Categories: Tổng hợp

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân

Published by

Trong bối cảnh hiện nay, quyền quản lý nhà nước và xã hội đã không chỉ thuộc về các cơ quan cấp cao mà quyền lực này còn thuộc về các công dân của quốc gia đó. Việt Nam là quốc gia pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chính vì vậy, ngay từ lúc bước vào giai đoạn xây dựng đất nước, nhà nước ta đã công nhận quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân tại các văn bản pháp luật. Vậy cụ thể, các quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân được quy định thế nào? Điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội là gì? Có mấy hình thức tham gia quản lý nhà nước và xã hội? Sau đây, Luật sư Hồ Chí Minh sẽ giúp quý độc giả giải đáp những vấn đề này và cung cấp những quy định pháp luật liên quan. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Hiến pháp năm 2013

Thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?

Quản lý Nhà nước và xã hội là một hoạt động đặc biệt của mỗi quốc gia. Công dân Việt Nam cũng có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. Đây là quyền cơ bản của công dân về lĩnh vực chính trị được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước, theo đó nhà nước bảo đảm cho công dân có quyền tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc quản lý nhà nước và xã hội. Vậy hiểu thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, hãy cùng theo dõi:

– Quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý Nhà nước, khác với quản lý của khu vực tư, quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý đặc biệt được thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

– Quản lý xã hội là sự quản lý tổng thể xã hội chứ không phải là quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển.

– Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân về lĩnh vực chính trị được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước. Theo đó, nhà nước bảo đảm cho công dân có quyền tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc quản lý nhà nước và xã hội.

Căn cứ quy định tại Điều 28 – Hiến pháp năm 2013, quy định về quyền này như sau:

“ Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.”

– Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân

Quản lý nhà nước là một hoạt động đặc biệt được thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước. Quản lý xã hội là hoạt động điều hành cho sự phát triển của mọi khía cạnh trong xã hội từ chính trị, kinh tế đến văn hóa truyền thông… Đât là một trong những quyền quan trọng đối với mỗi một công dân trong một quốc gia. Tuy là một quyền quan trọng nhưng trong thực tế không có nhiều người nhận biết và sử dụng quyền này. Vậy Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân được thể hiện thế nào, hãy cùng theo dõi:

Theo Điều 28 của Hiến pháp năm 2013, quy định về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã của công dân: “Công dân có quyền được tham gia vào quản lý Nhà nước và xã hội, có quyền thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về vấn đề trong cả nước.”

Như vậy, quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là một quyền cơ bản của mọi công dân. Nhà nước phẩm đảm bảo quyền lợi hợp pháp này của mọi công dân được tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc quản lý Nhà nước, xã hội. Công dân có quyền tham gia thảo luận, kiến nghị vào những vấn đề chung từ xây dựng bộ máy Nhà nước đến phát triển kinh tế, xã hội. Công dân được quyền tham gia quản lý trong phạm vi từ cơ sở địa phương đến cả nước.

Xét về bản chất của quản lý Nhà nước, xã hội, công dân vừa là chủ thể vừa là đối tượng quản lý. Như vậy, quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp với tư cách cá nhân vào các công việc của Nhà nước. Công dân có quyền được tham gia xây dựng, tuyên truyền về chính sách, pháp luật. Công dẫn cũng có quyền được ra quyết định, kiến nghị, tố cáo, khiếu nại về hoạt động về chính trị, kinh tế, xã hội…

Mục đích để công dân tham gia vào quản lý Nhà nước và xã hội là giúp đảm bảo sự ổn định và phát triển chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, nội dung, mức độ quản lý Nhà nước và xã hội của công dân sẽ có tính khuôn khổ và hạn chế nhất định. Tính khuôn khổ và hạn chế trong quyền tham gia quản lý sẽ dựa trên nhiều yếu tố như:

  • Vị trí làm việc.
  • Năng lực cá nhân.
  • Thể chế.
  • Chính sách của Nhà nước…
Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân

Điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Quản lý của nhà nước là hoạt động quản lý đặc biệt, được thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Quản lý xã hội là sự quản lý tổng thể xã hội chứ không phải là quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển. Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội là quyền tham gia bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội là tham gia bàn bạc, đánh giá, tổ chức xã hội, các hoạt động chung của tổ chức của xã hội. Điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội như sau:

Điều kiện để công dân được tham gia vào quản lý Nhà nước và xã hội là công dân phải đủ mười tám tuổi. Quy định về điều kiện có quyền tham gia vào quản lý Nhà nước và xã hội được quy định trong Hiến pháp 2013.

