Mổ ruột thừa là một dạng phẫu thuật lành tính, được thực hiện với thủ thuật cắt bỏ phần ruột thừa bị sưng, viêm càng sớm càng tốt. Vì nếu viêm ruột thừa kéo dài, tính mạng sẽ có thể gặp nguy hiểm. Bệnh thường xuất hiện với những cơn đau bụng dưới phía bên phải cơ thể.
Xem thêm : Quan hệ xong đi tiểu và đi rửa luôn có thai không?
Mổ ruột thừa được tiến hành theo 2 phương pháp là mổ nội soi và mổ hở. Phương pháp mổ nội soi được áp dụng cho hầu hết trường hợp bệnh viêm, sưng ruột thừa thông thường, đặc biệt là với những bệnh nhân lớn tuổi, người mắc bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp.
Tìm hiểu sau mổ ruột thừa nên ăn gì hoặc kiêng ăn gì là việc làm rất cần thiết. Vì ruột thừa là một bộ phận trực thuộc hệ tiêu hóa, nếu ăn uống không đúng cách và không kiêng cữ sẽ có thể ảnh hưởng tới vết mổ khiến vết mổ bị sưng viêm, có mủ và lâu lành hơn, đồng thời còn gây ra tình trạng khó tiêu hoặc rối loạn hệ tiêu hóa.
Xem thêm : 4 thay đổi bất ngờ của cơ thể sau 7 ngày uống nước ép mướp đắng mỗi sáng
Các chuyên gia y khoa khuyên người bệnh sau mổ ruột thừa nên ăn thức ăn dạng lỏng và dễ tiêu, tránh những món khó tiêu, món cứng và đặc. Vì nhóm thực phẩm này vừa khó nhai nuốt vừa tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, từ đó làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tác động tiêu cực lên vết mổ.
1.1. Mổ ruột thừa nên ăn thực phẩm gì?
- Thức ăn mềm: Những món ăn mềm như cháo loãng, soup, canh nấu nhừ, cơm nhão,… sẽ rất tốt cho người vừa mổ ruột thừa vì dễ nhai nuốt, dễ tiêu hóa và không gây áp lực lên đường ruột.
- Thức ăn dễ tiêu: Những ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh có thể truyền dinh dưỡng qua tĩnh mạch hoặc uống nước cháo và ăn thức ăn. Ưu tiên trong thời gian này là nhóm thực phẩm dễ tiêu và dễ hấp thụ như bơ, chuối, sữa chua, khoai tây nghiền, khoai lang,…
- Thức ăn giàu chất xơ: Sau phẫu thuật, để không ảnh hưởng vết mổ, dễ tiêu hóa, hạn chế nguy cơ táo bón và biến chứng hậu phẫu, bệnh nhân cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như cải bó xôi, bông cải xanh, ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, trái cây,…
- Thức ăn giàu đạm: Thức ăn giàu đạm sẽ tăng cường khả năng tái tạo tế bào mới, hỗ trợ vết mổ nhanh lành hơn. Vì thế người bệnh nên ăn nhiều cá biển, thịt gà, thịt bò, đậu hủ,…
- Thức ăn giàu vitamin C, A và kẽm: Ăn nhiều thực phẩm chứa Vitamin C, A và kẽm như cam, bưởi, kiwi, dâu tây, đu đủ, cà rốt, rau ngót, rau xanh,… sẽ giúp cho vết thương mau lành và tránh nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe.
1.2. Mổ ruột thừa nên kiêng ăn thực phẩm gì?
- Thức ăn dầu mỡ, nhiều chất béo: Thức ăn dầu mỡ và nhiều chất béo là cần kiêng cữ nhất trong thức thực phẩm không nên ăn sau mổ ruột thừa vì nó sẽ gây khó khăn cho hệ tiêu hóa, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức cũng như tăng nguy cơ nôn mửa và tiêu chảy. Ngoài ra, nhóm thức ăn này còn làm tăng tình trạng đau vùng bụng, đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ biến chứng và nhiễm trùng vết mổ, khiến vết mổ lâu lành và miễn dịch kém.
- Thức ăn nhiều đường: Nhóm thực phẩm nên kiêng cử tiếp theo là đồ ăn nhiều đường vì sẽ gây ra sự kích thích đến đường ruột và làm vết thương lâu lành, song song đó là tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng vết mổ, thậm chí còn có thể tạo ra không ít độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Sản phẩm làm từ sữa: Ngoại trừ sữa chua rất tốt cho sức khỏe đường ruột thì người bệnh nên hạn chế sử dụng những sản phẩm từ sữa khi vừa mới mổ ruột thừa. Nguyên nhân là do chất béo trong sữa có thể khiến cho người bệnh khó tiêu và tạo nên mảng dày ở niêm mạc ruột, tạo độc tố đường ruột làm nhiễm trùng vết mổ.
- Thực ăn cay nóng: Tương tự như các nhóm thực phẩm trên, người mới mổ ruột thừa cũng cần kiêng thức ăn cay nóng vì có thể kích thích đến hệ tiêu hóa gây sưng, viêm vết mổ.
- Thức ăn cứng như các loại hạt, trái cây sấy, bánh mì,…
- Các chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá,…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 26/01/2024 21:08