1- Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. Nghiên cứu cơ bản cùng với nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm hình thành nên hệ thống hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới.
Do đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học là quá trình thử và sai, có độ trễ, đôi khi tính bằng thập niên để được ứng dụng thành công và mang lại giá trị gia tăng; kết quả của nghiên cứu cơ bản thường được công bố dưới dạng các ấn phẩm khoa học và hầu như chưa mang lại lợi ích thương mại trực tiếp; vì vậy, đóng góp của nghiên cứu cơ bản không dễ nhận biết. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học cơ bản cần thiết cho việc đào tạo nguồn nhân lực khoa học – công nghệ trình độ cao, đồng thời là nền tảng của những tiến bộ công nghệ quan trọng. Nhiều sản phẩm thông dụng được sử dụng rộng rãi ngày nay, như thuốc kháng sinh, vắc-xin, điện, bóng đèn led, ti-vi, internet, điện thoại thông minh hay các phương pháp điều trị, phòng, chống đại dịch COVID-19 gần đây đều bắt nguồn từ các kết quả nghiên cứu cơ bản trước đây hàng chục năm.
Trên thế giới, thường ở các nước lớn, Nhà nước mới đủ điều kiện đầu tư kiên định và dài hạn cho nghiên cứu cơ bản. Tập trung cho nghiên cứu cơ bản là con đường chiến lược giúp các quốc gia này củng cố, nâng cao tiềm lực, trình độ và vị thế khoa học để dẫn dắt thế giới, không chỉ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, mà còn giải quyết các vấn đề của tương lai, xuyên quốc gia, liên quan tới an toàn và an ninh của con người, môi trường và Trái đất.
Xem thêm : Trạng ngữ là gì? Chức năng, phân loại, ví dụ
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, quan tâm đầu tư cho nghiên cứu cơ bản cũng là đầu tư cho tương lai của nền khoa học – công nghệ nước nhà; góp phần phát triển nguồn nhân lực trình độ cao ở tuyến đầu của tri thức, đặc biệt là bậc sau đại học; gia cố nền tảng, năng lực nghiên cứu và đội ngũ cán bộ khoa học tài năng trong các trường đại học, viện nghiên cứu; từ đó gia tăng năng lực đón đầu, hấp thụ, ứng dụng và phát triển các hướng nghiên cứu mới, các công nghệ tiên tiến của thế giới phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.
2- Ngay từ thập niên 80 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thức về tầm quan trọng của việc cần quan tâm đầu tư cho nghiên cứu cơ bản. Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 20-4-1981, “Về chính sách khoa học kỹ thuật” (nghị quyết đầu tiên của Bộ Chính trị về khoa học và kỹ thuật sau ngày đất nước thống nhất) đã chỉ rõ, trong khi chú trọng nghiên cứu ứng dụng, cần quan tâm đầy đủ đến nghiên cứu cơ bản có định hướng nhằm tạo cơ sở khoa học cho sự phát triển của các nghiên cứu ứng dụng và tiếp thu các thành tựu hiện đại của khoa học và kỹ thuật trên thế giới, bảo đảm cho sự phát triển vững chắc của nền khoa học và giáo dục Việt Nam. Bước vào thời kỳ đất nước mở cửa, Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30-3-1991, của Bộ Chính trị “Về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới” tiếp tục khẳng định, đi đôi với việc đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và đưa nhanh các thành tựu khoa học vào sản xuất và đời sống, cần coi trọng nghiên cứu cơ bản có định hướng nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển khoa học – công nghệ sau này.
Từ đó đến nay, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng trong các giai đoạn phát triển đất nước là luôn coi trọng vai trò của nghiên cứu cơ bản vì đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư cho nền tảng và tương lai của nền khoa học và công nghệ nước nhà. Nghị quyết số 02-NQ/HNTW, ngày 24-12-1996, của Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII, “Về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”, tiếp tục nhấn mạnh cần coi trọng nghiên cứu cơ bản. Định hướng rõ nét nhất được thể hiện trong Nghị quyết số 20/NQ-TW, ngày 1-11-2012, của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI, “Về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Theo đó, Đảng chỉ rõ trong tầm nhìn đến năm 2030, cần tăng cường nghiên cứu cơ bản; quan tâm nghiên cứu cơ bản có trọng điểm; ưu tiên một số lĩnh vực khoa học tự nhiên mà Việt Nam có lợi thế; đẩy mạnh ứng dụng nghiên cứu cơ bản phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng chương trình phát triển khoa học cơ bản trong một số lĩnh vực toán, vật lý, khoa học sự sống, khoa học biển.
Xem thêm : Hãy yêu thương cân bằng, vì tất cả đều là con của cha mẹ!
Trong giai đoạn hiện nay, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục kế thừa quan điểm chỉ đạo xuyên suốt nêu trên, tiếp tục khẳng định cần “quan tâm đầu tư đúng mức nghiên cứu cơ bản; tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ lõi, công nghệ số”(1), coi đó như một trong những giải pháp quan trọng góp phần phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan Phòng thí nghiệm Nhà máy số của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội _Nguồn: hust.edu.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 10/01/2024 04:31
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024