Hiện nay, đa số nhà tuyển dụng đòi hỏi cao về trình độ của các ứng viên, theo đó họ phải cung cấp được những bằng cấp liên quan đến học vấn như các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học hay các chứng nhận đào tạo,…
Theo đó, nhiều ứng viên dù không có bằng cấp nhưng vẫn muốn ứng tuyển vào vị trí đó. Thế nên, họ đã bỏ ra một số tiền để mua bằng giả để đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Bạn đang xem: Mua bằng giả nhưng không dùng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Vậy hành vi mua bằng giả nhưng chưa sử dụng có vi phạm pháp luật, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Bằng giả là gì?
Làm bằng giả là hành động sử dụng các công nghệ tiên tiến làm giả giấy chứng nhận, giấy tờ, văn bản có dấu đỏ, in phôi giống hệt với các giấy tờ gốc và bản thật mà các tổ chức, cơ quan, trường học cấp khi một cá nhân đã hoàn thành xong khóa tốt nghiệp hoặc lấy quyết định, kết quả chứng nhận nào đó.
Các đối tượng làm bằng giả trên nhiều lĩnh vực như bằng tin học, ngoại ngữ, tốt nghiệp,…
Các bằng giả được làm rất tinh vi và dễ dàng qua mắt nhà tuyển dụng, theo đó người mua bằng ngày càng lạm dụng nó để thể hiện trình độ của mình mà không cần cố gắng gì cả. Tuy nhiên, đây là hành vi trái với quy định pháp luật.
Xử lý hành vi mua bằng giả như thế nào?
Về xử lý vi phạm hành chính
Theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015, người có hành vi mua bằng giả sẽ bị phạt tiền 7- 10 triệu đồng với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, người mua bằng giả còn có thể bị phạt bổ sung dưới hình thức tịch thu tang vật (bằng giả), phương tiện vi phạm.
Xem thêm : So sánh hạt Macca và hạt Óc chó. Hạt nào tốt hơn ?
Mua bằng giả nhưng chưa sử dụng có bị truy cứu TNHS?
Căn cứ theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định, hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức, hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả còn có thể bị phạt tiền 30-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù 6 tháng đến 2 năm.
Mức phạt cao nhất đối với tội này có thể bị phạt tù lên đến 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng.
Như vậy, theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 thì hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức, hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với hành vi mua bằng giả, cụ thể hành vi này chưa sử dụng bằng giả để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, thế nên chưa đủ yếu tố cấu thành tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Tóm lại, hành vi mua bằng giả nhưng chưa dùng hay không sử dụng thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 30/01/2024 09:00
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024