Tắt hết điện thoại và thông báo từ công ty để ngủ một giấc đến tận trưa, lượn lờ cà phê vào một ngày đẹp trời, gặp gỡ bạn bè thân thiết chính là cách để nạp lại năng lượng tích cực, nhờ đó xua tan được mọi căng thẳng, chán nản để bắt đầu công việc trong tuần mới.
Một công việc dù là đam mê hay là gì thì vẫn mang mục đích lớn nhất chính là tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân, chăm sóc gia đình, tạo dựng một giá trị cuộc sống, tương lai tốt đẹp hơn. Tập trung vào việc kiếm tiền sẽ giúp bạn tạo dựng một cuộc sống hạnh phúc ở tương lai, nhưng cũng đừng quên bản thân vẫn cần sống cho hiện tại.
Một cách xả stress hiệu quả luôn được rất nhiều người áp dụng chính là mua sắm. Việc tự thưởng cho bản thân một món quà sau một thời gian dài nỗ lực đến quên ăn quên ngủ chắc chắn sẽ đem đến cho bạn sự vui sướng ngập tràn. Hãy dùng chính những món quà này làm đích đến cho những nỗ lực hằng tháng, tạo mục tiêu để cho dù có áp lực thế nào nhưng nhận được thành quả cuối cùng là những món đồ yêu thích bạn cũng sẽ cảm thấy cực kỳ hạnh phúc.
Tiết kiệm là một điều tốt nhưng đừng quá khắt khe với bản thân mình. Đôi khi chỉ cần một ly trà sữa, một món ăn ngon cũng xua tan được mọi điều tiêu cực, căng thẳng trong suốt cả ngày. Vì thế lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc chính là dù ít hay nhiều hãy luôn dành cho bản thân những món quà xứng đáng với bản thân và dùng chính điều đó làm mục tiêu cho tương lai.
Nhiều người từng đặt ra câu hỏi công việc áp lực quá có nên nghỉ không nhưng vì cuộc sống, vì mưu sinh mà mọi người thường rất đắn đo không dám thực hiện. Tuy nhiên khi tinh thần thực sự mỏi mệt, khi bạn không còn hứng thú trong công việc dù đã làm mọi cách thì nếu vẫn tiếp tục sẽ chỉ khiến cho tinh thần bạn ngày càng trì trệ, u uất, dễ cáu gắt tức giận hơn hẳn.
Hiện nay có không ít người bị trầm cảm vì công việc do thường xuyên phải chịu áp lực, sống trong căng thẳng stress đến nỗi trong mơ cũng thấy bị sếp mắng, thấy không hoàn thành chỉ tiêu. Thực trạng này xảy ra rất nhiều ở những người trưởng thành, đặc biệt những người đã có gia đình phải kiếm tiền để chăm sóc cho người thân, con cái.
Lời khuyên cho người đang muốn nghỉ việc vì mệt mỏi từ áp lực công việc chính là hãy nộp đơn thôi việc nếu bạn đang ở trong các hoàn cảnh sau
Kể cả khi một công việc có thể giúp bạn có nguồn thu nhập ổn định nhưng tinh thần và sức khỏe lại luôn trong thái thái kiệt quệ, ám ảnh, lo sợ, không còn cảm nhận được niềm vui thì bao nhiêu tiền cũng không xứng đáng. Sức khỏe và hạnh phúc của bản thân luôn là điều cần đặt lên hàng đầu, tiền thì có thể kiếm lại được nhưng sức khỏe để hồi phục lại sẽ là cả chặng đường dài.
Tất nhiên việc nghỉ việc vì chán nản hay áp lực công việc quá lớn vẫn là rất phổ biến. Lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc chính là bạn nên nhìn nhận rằng công việc hiện tại có thể đem đến cho bạn những lợi ích gì. Khi thực sự tự tin với năng lực của bản thân, cảm thấy tài chính có thể ổn định kể cả khi thất nghiệp 1-2 tháng bạn hãy cứ thoải mái “nhảy việc” mà thôi. Khi chúng ta còn trẻ cơ hội còn nhiều, phải thay đổi để thực sự biết mình đang tìm kiếm điều gì, phù hợp với điều gì.
Không có một lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc có thể đem lại hiệu quả ngay lập tức bởi nó còn tùy thuộc vào cách nhìn nhận và áp dụng của từng người. Tuy nhiên học cách nhìn nhận mặt tích cực của vấn đề, dành thời gian thư giãn cho bản thân thực sự sẽ giúp tinh thần bạn thoải mái, lạc quan, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực dù áp lực công việc quá lớn.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 Cách giải tỏa áp lực công việc bạn nên biết
- Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc
- Bài test kiểm tra mức độ căng thẳng stress nhanh chóng chính xác
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 30/01/2024 00:28
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp giàu nhất ngày 18/11/2024
Tử vi tuần mới của 12 con giáp từ 18 – 24/11/2024: Tỵ có nhiều…
Con số may mắn hôm nay là 18/11/2024 theo năm sinh và LỘC.
Cách giúp 12 con giáp không bị tụt lại phía sau và vươn lên dẫn…
Quỷ dữ, 4 con giáp kém may mắn sẽ làm mọi việc còn dang dở…
Bài học cuộc sống của 12 con giáp: Chỉ cho bạn cách bứt phá và…