Công dân trên 18 tuổi đủ điều kiện tham gia quản lý Nhà nước và xã hội

Trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, công dân đủ 18 tuổi có quyền được bầu cử và công dân đủ 21 tuổi có quyền ứng của vào bộ máy quản lý Nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân… Trong Luật Trưng cầu ý dân, công dân đủ 18 tuổi có quyền được tham gia biểu biết vào các vấn đề chung của xã hội khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Một số trường hợp đối tượng đặc biệt bị hạn chế quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, cụ thể là:

Trường hợp không được tham gia bầu cử và ứng cử ở Quốc hội và Hội đồng nhân dân: Công dân có vi phạm pháp luật hình sự thuộc các nhóm đối tượng sau: Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án có hiệu lực của Tòa án; Người đang chấp hành phạt tù; Người mất năng lực hoặc bị hạn chế hành vi dân sự; Người đang bị khởi tố vị can; Người đang chấp hành bản án của Tòa án; Người đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích; Người đang chấp hành xử lý hành chính trong các cơ sở giáo dục, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Trường hợp không được bỏ phiếu biểu quyết trong hoạt động trưng cầu ý dân của Nhà nước: Người đã bị kết án tử hình đang chờ thi hành án; Người chấp hành án phạt tù không được hưởng án treo.

Trường hợp không được làm việc ở các tổ chức, cơ quan Nhà nước: Người đã từng có hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

Có mấy hình thức tham gia quản lý nhà nước và xã hội?

Khác với quản lý của khu vực tư, quản lý của nhà nước là hoạt động quản lý đặc biệt, được thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Quản lý xã hội là sự quản lý tổng thể xã hội chứ không phải là quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển. Đồng thời, đối tượng của quản lý xã hội phải được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tổng thể các lĩnh vực của đời sống xã hội. Công dân tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội đều nhằm mục tiêu đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội. Hiện nay có các hình thức tham gia quản lý nhà nước và xã hội sau:

Thứ nhất: Hình thức gián tiếp

– Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước bằng việc thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân. Để thực hiện quyền lực Nhà nước được nhân dân trao cho, đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân phải chịu sự giám sát, chất vấn của cử tri về các yêu cầu, nhiệm vụ quản lý Nhà nước.

– Công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội thông qua các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp. Chính sách của Nhà nước là cho phép công dân thông qua tổ chức mà mình là thành viên tham gia nhiều hơn trong hoạt động quản lý Nhà nước.

Thứ hai: Hình thức trực tiếp

– Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội bằng cách tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội hoặc ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp.

– Công dân có thể tham gia hoạt động trong các cơ quan Nhà nước thông qua cơ chế tuyển dụng, tuy theo năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công dân có thể được tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước hoặc được bổ nhiệm vào những vị trí cụ thể trong bộ máy Nhà nước.

– Công dân có thể tham gia vào thảo luận, đưa ra ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề ở tầm quốc gia khi nhà nước tổ chức trung cầu ý dân trên quy định của Luật hiện hành. Với chính sách dân chủ, mở rộng sự tham gia, nhà nước mong muốn nhân dân thực hiện quyền và trách nhiệm xã hội ở mức cao nhất.

– Tham gia góp ý kiến với hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phát biểu ý kiến về các vấn đề quản lý Nhà nước, về nội dung của các quyết định quản lý, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với những vấn đề xã hội phát sinh.

– Tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động cả bộ máy Nhà nước, đấu tranh với các tệ nạn quan liêu, hách dịch, cửa quyền, lãnh phí hay tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động của bộ máy nhà nước.

– Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Phương thức tham gia là cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý về dự thảo văn bản, tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.

– Tham gia bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở như sinh sống, làm việc tại xác địa phương, cơ quan. Công dân có thể góp ý với cơ quan chức năng về những vấn đề bất cập, gây tác động xấu cho sự ổn định và phát triển và từ đó tìm ra cách để khắc phục, giải quyết vấn đề.

– Khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và công chức Nhà nước, tìm kiếm sự giải quyết để đảm bảo sự ổn định và lao động lực phát triển. Nhà nước ban hành Luật Khiếu nại hay Luật Tố cáo tạo cơ sở cho công dân thực hiện khiếu nại, tố cáo và được cơ quan quản lý Nhà nước tiếp nhận, lắng nghe và giải quyết.

Mời bạn xem thêm

  • Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại Hồ Chí Minh
  • Sử dụng biển số xe giả bị xử lý như thế nào?
  • Thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho lao động mất việc tại Hồ Chí Minh

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân” . Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Xác nhận tình trạng hôn nhân cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

This post was last modified on 12/03/2024 15:40

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

7 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

7 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

16 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

16 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

17 giờ ago